Đánh giá lớp học bổ túc ngân hà

Khen con là một nghệ thuật, nhưng nhiều cha mẹ vẫn áp dụng chưa hiệu quả dẫn đến việc trẻ tự mãn, ỷ lại. Ngược lại, nếu biết cách khen, trẻ sẽ ngày càng tự tin, học tập và làm việc càng chăm chỉ. Haim Ginott - nhà tâm lý học lâm sàng, bác sĩ trị liệu cho trẻ em và nhà giáo dục về phương pháp làm cha mẹ ở Mỹ từng nói: Khen ngợi, giống như penicillin, không được tùy tiện sử dụng, nhất là với trẻ em.

Một trường hợp thực tế từng được người dùng mạng xã hội chia sẻ: Một người mẹ thường khen con mình “Con trai mẹ thông minh nhất trên đời”. Bị mẹ "lừa dối" trong thời gian dài, đứa trẻ nghĩ rằng mình siêu tài năng và không chịu học hành chăm chỉ. Cậu bé thậm chí còn không thèm học thuộc lòng bài tập về nhà đơn giản nhất mà giáo viên giao cho. Khi được hỏi lý do, lúc nào trẻ cũng cho rằng mình thông minh, không cần phải học.

Khen ngợi đúng cách là gì? Tiến sĩ Lin Wencai, một chuyên gia về cha mẹ và con cái đã chia sẻ 3 điểm cốt lõi, nhiều cha mẹ áp dụng và thu được những kết quả khả quan với con cái mình:

Đánh giá lớp học bổ túc ngân hà

1. Khen phải cụ thể, bàn đúng vấn đề, không chung chung

"Lớp học bổ túc ngân hà" là bộ phim từng gây sốt vào năm 2019. Trong phim, nhân vật người bố Mã Hạo Văn thường khen ngợi con mình là người điềm tĩnh và có khả năng suy nghĩ độc lập. Khi cậu con trai Mã Phi lớn lên, trở thành một phi hành gia, rồi gặp phải tai nạn máy bay, vào thời điểm quan trọng, anh lại nhớ đến lời động viên của cha mình, từ đó bình tĩnh tìm ra cách hạ cánh an toàn.

Một câu nói đơn giản "Con thật tuyệt vời" không bao giờ là con đường dẫn đến sự tự tin. Vấn đề là sự tuyệt vời ở đâu? Tại sao tuyệt vời? Những điều thiết yếu này chính là lời khen ngợi để trẻ rút kinh nghiệm và làm tốt hơn vào lần sau. Kiểu khen ngợi này khắc sâu vào lòng trẻ và sẽ có tác động rất tích cực đến cách cư xử trong tương lai của chúng.

2. Khen phải khẳng định cả quá trình chứ không chỉ khen kết quả

Bạn có để ý rằng ngày càng có nhiều trẻ em không thể chịu thất bại. Chúng khóc như mưa khi chỉ giành được vị trí thứ hai, thất vọng khi bản thân không được đánh giá cao nhất. Thực ra vấn đề nằm ở cách khen ngợi trong giai đoạn đầu.

Biết bao bậc cha mẹ đã nói với con câu này: Sao chỉ về nhì chứ? Về nhì không có gì tự hào cả. Nhất định sẽ có lúc con đứng thứ nhất cho mà xem. Ý định ban đầu là khiến trẻ bớt tự cao, nhưng cuối cùng, điều này lại khiến mọi nỗ lực của trẻ đều bị phủ nhận. Giống như bạn đã nỗ lực rất nhiều ở công ty, nhưng khi không đạt được mục tiêu cao nhất, sếp lại đánh giá bạn lười biếng, không làm được việc vậy.

Giáo sư Carroll của Đại học Stanford cho rằng: Rất không công bằng với trẻ em khi chỉ khẳng định kết quả mà không khẳng định quá trình, điều này sẽ làm cho các giá trị bị bóp méo. Khi con thành công, hãy ôm con vào lòng; khi con thất bại, hãy khen ngợi con đủ điều.

3. Khen phải đúng chỗ, không làm trẻ hiểu nhầm

Mọi người có xu hướng quy thành công là do sự nỗ lực của bản thân và thất bại cho lý do khách quan. Lấy một ví dụ đơn giản: Tôi đã đạt được 10 điểm trong bài kiểm tra này nhờ sự chăm chỉ thường ngày; lần này tôi đã trượt bài kiểm tra vì các câu hỏi quá khó. Đây là một sự phân bổ sai điển hình, nhiều người không thể tránh khỏi vòng luẩn quẩn này và trẻ em cũng không ngoại lệ.

Vì vậy, khi khen trẻ, chúng ta phải quy kết đúng, không gây hiểu lầm. Ví dụ: Nếu con tự mình dọn dẹp phòng, thì hãy khen ngợi trẻ có trách nhiệm, nếu dọn dẹp rất tốt, thì hãy khen ngợi con có tính ngăn nắp; Nối các lý do với nhau, đừng mù quáng khen ngợi "con thật tuyệt vời" hay "con thật thông minh".

Nhà tâm lý học người Mỹ William James từng nói: Bản chất sâu xa nhất của con người là mong muốn được đánh giá cao. Đứa trẻ nào cũng mong được cha mẹ công nhận trong quá trình lớn lên. Điều cha mẹ cần học hỏi là làm thế nào để biến sự công nhận này thành động lực để con tiếp tục cố gắng mà không tự cao, kiêu ngạo. Đó mới chính là phương pháp khen ngợi đúng đắn.

