Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8

Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - HS chỉ ra được các ngăn tim (ngoài và trong), van tim.

 - Phân biệt được các loại mạch máu.

 - Trình bày rõ đặc điểm các pha trong chu kì co dãn tim.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng tư duy, suy đoán, tổng hợp kiến thức .

 3. Giáo dục:

 - Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch

 II. Chuẩn bị:

 1.Thầy:

 - Mô hình tim (tháo lắp), tim lợn mổ phanh(rõ van tim).

 - Tranh hình H17.2, H17.3.

 2. Trò:

 - Chuẩn bị bài ở nhà:

Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8
3 trang
Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8
nguyenhoa.10
Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8
1082
Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8
0 Download

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Tiết 17: Tim và mạch máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết: 17. tim và mạch máu
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - HS chỉ ra được các ngăn tim (ngoài và trong), van tim.
 - Phân biệt được các loại mạch máu.
 - Trình bày rõ đặc điểm các pha trong chu kì co dãn tim.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng tư duy, suy đoán, tổng hợp kiến thức .
 3. Giáo dục:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch 
 II. Chuẩn bị:
 1.Thầy:
 - Mô hình tim (tháo lắp), tim lợn mổ phanh(rõ van tim).
 - Tranh hình H17.2, H17.3.
 2. Trò:
 - Chuẩn bị bài ở nhà:
 III. Tiến trịnh bài mới
1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu là gì? Hệ mạch có vai trò gì?
 Đáp án:
 - Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy gđẩy máu.
 - Hệ mạch: Dẫn máu từ tim đến các TB và từ các TB trở về tim.
 + Vòng tuần hoàn lớn:..
 + Vòng tuần hoàn nhỏ:.
 *Nêu vấn đề: Chúng ta đều biết tim có vai trò quan trọng, đó là co bóp đẩy máu. Vậy tim phải có cấu tạo như thế nào để đảm bảo chức năng đẩy máu đó.
 2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Trình bày cấu tạo ngoài của tim?
Tự n/c H17.1/54 kết hợp quan sát mô hình xác định cấu tạo ngoài của tim
Cho 1 vài HS trả lời gHS khác nhận xét
Bổ sung: Tim có màng tim bao bọc bên ngoài, lót trong các ngăn tim còn có màng trong tim 
Yêu cầu HS hoàn thành bảng 17.1
Dự đoán xem: Ngăn tim nào có thành cơ dày nhất và ngăn nào có thành cơ mỏng nhất?
Dự đoán giữa các ngăn tim và trong trong các mạch máu phải có cấu tao như thế nào để máu chỉ chảy theo 1 chiều ?
Ghi kết quả dự đoán của vài nhóm lên bảng để cả lớp theo dõi gHướng daanx HS tháo rời mô hình tim
Em hãy so sánh và xem dự đoán nhóm minh đúng hay sai
Treo đáp án bảng 17.1 để HS tự đối chiếu sửa chữa.
Em hãy trình bày cấu tạo trong của tim?
Vậy cấu tạo của tim phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào? (thành tâm thất trái dày nhất vì đẩy máu đi nuôi khắp cơ thể)
 HS tự thu thập thông tin qua H17.2
Qsát H17.2 cho biết có nhưng loại mạch nào?
So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu? Giải thích sự khác biệt đó ?
Đáp án: SGV - 86
Yêu cầu HS làm BT trang 56, 57 SGK g Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến 
Chu kì gồm có mấy pha?
Sự hoạt đông co dãn của tim liên quan đến sự vận chuyển máu như thế nào?
Đánh giá KQ của các nhómghoàn thiện kiến thức.
Lưu ý: Để HS nhận biết kiến thức: khi tâm nhĩ hay tâm thất co, mũi tên chỉ đường v/c máu:
 - Trung bình 75 nhịp /phút
 - Chỉ số nhịp tim phụ thuộc vao nhiều yếu tố.
Tại sao tim hoạt động suốt đời ma không mệt
mỏi? 
Yêu càu 1 HS đọc kết luận chung cuối bài? 
I. Cấu tạo tim
 1. Cấu tạo ngoài
- Màng tim bao bọc bên ngoài tim.
- Tâm thất lớn g phần đỉnh tim
 2. Cấu tạo trong 
- Tim 4 ngăn.
- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ (tâm thất trái thành cơ dày nhất)
- Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có vang máu lưu thông theo 1 chiều.
II. Cấu tạo mạch máu:
III. Chu kì co dãn tim
- Học theo nội dung trong bảng
*Kết luận chung: (SGK)
 3. Củng cố, luyên tập:
 Gv : Dùng tranh phóng to H17.4/57/SGK và các mảnh bìa có ghi tên(ĐM, TM, T.nhĩ. T.thất, van.)
 - Gọi 1 vài HS lên ngắn bìa vào tranh sao cho phù hợp g lớp nhận xét cho điểm.
 4. Hương dẫn tự học ở nhà
 - Học bài trả lời câu hỏi SGK 
 - Đọc mục “ Em có biết ”
 - Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8
    SINH 8 bang t17.doc

Sau bài học các em sẽ nắm được cấu tạo của tim, mạch máu và chu kì co dãn tim như thế nào? Từ đó vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi, bài tập ứng dụng và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày có liên quan.

