Chia tay có nên trả lại nhẫn

Không riêng những người kém may mắn trong hôn nhân mới phải chật vật nghĩ cách xử lý ảnh cưới và đống kỷ vật mà ngay cả những cặp đôi đang yêu, chẳng may đổ vỡ tình cảm cũng phải loay hoay “thu dọn” đống quà cáp từng tặng nhau một cách gọn gàng để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai.

Chia tay có nên trả lại nhẫn

Quà cáp, kỷ vật là những thứ không thể thiếu trong một tình yêu (ảnh minh họa)

Chia tay đòi… trả quà

Giới trẻ Việt không ít lần xôn xao trước những câu chuyện chia tay đòi quà của các cặp đôi chẳng may đổ vỡ tình yêu. Thậm chí, còn xuất hiện cả một trào lưu cover ca khúc “Anh không đòi quà” để nói về vấn đề vốn được cho là nhạy cảm này.

Thế nhưng, không chỉ các cô gái mới gặp phiền toái khi bị người yêu đòi quà mà ngay cả các chàng trai cũng lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười khi bị bạn gái trả quà hậu chia tay.

Tặng quà bạn gái nhân dịp lễ, ngày kỷ niệm là cách thể hiện sự yêu thương, quan tâm, ga lăng của các chàng trai, Dương Lâm (Ninh Bình) cũng không đi ngược lại việc làm được coi như quy luật đó. Thế nhưng, chính vì sự ga lăng, tâm lý này mà Lâm vướng phải lắm nỗi bực mình khi chẳng may không giữ được tình yêu.

Vì không thể dung hòa tính cách, lại thêm sự ngăn cản từ phía gia đình nên sau 2 năm gắn bó, chàng trai Ninh Bình quyết định nói lời chia tay cô người yêu kém 5 tuổi. Nhưng, tình cảm vốn chẳng phải là thứ dễ dứt bỏ, sau khi “đường ai nấy đi”, Lâm không ít lần bị bạn gái làm phiền bởi những tin nhắn, cuộc gọi nhắc lại chuyện cũ rồi trách móc, đay nghiến.

Chia tay có nên trả lại nhẫn

Dương Lâm rất vui vẻ khi được tặng quà người yêu. Tuy nhiên, khi chia tay, những món quà đó lại khiến anh phải phiền lòng (ảnh minh họa)

Riêng những món quà đã tặng nhau, người yêu cũ của Lâm cứ thi thoảng lại nhắn tin hỏi nên xử lý thế nào, vứt bỏ hay giữ lại… Kèm theo đó luôn là những câu nói lâm li bi đát khiến anh chẳng thể yên lòng.

“Đã nhận rồi thì là của mình, chia tay giữ hay bỏ cũng do mình toàn quyền quyết định, còn hỏi lại người yêu cũ làm gì nữa? Không chỉ thế, thỉnh thoảng cô ấy lại rào trước, sẽ gửi trả món quà này, món quà kia vì mỗi khi nhìn thấy chúng lại đau lòng.

Lúc đầu, tôi còn tưởng cô ấy không bình tĩnh nên mới nói vậy, ai ngờ làm thật. Có hôm, sáng ra thấy con gấu bông lù lù trước cửa, kèm theo tấm thiệp hẹn lần sau trả quà ở địa điểm khác, tôi giật mình. Khủng bố tinh thần nhau kiểu này thật quá mệt mỏi”, Lâm chia sẻ.

Sau mối tình này, Dương Lâm bị ám ảnh bởi những món quà. Khi yêu, anh chỉ nghĩ đó là cách thể hiện sự yêu thương, nào ngờ, khi chia tay rồi chúng lại biến thành thứ “vũ khí” dùng để đay nghiến tinh thần nhau.

Thất tình… đốt bỏ áo đôi

Con gái thường là người phải trăn trở nhiều hơn về việc xử lý quà cáp, kỷ vật sau khi chia tay. Không phải bởi họ thường là người được nhận quà nhiều hơn mà bởi, họ là những người vốn được cho là nặng tình hơn trong chuyện tình cảm.

Chia tay có nên trả lại nhẫn

Các cô gái luôn là người phải trăn trở nhiều hơn trong việc xử lý kỷ vật sau khi chia tay (ảnh minh họa)

Thùy Dung (Thanh Hóa) trong 3 năm gắn bó với mối tình đầu cũng nhận được không ít quà cáp của người yêu. Giá trị của những món quà cứ tăng dần, ban đầu là đồ lưu niệm sau đó đến quần áo, son phấn rồi cả trang sức. Trong số đó, món quà ý nghĩa và giá trị nhất là chiếc nhẫn được lồng vào tay cô ngày Valentine.

