Đánh giá vì sao em đi học

Nguyên nhân học sinh bỏ học trước hết là do hoàn cảnh khó khăn, điều đó góp phần làm tăng số trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm bởi đói nghèo. “Đói chữ chẳng bằng đói cơm”.

Trong hiến pháp của nước Việt Nam cũng đã ghi nhận rất rõ về quyền học tập cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng. Mặc dù Đảng và nhà nước đã cố gắng đầu tư xây dựng tạo điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm cho trẻ em có đầy đủ các điều kiện tốt nhất để có thể tiếp cận kiến thức một cách toàn diện nhất, đầy đủ nhất và đưa ra cách chính sách pháp luật ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục để làm sao cho mọi người đều được bình đẳng được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Tuy nhiên, hiện nay các địa phương diễn ra thực trang các trẻ em không được đi học hoặc bỏ học do nhiều nguyên nhân khách quan, hoặc hoàn cảnh kinh tế của trẻ không cho phép ngày càng gia tăng nhiều đòi hỏi các cha mẹ, gia đình người thân và toàn xã hội phải quan tâm đảm bảo quyền học tập của mọi trẻ em trong mọi lứa tuổi đều có quyền đi học, quyền học tập góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, để tao nên một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, hội nhập và phát triển cùng quốc tế, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa một cách vững mạnh, tồn tại phát triển bền vững.

Hiện nay, thì có rất nhiều nguyên nhân trẻ em không được đi học trước hết là do bỏ học nhất là việc các gia đình Việt buông lỏng quản lý, giáo dục con em mình do bận rộn với công việc mà không chú ý, đôn đốc việc học tập của con cái nhất là những học sinh lêu lổng, ham chơi, cá biệt, những học sinh có sức học yếu, hổng kiến thức chán học, bỏ học nên không theo kịp chương trình nên bỏ học.

Nguyên nhân học sinh bỏ học trước hết là do hoàn cảnh khó khăn nên các em muốn nghi  học đi lao động phụ giúp gia đình, nhất là vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, lạc hậu, ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, do tảo hôn do bị người thân, bạn bè rủ rê hoặc nhà ở xa trường học, đi lại khó khăn góp phần làm tăng số trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm bởi đói nghèo. “Đói chữ chẳng bằng đói cơm”, “Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền” – đó là cách suy nghĩ vẫn còn tồn tại ở một số cha mẹ trong thời đại “kỹ thuật số” này. Đối với họ, lợi ích kinh tế trước mắt quan trọng hơn rất nhiều việc đầu tư cho con học hành. Điều tất yếu xảy ra là trong số những thanh niên Việt Nam không được đi học trung học, có tới gần một nửa bị đói nghèo ngăn bước đến trường.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hội Liên hiệp thanh niên và UNICEF vừa tiến hành nghiên cứu “Nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam”. Qua điều tra về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY), có tới 24% thanh niên được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi, tỉ lệ bỏ học từ lớp 1-5 là 12%, lớp 6-8 là 21%. Theo SAVY, chỉ có 46,3% thanh niên ViệtNam được đi học trung học.

Đói nghèo là nhân tố được nhắc đến nhiều nhất gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ em lứa tuổi 11-18. Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các khoản chi phí liên quan đến học tập. Chi phí học tập: Sách vở, đồ dùng học tập, quần áo đồng phục, xây dựng trường… tốn gấp 2,5 lần tiền đóng học phí.

Ở các gia đình nghèo, trẻ thường phải làm việc để đóng góp thu nhập cho gia đình, đặc biệt vào các thời kỳ mùa vụ, hoặc giúp đỡ công việc nhà. Tại Mường Tè (Lai Châu), khi cha mẹ phải lựa chọn về chi phí cơ hội giữa việc cho con đi học và để con làm việc ở nhà, những gia đình nghèo chọn cách cho con bỏ học, để tiết kiệm được chi phí ăn uống trẻ phải mang đến trường, đồng thời có thêm nhân lực phụ giúp lao động cho gia đình.

Kinh tế của các gia đình nghèo không thể kham nổi những chi phí cho cuộc sống hàng ngày, nói gì đến chi trả cho việc học tập của con cái, vì thế cho con bỏ học là biên pháp tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, cắt giảm chi phí cơ hội của việc đến trường. Và con gái thường là đối tượng phải chịu thiệt thòi trong lựa chọn ai phải bỏ học hơn con trai.

Nhận thức chưa đầy đủ của cha mẹ về giá trị của giáo dục cũng được xem như là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bỏ học của trẻ em. Một thành phần xã hội hiện nay coi giá trị đến từ giáo dục không bằng giá trị của làm ăn kinh tế “văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền”.

Đồng thời, thực tế nhiều người tốt nghiệp đại học, cao đẳng chưa có việc làm càng làm cha mẹ và học sinh suy giảm niềm tin vào giáo dục. Họ luôn phân vân giữa việc tiếp tục đầu từ cho con học hay bỏ học sớm để tìm việc làm. Cha mẹ chỉ cần cho con học nhận biết mặt chữ rồi sau đó bắt các em ở nhà phụ giúp lao động. Sẽ là thiếu sót nếu không nói tới một nguyên nhân khác đó là từ phía nhà trường. Chương trình giáo dục không thiết thực, nặng tính hàn lâm, ít phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ, ít các hoạt động ngoại khóa… khiến trẻ muốn bỏ học.