Trả lời các câu hỏi Sinh 8 Bài 17 SGK trang 54, 55

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 17 trang 54: 

Dựa vào kiến thức đã biết, hình 16-1 và quan sát hình 17-1, điền vào bảng 17-1.

Trả lời:

Bảng 17-1. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim

Các ngăn tim co Nơi máu đc bơm tới
Tâm nhĩ trái co Tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co Tâm thất phải
Tâm thất trái co Vòng tuần hoàn lớn
Tâm thất phải co Vòng tuần hoàn nhỏ

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 17 trang 55 (1):

- Quan sát hình 17-2, cho biết có những loại mạch máu nào?

- So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó.

Trả lời:

- Có 3 loại máu là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

- Sự khác biệt giữa các loại mạch máu:

Các loại mạch máu Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích
Động mạch

- Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch.

-Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
Tĩnh mạch

- Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch.

-Lòng rộng hơn của động mạch.

- Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
Mao mạch

- Nhỏ và phân nhánh nhiều.

- Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.

- Lòng hẹp

Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với các tế bào.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 17 trang 55 (2):

- Quan sát hình 17-3, cho biết mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây?

- Trong mỗi chu kì:

   + Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?

   + Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?

   + Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?

- Thử tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim (nhịp tim)?

Trả lời:

- Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài trung bình khoảng 0,8 giây.

- Trong mỗi chu kì:

   + Tâm nhĩ làm việc 0,ls, nghi 0,7s.

   + Tâm thất làm việc 0,3s, nghi 0,5s.

   + Tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4s

- Trung bình trong mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim (nhịp tim).

Giải bài tập SGK sinh học 8 bài 17: Tim và mạch máu

Bài 1 (trang 57 SGK Sinh học 8) : 

Hãy điền chú thích các thành phần cấu tạo của tim vào hình 17-4

Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8

Lời giải:

   Đáp án theo chiều từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.

1. tĩnh mạch chủ trên 6. động mạch chủ
2. tâm nhĩ phải 7. động mạch phổi
3. van động mạch chủ 8. tĩnh mạch phổi
4. van nhĩ – thất 9. tâm nhĩ phải
5. tĩnh mạch chủ dưới 10. tâm thất trái
  11. vách liên thất

Bài 2 (trang 57 SGK Sinh học 8) : 

Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng

Lời giải:

   - Để ngửa bàn tay và cẳng tay lên mặt bàn, dùng đầu ngón trỏ và ngón giữa ấn nhẹ vào cổ tay (hơi lệch bên phải) ta cảm thấy được nhịp đập của mạch máu, đó chính là động mạch.

   - Cũng gần ở vị trí đó, gần da là tĩnh mạch cổ tay (ở những người gầy thì nó thể hiện rõ ở tay đó là gân xanh), sờ vào tĩnh mạch ta không cảm thấy được nhịp mạch đập.

Bài 3 (trang 57 SGK Sinh học 8) : 

Điền vào bảng 17-2

Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8

Lời giải:

      Bảng 17-2. Hoạt động của các van trong sự vận chuyển máu

Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8

Bài 4 (trang 57 SGK Sinh học 8) : 

Nhìn đồng hồ và đặt tay lên ngực trái (nơi thấy rõ tiếng đập của tim) rồi tự đếm nhịp tim/phút cho bản thân trong 2 trạng thái:

   - Lúc ngồi nghỉ.

   - Sau khi chạy tại chỗ 5 phút.

  Mỗi trạng thái đếm 3 lần, mỗi lần 1 phút.

Lời giải:

    - Ở trạng thái nghỉ ngơi: Người lớn nhịp tim dao động khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Đối với trẻ dưới 18 tuổi nhịp tim dao động khoảng 70 – 100 nhịp/phút. Trung bình lúc nghỉ ngơi là 75 nhịp/phút.

    - Sau khi chạy tại chỗ 5 phút: Số nhịp sẽ tăng lên trên mức bình thường (vì nhịp tim phải co bóp nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu hao năng lượng). Trung bình lúc hoạt động khoảng 150 nhịp/phút.

Lý thuyết Sinh học lớp 8 Bài 17

I. Cấu tạo tim

1. Cấu tạo ngoài

- Tim hình chóp, đỉnh nằm dưới, đáy hướng lên trên và hơi lệch về phía bên trái.

2. Cấu tạo trong.

Các ngăn tim coNơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co Tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co Tâm thất phải
Tâm thất trái co Động mạch chủ
Tâm thất phải co Động mạch phổi

- Tim có 4 ngăn

- Thành tâm thất dày hơn tâm nhĩ.

- Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van để đảm bảo máu lưu thông theo một chiều.

Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8

II. Cấu tạo mạch máu

Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8

Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8

III. Chu kì co dãn của tim

- Tim co chu kì, mỗi chu kì gồm 3 pha:

   + Pha nhĩ co

   + Pha thất co

   + Pha dãn chung

⇒ Máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ tới tâm thất và từ tâm thất tới động mạch.

Đánh giá cấu tạo của tim sinh học 8

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Sinh 8 Bài 17: Tim và mạch máu SGK trang 54, 55, 57 (Ngắn nhất) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!