Dấu hiệu chuyển dạ sinh con lần 2

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hơn 70% phụ nữ sau lần đầu tiên sinh con đều nghĩ rằng sẽ không sinh con lần nữa vì bị ám ảnh bởi cơn đau đẻ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, đặc biệt đối với các mẹ đẻ thường. Vậy thực ra đẻ thường lần 2 có đau không, có khác gì so với lần đầu không? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé các mẹ.

Sau lần sinh nở đầu tiên, cơ thể mẹ đã có những biến đổi nhất định. Do đó, mặc dù đã có kinh nghiệm sinh thường, nhưng quá trình “vượt cạn” lần thứ 2 ít nhiều vẫn có sự thay đổi.

Đẻ thường lần 2 nhanh hơn

Theo chia sẻ của các mẹ đã đẻ thường lần hai thì thời gian chuyển dạ của lần đẻ thứ hai sẽ rút ngắn lại so với lần đầu. Thông thường một cuộc chuyển dạ sẽ kéo dài từ 6 đến 24 tiếng. Nhưng đối với trường hợp sinh con lần 2 thời gian chuyển dạ sẽ rút ngắn lại từ 8 đến 16 tiếng. Nhưng vẫn có một sản phụ sinh con lần 2 vô cùng vất vả.

Khi có các dấu hiệu chuyển dạ như: rỉ ối, ra nhớt hồng ở âm đạo hay xuất hiện các cơn đau khi bụng gò cứng... thì bạn nên đến bệnh viện gấp để chuẩn bị cho quá trình lâm bồn của mình. Nếu đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì, bạn nên bình tĩnh tránh lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra, nếu phát hiện các bất thường thì bạn sẽ nhận được chỉ định từ bác sĩ.

Đẻ thường lần 2 đỡ đau hơn

Đẻ thường lần hai có đau không? Câu trả lời chắc chắn là có. Đẻ thường dù là lần 1, lần 2 hay thậm chí lần 3, lần 4, sản phụ vẫn phải vượt qua các cơn đau đẻ – cơn đau gò tử cung kéo dài nhiều giờ liền. Cổ tử cung cũng vẫn phải mở từ 0cm đến 10cm mới có thể sinh được, các mẹ cũng đều phải rạch tầng sinh môn như nhau. Do vậy đẻ thường lần nào cũng đau, và cơn đau đó được ví ngang với đau của việc gãy 20 chiếc xương cùng một lúc.

Tuy nhiên các bác sĩ khoa sản đều nhận định rằng: Thai phụ đẻ con rạ (con thứ) bao giờ cũng dễ sinh hơn so với đẻ con so (con đầu lòng). Chỉ có những mẹ đẻ thưa, tức là con thứ hai đẻ cách con đầu hơn 5 năm thì đẻ thường lần 2 sẽ vẫn đau như đẻ thường lần đầu.

Ngoài ra, do cấu trúc cơ thể của mẹ đã giãn nở và dẻo dai hơn rất nhiều, mẹ cũng đã có kinh nghiệm trong việc rặn và cách thở khi sinh chứ không còn vụng về nữa, nên quá trình sinh con cũng không còn đau như trước

Đẻ thường lần 2 đau dạ con hơn

Đẻ thường lần hai đau ít hơn lần đầu nhưng đau dạ con sau sinh thì lại gấp đôi so với đẻ lần đầu. Đây là sự thực mà các phụ nữ từng vượt cạn hai lần đúc kết được.

Phụ nữ sau sinh nào cũng phải đối diện với chứng đau dạ con. Lý do là khi vừa sinh xong, dạ con bị giãn nên chúng cần co bóp để đàn hồi trở về tình trạng cũ. Cộng thêm việc co bóp mới đầy được máu, sản dịch dư thừa bên trong tử cung ra ngoài. Đẻ thường lần 2, cơ tử cung yếu hơn hẳn so với đẻ lần 1, dạ con cũng bị giãn nhiều hơn. Bởi vậy, bắt buộc các cơn co bóp phải mạnh và nhiều hơn để giúp tử cung nhanh chóng trở về trạng thái bình thường ban đầu.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Cơ thể của mẹ sẽ mất rất nhiều năng lượng trong quá trình chuyển dạ và sinh em bé, do đó cần nạp năng lượng vào cơ thể để giúp mẹ chuẩn bị tốt cho quá trình rặn đẻ. Mẹ cũng cần chú ý ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi ngày để cơ thể không bị mệt mỏi và mất sức.