Sau khi quyết định chia tay vì khoảng cách địa lý, Dung gói tất cả kỷ vật cất vào hòm khóa lại, chỉ duy chiếc nhẫn là còn loay hoay chưa biết xử lý ra sao. Dung chia sẻ, với cô, chiếc nhẫn không đơn thuần chỉ là món quà Valentine mà nó còn đánh dấu cột mốc mới trong tình cảm của hai người. Giờ chỉ vì khoảng cách xa xôi mà buộc phải chia tay, cô không lỡ vứt bỏ nó nhưng nếu giữ lại thì lại lưu luyến, vấn vương tình cũ.

“Chiếc nhẫn đó cũng có giá trị lớn, ít nhất là với mình nên đôi khi cũng muốn gửi trả anh ấy nhưng nghĩ, chia tay rồi lại đi trả quà chẳng hay ho gì nên thôi. Mình từng nghe mọi người nói, yêu nhau mà tặng nhẫn đen đủi lắm, lúc đó không tin giờ thì thấy thế thật (cười)”, Dung chia sẻ.

Bị người yêu phản bội, Giang Huệ (hiện đang làm việc tại một công ty luật ở Hà Nội) khá sốc và đau khổ. Cô từng muốn ném bỏ tất những kỷ vật cũ liên quan đến người yêu đặc biệt là các thứ đồ đôi.

Huệ cho hay, vì cả hai bằng tuổi nhau nên trong lúc yêu nhau họ rất “sính” đồ đôi: áo đôi, mũ bảo hiểm đôi, dép đôi… đủ cả. Khi chia tay rồi, tất cả những thứ đó trở thành cái “gai” trong mắt mà lúc nào cô cũng muốn “nhổ bỏ”.

“Mình từng đem đốt một chiếc áo đôi và định sẽ đốt nốt cả những thứ còn lại nhưng bạn bè ngăn cản. Họ bảo đốt đồ như thế rất đen đủi. Rồi mình thấy cũng không cần thiết phải làm thế, tình cảm cạn rồi thì mấy thứ quà cáp này có giá trị gì đâu. Mình đem bỏ tất cả vào thùng rác, cho quá khứ qua đi, ai chẳng phải hướng đến những điều mới”, Huệ chia sẻ.

Quà cáp, kỷ vật là những thứ không thể thiếu trong một tình yêu. Nó vừa là cách thể hiện sự yêu thương vừa là nơi lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ giữa hai người. Tuy vậy, khi chia tay, nếu không bình tĩnh và khéo léo xử lý nó rất dễ trở thành thứ ngăn trở mỗi người hướng đến cuộc sống mới.

Theo Hạ Nhiên

Dân Việt

Phải làm gì khi chia tay mà vẫn còn yêu? Nên níu kéo không?

Chuyện tình cảm giữa hai người họ bắt đầu bằng tình yêu, nhưng thời gian trôi đi rất tránh khỏi những lúc mâu thuẫn và cảm thấy chán nản, không muốn tiếp tục một mối quan hệ với đối phương, quyết định chia tay là quyết định của hai người hoặc có thể là một phía. Rất nhiều người chia tay nhưng vẫn còn yêu, Vậy cần phải làm gì khi chia tay mà vẫn còn yêu? Nên níu kéo không? Hãy theo dõi dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn có cách giải quyết cho vấn đề này.

Chia tay có nên trả lại nhẫn

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Phải làm gì khi chia tay mà vẫn còn yêu?

Rút kinh nghiệm từ mối quan hệ đổ vỡ

Bạn hãy nhìn lại lý do chia tay, công tâm và khách quan để biết nguyên nhân tại ai và tại sao còn yêu mà vẫn chia tay. Nhìn lại cũng là cách để rút kinh nghiệm nhằm xây dựng tốt hơn các mối quan hệ trong tương lai. Những đúng và sai có thể vô nghĩa với mối quan hệ cũ nhưng sẽ có ý nghĩa với các mối quan hệ sắp đến.

Cân nhắc về việc cắt đứt hay hàn gắn

Trên thực tế có thể thấy là có rất nhiều các trường hợp chia tay khi cả hai vẫn còn yêu nhau, bạn nên có một cuộc trao đổi thẳng thắn để tìm cách hàn gắn nếu còn cơ hội. Thay vào đó, hãy dứt khoát cắt đứt nếu bạn đã chịu tổn thương quá nhiều và nhận thấy đây là mối quan hệ độc hại.

