Đánh giá tập tính sinh học của vịt

Gần đây, các ngành chuyên môn hỗ trợ nông dân Đồng Tháp và một số tỉnh lân cận áp dụng mô hình nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học, bước đầu mang lại kết quả khả quan…

Đảm bảo lợi nhuận

Ông  Lê Ngọc Mới, ngụ tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết: “Tôi theo nghề nuôi vịt chạy đồng mấy chục năm và gặp nhiều phen lận đận bởi thua lỗ. Năm 2014, dịch cúm tràn lan khiến không ít hộ nuôi vịt phải bỏ nghề”. Thấy người dân ở thành thị mê món trứng vịt và thịt vịt, giá trứng vịt ở thành thị thường cao hơn vùng nông thôn gấp 2-3 lần nhưng nhiều người vẫn mua với điều kiện trứng sạch, chất lượng…, ông Mới mạnh dạn thay đổi tập quán cũ để chuyển sang phương pháp nuôi mới an toàn sinh học.

Sau khi học hỏi kỹ thuật nuôi, năm 2015, ông Mới từ bỏ nuôi vịt chạy đồng để chuyển sang mô hình nuôi nhốt tại chỗ và cho ăn thức ăn công nghiệp. Ông quy hoạch 1ha đất xây chuồng trại, làm 3 ao lắng; cho vịt uống nước sạch, ăn thức ăn sạch không có chất kháng sinh, tiêm phòng đúng định kỳ… Chỉ sau 6 tháng nuôi có thể thu được trứng, bình quân cứ 1.000 con vịt đẻ trứng sẽ thu lãi hơn 1,8 triệu đồng/ngày. Thấy mô hình mới có hiệu quả, các ngành chức năng ủng hộ ông Mới nhân rộng; các doanh nghiệp ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, TPHCM… đến liên kết với ông trong việc cung cấp thức ăn công nghiệp sạch, bao tiêu đầu ra với giá trứng cao hơn thị trường khoảng 200 đồng/trứng. Mô hình nuôi vịt sinh học phất lên đã giúp ông Mới có thu nhập tiền tỷ…

Cũng thu nhập cao từ nuôi vịt an toàn sinh học, ông Võ Phát Ni, ở xã An Phong, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) cho biết: “Gần đây khi học được mô hình nuôi vịt an toàn sinh học, tôi chuyển 8 công đất sang làm chuồng trại, làm máng ăn, hệ thống tắm…, tạo cho vịt khỏe mạnh, ít bệnh, đẻ nhiều trứng, ít hao hụt. Với hơn 10.000 con vịt đẻ trứng và vịt thịt, đã giúp gia đình tôi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm”. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, nếu như trước đây nuôi vịt chạy đồng tốn kém chi phí, di chuyển liên tục, hao hụt nhiều, vịt dễ bị bệnh…, thì  mô hình nuôi nhốt khắc phục được những hạn chế trên; kể cả vào thời điểm mưa dầm nhưng vịt vẫn đẻ trứng bình thường nhờ có chuồng trại. Ngoài ra, trứng vịt to, sạch, chất lượng… nên được doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn so với vịt nuôi bình thường.

Tiếp tục trợ lực người nuôi

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho rằng, nuôi vịt là 1 trong 5 ngành hàng mà tỉnh chọn tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quan điểm là khuyến cáo bà con giảm dần nuôi nhỏ lẻ, từng bước chuyển sang nuôi vịt tập trung, có kiểm soát, đầu tư bài bản, áp dụng công nghệ cao. Hiện tại, mô hình nuôi vịt an toàn sinh học, nuôi nhốt cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì khâu liên kết là rất quan trọng. Vì vậy, tỉnh Đồng Tháp kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành hàng nuôi vịt như cung ứng thức ăn công nghiệp chất lượng cho người nuôi, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh chủ trương quy tụ người nuôi vịt vào hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, nhằm thuận lợi trong đầu tư và liên kết…

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tháp Mười, từ tổ hợp tác chăn nuôi vịt an toàn ban đầu do ông Lê Ngọc Mới làm tổ trưởng, đến nay, huyện Tháp Mười thành lập được 3 tổ hợp tác. Các tổ đều nuôi vịt tập trung, an toàn, chăm sóc và phòng trị bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Những thành viên trong tổ hợp tác được các doanh nghiệp cung cấp thức ăn và bao tiêu thu mua trứng, nên người nuôi rất an tâm.

Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư cho ngành hàng vịt, xây dựng quy trình chăn nuôi chuẩn, hiện đại, công nghệ cao… từ đó triển khai xuống các tổ hợp tác, hợp tác xã để người nuôi áp dụng. Đồng thời, đẩy mạnh việc liên kết giữa người nuôi với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người nuôi tiếp cận nguồn vốn vay nhằm phát triển nghề nuôi vịt an toàn…

Tất cả

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Toán học

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Vật Lý

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Hóa học

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Văn học

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Lịch sử

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Địa lý

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Sinh học

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
GDCD

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Tin học

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Tiếng anh

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Công nghệ

Khoa học Tự nhiên

Đánh giá tập tính sinh học của vịt
Lịch sử và Địa lý

Nêu tập tính sinh học của vịt

3 câu trả lời 4902

Vịt thích sống bầy dưới nước, chúng có thể chịu lạnh, sợ nóng

Vịt thuộc loài thuỷ cầm, thích kiếm thức ăn dưới nước, thích giao phối, chỉ có khi nghỉ ngơi hay đẻ trứng thì mới lên bờ. Do đó, nếu cung cấp khu vực nước rộng rãi, nguồn nước tốt sẽ giúp vịt nhanh lớn.
Đối với các loài vịt dùng đẻ trứng thì người chăn nuôi có thể thiết kế một hồ nước gia công để tiện cho việc giao phối, nhưng việc sản xuất vịt lấy thịt ngày nay đã hiện đại hoá không cần thiết để hồ nước.
Có thể nuôi sớm toàn bộ, toàn bộ thân vịt được che phủ bởi lớp lông vũ, và lớp lông này có tác dụng giữ ẩm.
Hơn nữa, vùng bụng của vịt củng có những lông mao cho nên trong mùa đông lạnh, vịt vẫn có thể bơi dưới nước do lớp mở dưới vùng bụng của vịt dày hơn so với gà, tuyến mỡ đuôi phát triển.
Khi vịt đang chải lông vũ thì chúng thường nén tuyến mỡ ở đuôi. Sau đó, vịt dùng mỏ chà toàn bộ lông vũ, làm ướt lông vũ, làm cho lông không bị nước làm ẩm, từ đó có tác dụng phòng lạnh.
Trong mùa đông người nuôi chỉ cần dùng nước không bị đóng băng, thậm chí là băng có thể tan ra thành nước thì vịt vẫn không sợ, mà sợ … nóng.
Đối với vịt nuôi đồng thì người nuôi nên duy trì ở nhiệt độ là trên 15 độ C.

...Xem thêm

Vịt có tập tính tắm dưới nước

Vịt thích sống bầy dưới nước, chúng có thể chịu lạnh, sợ nóng

Vịt thuộc loài thuỷ cầm, thích kiếm thức ăn dưới nước, thích giao phối, chỉ có khi nghỉ ngơi hay đẻ trứng thì mới lên bờ. Do đó, nếu cung cấp khu vực nước rộng rãi, nguồn nước tốt sẽ giúp vịt nhanh lớn.
Đối với các loài vịt dùng đẻ trứng thì người chăn nuôi có thể thiết kế một hồ nước gia công để tiện cho việc giao phối, nhưng việc sản xuất vịt lấy thịt ngày nay đã hiện đại hoá không cần thiết để hồ nước.
Có thể nuôi sớm toàn bộ, toàn bộ thân vịt được che phủ bởi lớp lông vũ, và lớp lông này có tác dụng giữ ẩm.
Hơn nữa, vùng bụng của vịt củng có những lông mao cho nên trong mùa đông lạnh, vịt vẫn có thể bơi dưới nước do lớp mở dưới vùng bụng của vịt dày hơn so với gà, tuyến mỡ đuôi phát triển.
Khi vịt đang chải lông vũ thì chúng thường nén tuyến mỡ ở đuôi. Sau đó, vịt dùng mỏ chà toàn bộ lông vũ, làm ướt lông vũ, làm cho lông không bị nước làm ẩm, từ đó có tác dụng phòng lạnh.
Trong mùa đông người nuôi chỉ cần dùng nước không bị đóng băng, thậm chí là băng có thể tan ra thành nước thì vịt vẫn không sợ, mà sợ … nóng.
Đối với vịt nuôi đồng thì người nuôi nên duy trì ở nhiệt độ là trên 15 độ C.

...Xem thêm

Câu hỏi hot cùng chủ đề