Di chuyển nhiều hơn

Trên thực tế, việc di chuyển vị trí, đi lại, thậm chí ngồi lên một quả bóng hơi lớn lại có thể giúp mẹ loại bỏ bớt đau đớn khi sinh con.

Dấu hiệu chuyển dạ sinh con lần 2

Trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu nên thay đổi tư thế và di chuyển nhiều hơn

Không chỉ có vậy, việc đi lại nhiều hơn trước khi sinh còn giúp thai nhi lọt được đúng xuống khung xương chậu của mẹ, từ đó khiến việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Các mẹ có thể đi bộ ở hành lang, thay đổi vị trí đứng, ngồi...

Chườm ấm

Dấu hiệu chuyển dạ sinh con lần 2

Dùng túi ấm để chườm lên vùng lưng dưới để giảm đau.

Đây chính là phương pháp giảm đau khi các cơn chuyển dạ xuất hiện. Chườm ấm sẽ giúp giảm căng cơ, giảm đau trong suốt quá trình chuyển dạ cho bạn.

Thở đúng cách

Thở đúng cách chính là cách giảm đau khi đẻ thường bạn nên áp dụng. Vậy như thế nào là thở đúng cách? Khi xuất hiện các cơn gò đầu tiên, bạn nên hít một hơi thật sâu rồi từ từ thở ra. Khi hít thở hãy hít vô bằng mũi và thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng thư giãn.

Bạn không nên la hét, khóc lóc khi quá đau. Ngược lại, hãy thật bình tĩnh và làm chủ trong mọi tình huống. Hít thở đúng cách sẽ giúp bạn giảm đau khi sinh rất tốt, còn việc la hét chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và kiệt sức.

Gây tê ngoài màng cứng

Việc phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ quá lâu có thể khiến mẹ bị kiệt sức, không còn sức để rặn đẻ, gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Do đó, việc áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong chuyển dạ là giải pháp cho các mẹ bầu sinh thường. Tuy nhiên phương pháp này cần được tư vấn kỹ càng và thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ gây tê giỏi, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Không có cơn đau nào bằng cơn đau đẻ, nhưng sinh con rạ thường sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với sinh con so. Vì vậy, các mẹ đừng quá lo lắng, hãy cố gắng giữ cho mình một tâm lý thoải mái để đón chào em bé ra đời nhé.

Dấu hiệu chuyển dạ sinh con lần 2

Trải nghiệm ‘’Đẻ không đau’’ tại Vinmec hoàn toàn khác biệt

Để xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphingây tê thần kinh thẹn. không chỉ giúp giảm đau vết khâu tầng sinh môn, đau dạ con mà còn không gây ra các tác dụng phụ, sản phục hồi phục sức khỏe nhanh hơn, chăm sóc con dễ dàng hơn. Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ đều là những người giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, chuyên sâu nên các thao tác, kỹ thuật gây tê được xử lý chính xác, cuộc đẻ diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Sau khi sinh, sản phụ sẽ được các hộ lý massage, chăm sóc sau sinh chu đáo, giúp xóa tan mệt mỏi, căng thẳng sau cuộc sinh kéo dài, giảm các cơn đau và góp phân ngăn ngừa hội chứng trầm cảm sau sinh.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói đẻ không đau tại Vinmec, bạn vui lòng đăng ký trực tiếp tại website hoặc liên hệ đến hệ thống hotline để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

Hướng dẫn cách rặn sinh khi đẻ thường

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.

Dù là sinh con so hay con rạ, việc nắm chắc các dấu hiệu sắp sinh vẫn vô cùng cần thiết, giúp cho người mẹ giữ tâm thế sẵn sàng nhất để chào đón con.

Trong mọi trường hợp, cơn gò tử cung luôn giữ vững vai trò chủ chốt là động lực trong cuộc chuyển dạ. Tuy nhiên, sau lần sinh con đầu lòng, tử cung và tầng sinh môn của người mẹ đã biết cách dãn nở tự nhiên một cách nhanh chóng khi được thúc đẩy vào tiến trình chuyển dạ. Nhờ vào đó, thời gian của chuyển dạ sinh con rạ ít tốn nhiều công sức của mẹ hơn và cũng nhanh chóng hơn, chỉ kéo dài trong khoảng trung bình là 8 đến 16 giờ (trong khi con so lại mất thời gian gấp đôi là từ 16 đến tận 24 giờ).

Tuy nhiên, nếu lặp lại những bỡ ngỡ và lúng túng, thiếu tập trung vào cách thức thở và rặn sinh tương thích với từng chu kỳ cơn gò, quá trình chuyển dạ cũng sẽ khó mà thuận lợi được. Trong tình huống đó, các bất lợi, biến chứng sẽ xảy ra, đôi khi ảnh hưởng xấu đến tính mạng của cả mẹ và con.

