Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT quốc gia yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp nhất. Phần này sẽ có mẹo giúp thí sinh dễ dàng chọn được đáp án đúng. Các bạn có thể tham khảo cách nhận biết dạng biểu đồ dưới đây.

1/ Biểu đồ tròn

  • Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỷ trọng, tỷ lệ, kết cấu của đối tượng 
  • Mốc thời gian chỉ từ 1-2 năm. 

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

Cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2016 (%)

2/ Biểu đồ đường

Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, phát triển, tốc độ tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

GDP của Phi líp pin, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016

3/ Biểu đồ cột

Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. Ví dụ như biểu đồ so sánh dân số, diện tích ...của 1 số tỉnh, biểu đồ so sánh sản lượng điện của 1 địa phương qua nhiều năm...

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

4/ Biểu đồ miền

Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu...

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

5/ Biểu đồ kết hợp

Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam. 

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

6/ Biểu đồ cột chồng

Khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

Xem thêm:

  • Hệ thống hóa kiến thức môn Địa lý lớp 12 giúp thí sinh dễ học
  • Kỹ năng khai thác Atlat giúp ẵm điểm cao môn Địa lý THPT quốc gia 2019

Suzy

  • PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN NHANH CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ, Cách nhận biết biểu đồ địa lý

    Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

    Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn

    Mở bài đăng, link trên app để không hiện quảng cáo khi vô website nhé

    Phần vẽ biểu đồ hoặc phân tích bảng số liệu hầu như đề thi nào cũng có. Phần này đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận dạng để có cách làm bài nhanh nhất. Học sinh có thể dựa vào một số gợi ý sau đây để có cách lựa chọn các dạng biểu đồ cho phù hợp:

    Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột


    - Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)

    - Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)

    - Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm

    - Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm

    - Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biên của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm

    - Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung

    - Biểu đồ miền: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

    Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

    Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn nhất của đề bài trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể.

    NHẬN DIỆN BIỂU ĐỒ DỰA VÀO TỪ KHÓA

    Riêng đối với phần vẽ biểu đồ, các em nên đọc kĩ vì mỗi dạng biểu đồ đều có những “dấu hiệu nhận biết” của nó. Các em nên dựa theo số năm và gạch chân dưới những “từ khóa” quan trọng có trong đề. Cụ thể, dựa theo số năm có trong bài, ta chia làm hai trường hợp. Trường hợp 1: bài có từ 1-3 năm, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn hoặc cột. Nếu “từ khóa” trong đề là “cơ cấu”, ta chọn dạng biểu đồ hình tròn. Ngược lại, nếu “từ khóa” là “tỉ trọng, tỉ lệ”, ta chọn biểu đồ hình cột; trường hợp 2: Đối với những đề có từ 4 năm trở lên, chúng ta có các dạng biểu đồ: hình cột, miền, đường biểu diễn và biểu đồ kết hợp (dạng biểu đồ kết hợp thường được nói rõ trong đề). Chúng ta cần chú ý các “từ khóa” có trong đề thi. Nếu có từ “cơ cấu” thì chọn biểu đồ miền, nếu có từ “tăng trưởng” thì vẽ biểu đồ đường, và nếu từ khóa rơi vào “phát triển”, hoặc “biến động” thì vẽ biểu đồ hình cột.

    Xem thêm tại đây...
    Sưu tầm từ internet bởi idialy.com