Đây là bộ phim mà tôi đã dằn bụng uống tận 2 ly capuchino nóng lúc 10 giờ đêm khóc sưng mắt cho tới tận 2 giờ sáng. Trước khi xem phim mình có thói quen hay tìm kiếm review phim đọc trước, nhưng bộ phim này thì tuyệt nhiên kiếm hok ra, chắc có lẽ không được ra rạp hoặc không đúng thị hiếu bây giờ. Quyết định xem phim này là vô tình lang thang trên blog của 1 người bạn hay đi bụi như mình.

Nội dung của bộ phim xoay quan Mã Hạo Văn một kiến trúc sư nổi tiếng với vụ án cây cầu Đông Phái, cây cầu Đông Phái hay vụ án cây cầu chính là cây cầu mà Mã Hạo Văn theo đuổi. Mã Phi là con trai của Mã Hạo Văn, người xếp cuối trong bảng xếp hạng của trường, người mà mẹ và chú Mạnh đã gieo vào đầu là phải vào Thanh Hoa, Bắc Đại, nếu không thì ở nhà bán bánh rán. (Cứ tưởng chú Mạnh đóng vai bố dượng con ghẻ nhưng câu nói ấm lòng nhất là Mã Phi, con cái gì cũng không có, chỉ có bố là nhiều thôi :D). Nhưng bố của cậu ấy Mã Hạo Văn nói rằng Cuộc đời giống như bắn một mũi tên, ước mơ chính là bia ngắm. Nếu như cả bia ngắm cũng chẳng tìm thấy thì mỗi ngày con dương cung ắt có ý nghĩ gì? Bố không muốn con chỉ học tri thức, mà con phải biết mục đích sống là gì. Đừng để người khác nói gì thì con tin nấy, não bộ của con phải luôn suy nghĩ rằng con có thể làm được bất kỳ việc gì trên thế giới này. Giáo dục không phải là đổ đầy thùng nước mà là thắp sáng một ngọn lửa. Con là giỏi nhất, hãy nhớ con là niềm kiêu hãnh của bố.

Bộ phim có 2 câu chuyện song song, câu chuyện đầu tiên là quá trình học tập của Mã Phi. Quyết định trích lại bài văn của Mã Phi ở đây:

Đề bài: Quãng thời gian không thể để vụt mất

Cuộc đời mỗi người ngắn có dài có, quãng thời gian không thể để vụt mất là gì. Bố tôi, từng là kĩ sư cầu đường tài ba, nhưng ông ấy phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng trở thành tội phạm. Trên thế giới, còn có ông bố nào gay go hơn ông ấy chứ? Trong nhà tù, ông ấy ở đó tròn trĩnh 2483 ngày , hoàn toàn bỏ lỡ quá trình trưởng thành của tôi. Ông ấy luôn nói rằng, nếu như thời gian có thể quay trở lại thì hay biết mấy. Vậy thì đối với một đất nước mà nói, quãng thời gian không thể vụt mất là gì, hãy tưởng tượng Tử Cấm Thành 100 năm trước, lần đầu thái hậu ngồi trên xe ô tô, rõ ràng bà không thích văn mình hiện đại cho lắm. Đi ngang qua khoa học hiện đại, làm dân tộc vĩ đại của chúng ta phải đi bao đường vòng. Nếu mỗi chúng ta đều nỗ lực hơn, thì cả thế giới vì chúng ta mà thay đổi.

Song song với quá trình giá dục cho Mã Phi là sự cảm động về tình cha con giữa Mã Hạo Văn và Mã Phi, hành trình này mình đã khóc huhu suốt 2 tiếng coi phim đó, cảm động nhất là hình ảnh Mã Hạo Văn cầm đèn pin soi trên bầu trờ kia, bằng đúng với hồi nhỏ, Mã Phi cũng soi đèn để chờ Bố trở về.

  • Xin lỗi con, bố cũng là lần đầu làm bố.
  • Xin lỗi bố, con cũng lần đầu làm con.

Kết luận lại là màu phim đẹp, nội dung sâu lắng về tình cảm gia đình, về tình cha con, về giáo dục. Diễn viên diễn rất tròn vai, chú Đặng Siêu xuất sắc lắm luôn ấy. Đỉnh nhất ở phim là phần nội dung, và những twist bé bé. Một bộ phim mà mình khóc từ đầu phim, rồi lại bật cười. Nếu nói về thuyết tương đối thì phim này ăn đứt nha. Lúc túng quẫn nhất thì sẽ xuất hiện cơ hội cho bạn kiếm tiền, lúc tưởng chừng như mình đã tìm ra con đường của mình, tìm ra ước mơ bấy lâu nay thì bi kịch ập đến một cách nghẹn ngào, lúc tưởng chừng như mình đã lớn, đã trưởng thành rồi mới biết ra mình đã sai rồi. Một bộ phim mà bạn đang cười thì bỗng dưng quệt nước mắt, lúc bật khóc nức nở thì thấy nhân vật hài hước ghê.

Bộ phim giúp mình cân bằng cảm xúc của một tuần. Suy cho cùng chúng ta đều ích kỷ như nhau, muốn tốt cho ai đó, tức là muốn tốt cho mình, muốn mọi thứ trong tấm kiểm soát của chính mình. Vì một ai đó chẳng phải là vì mình sao. Làm thế nào để ở giữa cuộc sống cô đơn này, trái tim mình vẫn ấp, vẫn bao dung đây? “Mỗi người đều có một cây cầu” , vậy cây cầu của mình là gì?

Đánh giá lớp học bổ túc ngân hà

P/s: Không liên quan chứ đoạn cuối phim có hình ảnh sân vận động Tổ chim và cái tòa nhà hình thù kì dị mà hồi đi Trung Quốc nhìn thấy, nằm trằn trọc một hồi thấy nhớ quá liền book vé đi Thượng Hải liền. Chắc cây cầu của mình là mê đi chơi hả?