Xem thêm: Bổn phận của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016

Chất lượng dạy học và cách giảng dạy của giáo viên tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn và sáng tạo cũng là một trong những nguyên nhân không giữ được học sinh gắn bó với trường.

Tình trạng bạo lực xảy ra với học sinh cũng phần nào ảnh hưởng tới việc bỏ học của học sinh. Có tới 22% học sinh trong cuộc điều tra cho biết ở trường học đôi khi giáo viên phạt học sinh bằng các hình thức như tát, đánh, chửi mắng, doạ nạt.

Có thể thấy được nguyên nhân làm cho trẻ không được đi học hay phải bỏ học sớm không chỉ do hoàn cảnh và điều kiện gia đình mà còn do hoàn cảnh đặc biệt như trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, cha mẹ ly hôn hoặc qua đời hoặc những trẻ là nạn nhân của bạo hành gia đình, lạm dụng tình dục và một số nguyên nhân khác… Cha mẹ ly hôn thực sự là một cú sốc rất lớn đối với trẻ, những tổn thương tâm lí này dẫn đến sự chán nản, bỏ học và lang thang. Trẻ không được bố mẹ và gia đình bảo vệ, bị ngược đãi, lang thang, không có điều kiện tiếp tục học tập, phát triển, không được chăm sóc sức khoẻ. Tình trạng đánh mắng, xúc phạm, coi thường trẻ em, trẻ em bị bố mẹ đối xử hà khắc, bị bỏ rơi, bị trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi.

Cũng có thể thấy rằng không chỉ có nguyên nhân ở mỗi gia đình mà còn phải kể đến điều kiện về cơ sở vật chất ở những địa phương kinh tế còn lạc hậu. Cụ thể là do dân cư sống rải rác, đường xá đi lại khó khăn, nhà xa trường, tỉ lệ hộ nghèo cao..,Các trường học ở đây thường thiếu thiết bị, sân chơi, bãi tập; giáo viên ít có cơ hội giao lưu sinh hoạt, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ hơn ở các nơi khác.

Những yếu tố này là nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục và đời sống văn hoá của các nhà trường và do đó làm giảm niềm vui đến trường của học sinh. Còn một nguyên nhân khác là do nhận thức của các cấp lãnh đạo, của người dân và của chính học sinh về tầm quan trọng của tri thức và việc học tập còn hạn chế. Thật vậy, số lượng học sinh bỏ học vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm và phải tích cực khắc phục. Học kỳ I năm học 2007-2008 vẫn còn 12.966 học sinh tiểu học, 106.228 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông bỏ học..

Đánh giá vì sao em đi học

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Tuy vậy, ở các tỉnh, thành phố có kinh tế – xã hội phát triển cũng vẫn còn học sinh bỏ học do ở đó vẫn có một số địa bàn khó khăn như làng chài, vùng kinh tế mới.. Ví dụ, ở nhiều vùng nông thôn hiện nay có các gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, con ở nhà với ông bà nên thiếu điều kiện chăm sóc, động viên theo dõi việc học hành. Ở các đô thị các quán chơi điện tử, các tụ điểm tệ nạn xã hội luôn là nơi rình rập, lôi kéo học sinh, nhất là đối với những em thiếu sự theo dõi, quản lý của gia đình. Đã sa đà vào những nơi đó thì học lực của các em càng giảm sút nên nguy cơ bỏ học càng tăng.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay

Dạo qua các con phố của Hà Nội, bên cạnh sự sầm uất náo nhiệt của phố xá, hình ảnh lặng lẽ, đáng thương của các em nhỏ đi bán báo, bán vé số hay đánh giày. Gương mặt các em đầy vẻ mệt mỏi, quần áo bụi bặm, gánh trên đôi vai nhỏ bé của các em là nỗi lo toan về gia đình, về cuộc sống mưu sinh, về miếng cơm manh áo. Có rất nhiều trẻ em sinh sống tại Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn, lang thang kiếm sống, không người thân, không nhà cửa, không được đi học, nay đây mai đó sống qua ngày. Đến nơi ăn chốn ở các em còn không có thì được đi học là một điều quả thực là quá khó đối với các em.

 Hiện nay, Một con số cho thấy thực trạng này rõ rệt đó là ở Hà Nội con số ước tính có khoảng 3.200 trẻ em lang thang.

Ở thành phố Hồ Chí Minh con số  có trên 10.000 trẻ lang thang kiếm sống trên các đường phố không nhà, không có nơi chi chở hay được chăm sóc. Trong đó hơn 5000 em không biết chữ hoặc bỏ học sớm.

Do đó cần rất nhiều các cá nhân, nhà trường, gia đình, nhà nước và toàn xã hội chung tay tìm ra các giải pháp và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho trẻ em để bảo đảm mọi trẻ em đều được đi học, học tập để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học ở trong phạm vi cả nước nhằm góp phần xây dựng một thế hệ tương lai tốt cả về cả đức lẫn tài phục vụ tổ quốc, làm cho đất nước ngày càng phát triển để sánh bước cùng với các cường quốc năm châu.