Dau ben nguc trai la benh gi

Dau ben nguc trai la benh gi

Đau vùng ngực trái là triệu chứng rất thường gặp, bất lỳ ai cũng có thể xuất hiện triệu chứng này vài lần trong đời sống hàng ngày.

1. Đau tim

2. Bệnh lý tiêu hóa

3. Nguyên nhân tâm lý

4. Một số nguyên nhân khác

5. Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ chữa đau ngực trái ở phụ nữ?

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Đau ngực trái không phải là triệu chứng đặc hiệu cho bất kỳ bệnh lý nào, nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng đau ngực trái đơn thuần, chúng ta chưa đủ căn cứ để kết luận người bệnh đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Để biết chính xác, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa, được làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp Xquang để chẩn đoán bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến triệu chứng đau vùng ngực gần tim, chẳng hạn như:

  • Bệnh tim: nhồi máu cơ tim, co thắt mạch vành, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim,…

  • Bệnh phổi: viêm phổi, thuyên tắc phổi, viêm màng phổi,…

  • Bệnh lý đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, …

  • Bệnh lý cơ xương: viêm sụn sườn, viêm cơ…

Thông thường đau ngực trong các bệnh lý kể trên kéo dài dai dẳng hoặc thành cơn vài phút sau khi bệnh nhân hoạt động gắng sức. Các triệu chứng đau nhói vùng ngực nếu chỉ xuất hiện trong vài giây, ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, xảy ra trong mùa thi cử căng thẳng còn có thể do rối loạn thần kinh chức năng hoặc stress.

1. Đau tim

Một nghiên cứu vào tháng 2 năm 2018 về Tim mạch đã công bố rằng: phụ nữ có thể bị đau tim khi không có nhồi máu cơ tim.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 340 phụ nữ có triệu chứng đau ngực trái nhưng không tìm thấy bằng chứng của tắc nghẽn động mạch vành. Sau khi chụp cộng hưởng từ (MRI), 8% phụ nữ phát hiện thấy có vết sẹo trên tim. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ này có thể có rối loạn chức năng vi mạch hoặc co thắt ở các mạch máu nhỏ quanh tim (thường không phát hiện được bằng điện tâm đồ).

Những cơn đau tim ở phụ nữ thường có nguyên nhân và triệu chứng khác với nam giới và nguy cơ tử vong cũng cao hơn, củ yếu do bỏ qua triệu chứng khiến việc khám chữa bị chậm trễ.

Nhằm nâng cao nhận thức giúp phụ nữ dự phòng, phát hiện và điều trị bệnh tim kịp thời, AHA lưu ý:

  • Cao huyết áp: đây là yếu tố tiềm ẩn rất nguy hiểm cho phụ nữ, so với nam giới. Ngoài ra bệnh tiểu đường còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ trẻ cao hơn tới 5 lần so với đàn ông trẻ.

  • So với nam giới, phụ nữ thường dùng ít thuốc theo đơn do bác sĩ kê.

  • Đối với cả hai giới, hiện tượng đau ngực trái hoặc khó chịu là triệu chứng phổ biến nhất khi bị đau tim, nhưng phụ nữ có nhiều khả năng còn bị khó thở, đau lưng hay đau hàm, buồn nôn và nôn mửa.

  • Tiến sĩ Mehta nhấn mạnh rằng phụ nữ nên nắm rõ các chỉ số của mình bao gồm huyết áp, cholesterol, đường huyết, chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo.

  • Phụ nữ nên thực hiện một lối sống năng động, lành mạnh như vận động thường xuyên, ăn uống khoa học và không hút thuốc lá.

  • Quan trọng nhất là phụ nữ nên loại bỏ tâm lý e dè để đi khám và trao đổi thẳng thắn với bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu bất thường.

2. Bệnh lý tiêu hóa

  • Những cơn đau ngực không chỉ là một bệnh lý tim mạch, nó còn là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo như American College of Gastroenterology, tình trạng khó chịu ở ngực liên quan đến bệnh trào ngược được gọi là đau ngực không tim, là những cơn đau thắt ở ngực không có nguồn gốc từ tim, chỉ chiếm khoẳng 10%.

  • Xét về phương diện giới tính thì nam giới có tỷ mắc bệnh cao hơn nữ giới, do tình trạng sử dụng rượu bia, thuốc lá, căng thẳng và stress kéo dài, …

  • Một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao:

+  Người lao động trí óc: do phải đối diện với áp lực trong công việc là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc làm việc thường xuyên tại công sở, văn phòng cũng khiến nhiều người có chế độ ăn uống thất thường, nhất là rất nhiều người có thói quen bỏ bữa trưa, họ có suy nghĩ chỉ cần ăn tạm thức ăn nào đó mà không biết rằng đó là những hành động khiến cho quá trình tiêu hóa của cơ thể bị tác động nặng nề, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và nặng hơn là đau dạ dày.

+ Những người trong độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Không phải ai cũng có triệu chứng, nhưng một cơn đau nhói, rát dưới ngực trái là triệu chứng điển hình mà viêm dạ dày có thể gây ra.Cơn đau có thể kèm theo ợ nóng, nôn mửa, đầy hơi.

  • Các phương pháp khắc phục tại nhà, bao gồm:

+ Hạn chế rượu bia

+ Ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều

+ Hạn chế thực phẩm từ sữa, đồ cay nóng, đồ chiên, đồ uống chứa caffeine

+ Không tự ý sử dụng thuốc NSAID

+ Ăn thức ăn giàu chất xơ và dinh dưỡng từ thực vật

3. Nguyên nhân tâm lý

Thuộc nhóm này có các nguyên nhân như rối loạn lo âu, lo sợ, trạng thái tăng thông khí, trầm cảm… thường đau ngực do nhóm nguyên nhân này xảy ra mơ hồ, mức độ thay đổi (thường là đau nhẹ), thường kèm theo khó thở, hồi hộp, mất ngủ.

4. Một số nguyên nhân khác

  • Viêm màng phổi, ung thư vú, ung thư phổi, lao phổi, tràn khí màng phổi…

  • Viêm cơ, viêm sụn sườn, đau dây thần kinh liên sườn…

  • Trong quá trình mang thai:

Đau ngực trái có thể xuấthiện ở thai phụ khỏe mạnh. Nhưng đôi lúc, cơn đau lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng mà có thể gặp phải.

  • Do sự tăng trưởng của bé

  • Cơ thể sản xuất relaxin

  • Các vấn đề dạ dày- ruột

5. Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

  • Cơn đau ngực dữ dội

  • Đau không giảm khi nghỉ ngơi

  • Đau tái phát nhiều lần

  • Kèm theo khó thở, mệt mỏi hoặc đồ nhiều mồ hôi

Nếu bạn cần giúp đỡ, liên lạc ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246.