Thế nào là mối quan hệ độc hại? Đó là mối quan hệ kìm hãm sự phát triển của bạn và làm bạn đánh mất chính mình. Ở đó, bạn không được tôn trọng, luôn bị kiểm soát và không có hứa hẹn nào chắc chắn cho tương lai.

Tìm lại sự cân bằng

Hãy cho phép mình khóc lần cuối để xả hết mọi ấm ức, buồn đau trong lòng trước khi tìm đến với những cách giúp cân bằng tinh thần khác như thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách, cắm hoa…

Chia sẻ tâm sự với người thân, bạn bè

Bạn bè, người thân chính là điểm tựa cần thiết lúc này cho bạn. Đó là những người hiếm bao giờ bỏ rơi bạn. Họ sẵn sàng nghe bạn nói, an ủi và giúp bạn vượt qua cú sốc hiện tại có thể làm bạn căng thẳng, stress.

Lúc này, bạn hãy cùng bạn bè đi chơi, mua sắm, du lịch… để tạm quên đi phiền não. Chắc chắn bằng tình thương và sự quan tâm, họ sẽ giúp bạn lấp đi khoảng trống.

Tránh xa tất cả những thứ gợi nhắc lại người cũ

Nếu đã quyết tâm chia tay với chàng, bạn hãy bỏ hết tất cả những thứ liên quan đến anh ấy, tránh đến những nơi cả hai đã từng có nhau, hủy kết bạn/theo dõi chàng trên mạng xã hội. Đừng để bất kỳ thông tin nào về chàng tác động tiêu cực đến bạn.

Làm gì sau khi chia tay mà vẫn còn yêu? Cho mình cơ hội

Làm gì sau khi chia tay mà vẫn còn yêu? Đó là hãy mở lòng với những mối nhân duyên đến sau. Đừng tự đánh mất cơ hội tìm kiếm một người thật sự phù hợp với mình. Vạn vật trong cuộc sống này không có gì bất biến. Tình cảm của con người cũng vậy. Đôi khi thay đổi chính là tiến lên, loại bỏ những trì trệ bấy lâu làm cản trở tương lai bạn.

Nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp có một số người chia tay khi cả hai vẫn còn yêu không loại trừ khả năng hàn gắn tình cảm. Nhưng trước khi nghĩ cách hàn gắn tình yêu sau khi chia tay, bạn và chàng phải cùng ngồi lại, nhìn nhận những khía cạnh chưa được của mối quan hệ. Nếu cùng nhận thấy có thể khắc phục những mặt hạn chế, có thể bao dung với nhau, có thể làm cho cuộc đời người kia trở nên tốt đẹp hơn thì hãy nghĩ đến việc quay lại. Bằng không, hãy cho nhau cơ hội đi tìm hạnh phúc mới, vừa vặn và hoàn hảo hơn với mỗi người.Chăm chút lại cho vẻ ngoài của mình:

Nếu trước kia người yêu của bạn khó chịu khi bạn trang điểm hoặc mặc đẹp. Thì nhân cơ hội này hãy F5 lại phong cách và lối ăn mặc của mình. Một kiểu tóc mới, vài bộ quần áo sành điệu có thể giúp bạn có thêm tự tin trong cuộc sống. Hãy làm những thứ mà trước kia khi yêu người đó, bạn chưa có cơ hội được trải nghiệm. Đây được xem là cách quên đi tình cũ mau chóng nhất.Quan tâm đến sức khỏe bản thân.

Sau chia tay, bạn hãy thử tạo một thời gian biểu mới để tập làm quen với cuộc sống không có người ấy. Mặc dù khá khó khăn vào lúc đầu. Nhưng dần dần những công việc bạn làm hằng ngày sẽ tạo thành nếp. Đến một lúc nào đó, bạn đã quên đi người cũ mà không hề hay biết. Một số công việc giúp rèn luyện bản thân và tạo thành thói quen tốt như: đi đến phòng gym, viết lách, đọc sách, nuôi thú cưng.

2.  Có nên níu kéo không?

Cách thứ nhất:

Nếu mình thực sự vẫn còn yêu người đó thì cách tốt nhất nên dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình cho người ấy biết. Đừng vì lòng tự ái cao ngất trời của mình mà đánh mất người mình yêu. Nhiều đôi cả hai bên vẫn còn tình cảm cho nhau rất nhiều, nhưng chỉ vì tính ương ngạnh của bản thân không ai chịu mở lời trước mà họ đã đánh mất nhau.