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối, nút nhầy này cũng là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối.

Chính vì vậy, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

Dấu hiệu chuyển dạ sinh con lần 2

Dấu hiệu chuyển dạ là khi nút nhầy bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo một chút nhầy nhớt màu hồng

Vào tháng cuối thai kỳ, sản phụ đôi khi cảm nhận được các cơn trằn khắp bụng lúc di chuyển hay cử động mạnh. Cảm giác này khá mơ hồ, đa phần diễn ra ngắn, tần suất thưa thớt, không gây đau đớn gì rõ rệt và cũng không có ý nghĩa thay đổi cổ tử cung hay vị thế của thai nhi.

Chỉ khi thai bước vào tuần từ 38 đến 40, các cơn gò sẽ khởi động rõ ràng hơn với chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số. Trong cơn, sản phụ sẽ cảm giác đau nhiều và khắp cả vùng bụng căng cứng. Kết hợp với cách thở và rặn sinh hiệu quả của sản phụ, đây chính là động lực cho quá trình chuyển dạ tống xuất thai nhi ra ngoài.

So với lần sinh con đầu lòng, khi chuyển dạ sinh con rạ, sản phụ ít nhiều cũng cảm nhận mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn. Điều này là một phần nhờ vào kinh nghiệm đã thừa hưởng từ lần sinh trước, một phần là nhờ vào khả năng giãn nở, mềm ra một cách nhanh chóng của tầng sinh môn và cổ tử cung. Lúc này, sản phụ không còn chịu đau đớn nhiều vì các cơn gò tử cung nữa.

Hơn thế, nếu biết cách thở và rặn sinh phối hợp nhịp nhàng cùng chu kỳ cơn gò, chẳng những sản phụ không còn thấy đau đớn gì mà còn giúp tốc độ chuyển dạ nhanh hơn, em bé mau chóng được đẩy ra ngoài hơn. Lợi ích của việc này rất lớn, vừa bảo tồn sức lực cho mẹ, vừa giúp trẻ sơ sinh giảm sang chấn và nguy cơ ngạt thở sau sinh.

Dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống, tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng và tại vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung, đây là nơi màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Khi màng ối vỡ, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai nhi xuống thấp chèn vào, dòng nước ối sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn hay chỉ chảy rỉ rả.

Dấu hiệu chuyển dạ sinh con lần 2

Khi màng ối vỡ, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài

Lúc này, vỡ ối cũng là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn và trở nên dồn dập hơn. Mặt khác, nếu sắp đến này dự sinh mà thai chưa có cơn gò, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật bấm ối, chủ động làm màng ối vỡ và chảy nước ối ra, kích thích khởi phát cơn gò chuyển dạ một cách tự nhiên.

Đây là những dấu hiệu chuyển dạ thực tế khách quan thông qua động tác thăm khám bên trong âm đạo của các bác sĩ Sản khoa hay nữ hộ sinh. Các đặc điểm cần ghi nhận là sự thay đổi ở cổ tử cung, cụ thể là cổ tử cung xóa và mở dần dưới tác động của cơn gò, đầu ối thai nhi được thành lập (chỉ khi màng ối còn nguyên vẹn) và có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung. Khi có đầy đủ các dấu hiệu nêu trên, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết thời điểm thích hợp cần rặn sinh theo chu kỳ cơn gò, nhằm tăng tính hiệu quả tống xuất thai nhi ra ngoài.

Tương tự như khi sinh con so, khi có các dấu hiệu sắp sinh con rạ, các thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện. Thậm chí còn cần phải gấp gáp hơn vì sự chuyển dạ sinh con rạ vốn dĩ sẽ rút ngắn hơn lần sinh đầu. Chính vì vậy, sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức và hành trang là không bao giờ thiếu để người mẹ chủ động hơn trong cuộc chuyển dạ sinh con an toàn.

Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp không chỉ cho những người mẹ sinh con đầu lòng mà cả những người mẹ sinh con thứ các kiến thức cần thiết khi mang thai cùng với quá trình thăm khám kỹ lưỡng dưới sự theo dõi của các bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn sẽ đưa ra những lời khuyên và những lưu ý hữu ích cho thai phụ trước ngày gần sinh, giúp thai phụ luôn khỏe mạnh và trải qua một cuộc chuyển dạ nhẹ nhàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ khi sinh

XEM THÊM: