Đầu tư trong nước kí hiểu là gì

Trong nền kinh tế thị trường trong nước quốc tế đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những nhà đầu tư này phải là những người có nguồn tài chính vững vàng (hay còn gọi là nguồn vốn đầu tư)  đồng thời cũng phải có những tính toán về chiến lược đầu tư. Khi muốn đầu tư thì những nhà đầu tư cần phải xác định vốn đầu tư cũng như phương pháp tình vốn đầu tư như thế nào?

– Vốn đầu tư là tổng các nguồn vốn được doanh nghiệp huy động để thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau: tiền mặt, các loại tài sản bằng hiện vật, quyền về tài sản. Đồng thời, Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài về vốn đầu tư, đảm bảo chuyển ra nước ngoài vốn đầu tư, đầy đủ tiền gốc, tiền lãi các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động.

– Thông thường, cụm từ “vốn đầu tư” khá phổ biến trong các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI). Vốn đầu tư luôn được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và gắn liền với những dự án đầu tư cụ thể.

– Vốn đầu tư dự án là loại vốn được góp bởi chính nhà đầu tư, do nhà đầu tư huy động để thực hiện dự án đầu tư đã được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

– Vốn đầu tư là các loại tài sản và tiền nhằm mục đích thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Vốn đầu tư của một dự án thường bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động. Đối với những công ty vốn nước ngoài, nguồn vốn đầu tư sẽ được sử dụng rộng rãi hơn.

– Vốn đầu tư thực hiện được hiểu là: khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư đã hoàn thành bao gồm các khoản chi phí như sau:

+ Chi phí cho công tác xây dựng

+ Chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị

+ Chi phí cho công tác quản lý dự án

+ Chi phí cho tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.

Vốn đầu tư tên tiếng Anh là: “Investments”.

2. Xác định vốn đầu tư và phương pháp tính vốn đầu tư:

Xác định tổng mức vốn đầu tư

Xác định vốn đầu tư cần thực hiện từng năm và toàn bộ dự án trên cơ sở kế hoạch tiến độ thực hiện đầu tư dự kiến. Trong tổng số vốn đầu tư trên cần tách riêng các nhóm:

– Theo nguồn vốn: vốn góp, vốn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi xuất theo từng nguồn).

– Theo hình thức vốn: bằng tiền (Việt Nam, ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản khác Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại:

+ Vốn cố định bao gồm: Chi phí chuẩn bị; chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị gồm các khoản chi phí ban đầu về đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, chi phí về máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

+ Vốn lưu động ban đầu gồm các chi phi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật đã dự tính.

+ Tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư và được xác định bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật hoặc bằng tài sản khác.

Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật theo một trong các phương pháp sau đây:

Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án

Xem thêm: Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là gì? Vị trí và nhiệm vụ

Tổng mức đầu tư  dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP       

Trong đó:

– V : tổng mức đầu tư của  dự án đầu tư xây dựng công trình;

– GXD : chi phí xây dựng;

– GTB : chi phí thiết bị;

– GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

– GQLDA: chi phí quản lý dự án;

Xem thêm: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội là gì? Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội?

– GTV : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

– GK : chi phí khác;

– GDP : chi phí dự phòng.

Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau:

GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + … + GXDCTn        

Trong đó:

– n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau:

                                            m        

GXDCT = (∑QXDj x Zj + GQXDK) x (1 + TGTGT-XD)    

                                            j=1              

Trong đó:

– QXDj: khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j=1¸m);

– Zj: đơn giá công tác xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp và cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước). Trường hợp Zj là giá xây dựng công trình không đầy đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình

– GQXDK: chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu hoặc tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.

– Tùy theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình.

– TGTGT_XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.

b. Xác định chi phí thiết bị

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị  của dự án:

–  Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng thì chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.

– Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này.

– Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình, và được xác định theo công thức hoặc dự tính theo theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.

Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GBT, TĐC) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác

Chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức chi phí tỷ lệ . Tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) cũng có thể được ước tính từ 10¸15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.

Vốn lưu động ban đầu (VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.

Xác định chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:

GDP= GDP1 + GDP2

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 xác định theo công thức sau:

GDP1= (GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK) x Kps

Trong đó:

– Kps: hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 10%.

Riêng đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật thì hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh Kps = 5%.

Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) cần căn cứ vào độ dài thời gian thực hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thị trường trong thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình và khu vực xây dựng. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

                              T

GDP2  = å (Vt – LVayt){[1 + (IXDCTbq )]t – 1}     

                             t=1

Trong đó:

– T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm);

– t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1¸T) ;

– Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;

– LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.

– IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);

: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.

Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư được xác định theo công thức (1.1) tại mục 1 của Phụ lục này.

Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức. Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXDCT) được xác định theo công thức sau:

GXDCT = SXD  x N + CCT-SXD           

Trong đó:

– SXD: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất sản xuất, năng lực phục vụ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình  thuộc dự án;

– CCT-SXD: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án;

– N: diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

Xác định chi phí thiết bị

Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau:

GTB =  STB  x N + CCT-STB

Trong đó:

– STB: suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình thuộc dự án;

– CPCT-STB: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của công trình  thuộc dự án.

Xác định các chi phí khác

Các chi phí khác gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định

Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện

Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự là những công trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, qui mô, công suất của dây chuyền công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.

Tùy theo tính chất, đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, số liệu của công trình có thể sử dụng một trong các cách sau đây để xác định tổng mức đầu tư:

– Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức sau:

                                      n                                       n

V =  ∑ GCTTTi x Ht x Hkv ± ∑ CCT-CTTTi

                                     i=1                                                   i=1

Trong đó:

– n: số lượng công trình tương tự đã thực hiện;

– i: số thứ tự của công trình tương tự đã thực hiện;

– GCTTTi: chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án đầu tư  (i = 1¸n);

– Ht: hệ số qui đổi về thời điểm lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Hkv: hệ số qui đổi về địa điểm xây dựng dự án;

– CCT-CTTTi: những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.

Trường hợp tính bổ sung thêm (+GCT-CTTTi) những chi phí cần thiết của dự án đang tính toán nhưng chưa tính đến trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình của dự án tương tự. Trường hợp giảm trừ (-GCT-CTTTi) những chi phí đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình của dự án tương tự nhưng không phù hợp hoặc không cần thiết cho dự án đang tính toán.

– Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng mục công trình có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình thì cần qui đổi các chi phí này về thời điểm lập dự án. Trên cơ sở chi phí xây dựng và chi phí thiết bị đã quy đổi này, các chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự.

Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư

Đối với các dự án có nhiều công trình, tùy theo điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.