Ví dụ như “Hai đứa cãi nhau, bạn ấy nói lời chia tay. Lúc đầu mình cũng làm cao lắm, không thèm để ý đến nàng nữa. Nhưng những ngày sau đó trôi đi, cả hai đều có những khoảng lặng riêng để suy nghĩ, và mình biết mình vẫn còn yêu nàng lắm. Vứt bỏ tự ái qua một bên, mình đã đề nghị nàng quay lại. Và thật hạnh phúc khi bọn mình trở về với nhau và biết trân trọng nhau hơn.

Chúng tôi cũng ghĩ răng nếu hai người chia tay còn tình cảm với nhau khá sâu đậm thì nên thử một lần níu kéo tình cảm của nhau, đến khi cảm thấy không thể tiếp tục cùng nhau được nữa thì hãy dứt khoát chia tay.” Níu kéo là để không phải hối tiếc về sau, để có thể “thanh thản” khi trái tim loạn nhịp trước một người khác.

Cách thứ hai:

Thứ khó hiểu nhất có lẽ chính là tình cảm và một trong số ít những thứ trong cuộc sống này không thể điều khiển và thay đổi được. Khi xảy ra rạn nứt, nhiều teen không níu kéo, không ồn ào, cứ để mọi chuyện ra đi một cách nhẹ nhàng, lẳng lặng đồng ý.

Thật là khó khăn cho một quyết định trong cuộc sống. Đôi khi hai người yêu nhau lắm mà vẫn phải nói lời chia tay nhau. Yêu một người đã khó, giữ được người mình yêu lại càng khó hơn, vì vậy hãy suy nghĩ thật kĩ trước mỗi quyết định của mình.

Chúng ta không nên níu kéo bởi những rạn nứt trong lòng nếu đã khó hàn găn, nếu như hai bên đều đủ bao dung thì mới có thể quay lại, những níu kéo không phải là cách hay thay vào đó chúng ta nên chấp nhận sự thật là cách quên: Đừng mãi chìm đắm trong đau khổ với những câu nói chia tay khi vẫn còn yêu. Còn duyên thì ở, hết duyên thì đi, hãy coi như đó là bài học để bạn biết nắm giữ, biết trân trọng hơn người đến sau.

Giữ khoảng cách với người yêu cũ: Để quên một người thì trước tiên cần sự dứt khoát. Hãy cắt đứt các mối liên lạc với người ta, ít nhất trong thời gian khó khăn ban đầu. Vì nhìn thấy họ, tâm trạng bạn chỉ xáo động thêm thôi.

Khiến bản thân trở nên bận rộn hơn làm như vậy bạn sẽ khiến cho mình không có thời gian nghĩ tới chuyện tình cảm và sẽ nhẹ nhàng hơn trong việc quên đi mối tình đó, cách bắt đầu làm mình bận rộn hơn là cách để thôi nhớ nhung người cũ. Tập trung công việc, thực hiện những kế hoạch riêng, du lịch cùng bạn bè,…và đạt được các dự định mới, cũng như là có động lực hơn trong công việc và cuộc sống, không nên để những chuyện tình cảm vướng bận quá nhiều sẽ làm bạn mất đi phương hướng và mất đi sự tự tin của bản thân mình.

Như vậy chúng tôi cho rằng bạn nên quyết định chia tay sẽ quay lại hay có nên níu kéo người đó không, Có khi nào bạn cảm thấy hối hận vì “trót” chia tay người ấy và bạn chỉ muốn níu kéo lại ngay sau đó? Nếu bạn đang trong tình cảnh không biết phải làm thế nào cho đúng, bạn cần phải xác định rõ những vấn đề mấu chốt để có thể lập kế hoạch lấy lại “hòa bình”. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể nhìn nhận lại những vấn đề giữa chàng và bạn.

Nếu bạn là người chủ động nói lời chia tay, nhưng sau đó bạn lại cảm thấy hối hận và muốn níu kéo người ấy, thì bạn nên chắc chắn với lòng mình: bạn đã suy nghĩ kỹ càng. Nếu không, người ấy sẽ nghĩ rằng bạn thay đổi nhanh như chong chóng và bạn làm vậy chỉ vì sợ chàng sẽ sớm có người mới.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung ” Phải làm gì khi chia tay mà vẫn còn yêu? Nên níu kéo không” và các thông tin tư vấn tâm lý khác có liên quan. Hi vọng các thông tin này sẽ cho bạn cách giải quyết tốt nhất.