Dạy học là nghề tạo ra tất cả các nghề khác

Ở nước ta, sự nghiệp "trồng người" luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là yếu tố quyết định trong sự nghiệp phát triển đất nước. Tháng 3/1954, trong "Thư gửi Hội nghị Giáo dục toàn quốc" Bác Hồ đã chỉ ra: "Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là: Chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà", và Người đã căn dặn: "Để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ giáo dục cần phải luôn luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi". 

Dạy học là nghề tạo ra tất cả các nghề khác

Trong một giờ học của lớp mầm, tại Trường Mầm non Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang).

Nói như thế để chúng ta có thể thấy rằng vai trò của "người thầy" hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, trong cuộc sống của mỗi người, và cũng để cho chúng ta nhận thức rõ được tính thiết yếu và trách nhiệm cao quý mà những người làm "nghề giáo" phải gánh vác, đặc biệt là trong xã hội hiện nay.

Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo". 

"Nghề giáo" được coi là một nghề cao quý bởi trong bất cứ thời đại nào thì nghề giáo cũng đều luôn trong tâm thế là cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, luôn mang trong mình khát vọng lớn lao là đào tạo ra các thế hệ học trò đáp ứng với sự kỳ vọng của gia đình, cộng đồng và xã hội. Vì cũng bởi đối tượng lao động của người thầy không hề đơn giản, đó là "một thứ vật chất đặt biệt", thứ mà người thầy nhào nặn ra chính là một con người đúng nghĩa - có học thức và có nhân cách tốt. Muốn làm được như thế thì người thầy phải vượt qua tất cả những khó khăn trong đời sống thường nhật mà chuyên tâm không ngừng trau dồi, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, học tập, cập nhật tri thức... nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy và học.

Giáo dục chính là công cụ vững chắc nhất trong sự nghiệp xây dựng đất nước, và sự "sáng tạo" là chất xúc tác, được phát triển thường xuyên, liên tục, được truyền lửa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để giáo dục phát triển, để sự "sáng tạo" ngày càng mạnh mẽ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thời đại, thì không ai khác, chính người thầy là người đặt nền móng trong công cuộc vĩ đại ấy. Để góp phần sáng tạo ra nhiều những giá trị tốt đẹp đối với sự nghiệp trồng người, người thầy trong vai trò "sáng tạo ra những con người sáng tạo", đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố chiếm phần quan trọng, như:

Dạy học là nghề tạo ra tất cả các nghề khác

Các em học sinh Trường THPT Vĩnh Thuận đọc sách tại thư viện trường.

Trước hết, nghề dạy học phải là một nghề sáng tạo. Lao động của nghề dạy học là lao động đặc biệt, bởi mục tiêu của lao động này hướng đến là tạo ra những con người có học thức và có nhân cách tốt. Cho nên lao động này phải mang tính khoa học, nghệ thuật và phải "sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo", vì lẽ đó mà đòi hỏi người thầy phải có tinh thần trách nhiệm cao, có thái độ lao động nghiêm túc và phải dành nhiều thời gian cho đầu tư suy nghĩ, tìm tòi những điều hay, mới lạ, có phương pháp hiệu quả nhất trong quá trình truyền thụ kiến thức... Qua đó, người thầy vừa hoàn thành trách nhiệm của mình, đồng thời cũng vừa là tấm gương sáng ngời về nghiên cứu, học tập, về tác phong khoa học, sáng tạo để cho các thế hệ học trò noi theo.

Thứ hai, người làm nghề giáo phải mang trong mình một kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, lao động hăng say, khoa học. Đồng thời, để thỏa mản những thắc mắc của các thế hệ học trò cũng là một trong những điều kiện giúp người thầy tìm hiểu nhiều hơn, bổ sung nhiều hơn vào vốn kiến thức của mình để ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn, từ đó sẳn sàng hỗ trợ các em trong hoạt động sống, các hoạt động sáng tạo...

Thứ ba, ngoài việc gánh trên vai trách nhiệm của người truyền đạt tri thức, người thầy cũng phải là một nhà ngoại giao, một nhà hùng biện... Bởi, "nghề giáo" phải có khả năng hấp dẫn người nghe, cùng với những bải giảng sống động và đầy thuyết phục của mình, người thầy "truyền lửa" cho các thế hệ học trò ra sức phấn đấu, tích cực học tập, trao dồi và rèn luyện nhân cách... để có thể trở thành một người có ích cho xã hội.

Thứ tư, người thầy phải là người nhìn ra được tiềm năng của học trò. Đây là một "năng lực" mà tất cả người thầy có tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" đều có, nó được rút ra trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu và cùng với tích lũy trong quá trình truyền dạy từ nhiều thế hệ học trò... 

Từ đó, trong hoạt động của mình, người thầy giúp những người học trò phát triển một cách toàn diện và tích cực nhất trong quá trình học và định hướng công việc trong tương lai, làm chất xúc tác để hình thành và nuôi dưỡng những ước mơ của các em... Khi đó, người thầy cũng đồng thời là "nhà tư vấn", "người đồng hành" đáng tin cậy nhất của các thế hệ học trò, bởi trong thực tế không phải người học trò nào cũng có thể tự tìm cho mình con đường phù hợp với bản thân, nên khi các em đang trong nhiều sự lựa chọn thì người thầy chính là "ngọn đuốc" dẫn các em đến sự lựa chọn phù hợp. 

Ngoài ra, người thầy cũng luôn hiện hữu trong tâm thức của học trò khi các em gặp phải những khó khăn; người thầy đã kịp thời chia sẻ, động viên, khuyến khích để tiếp tục thắp lên ngọn lửa đam mê của các em, giúp các em tự tin, vững bước trong các hoạt động sáng tạo của nình để góp phần giúp cho mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn thêm...

Dạy học là nghề tạo ra tất cả các nghề khác

Nghề giáo - Nghề sáng tạo ra những con người sáng tạo.

Con người là yếu tố quyết định mọi quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Trong khi "nghề giáo", những người thầy lại có khả năng đào tạo ra cho xã hội loài người những lớp người có tri thức với đạo đức và phẩm cách tốt. Cho nên, mỗi "nhà giáo" đều gánh vác trên mình trách nhiệm thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi nặng nề, đó chính là giáo dục và đào tạo con người, "sáng tạo ra những con người sáng tạo". Đồng thời, qua đó cũng góp phần làm chấn hưng nền giáo dục, xây dựng con người mới và xây dựng đất nước để xứng đáng với sứ mệnh cao quý của người thầy trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Suy cho cùng, sứ mệnh vĩ đại nhất của loài người là đào tạo ra con người có tri thức, nhân cách tốt, có nhiều sáng tạo cống hiến cho xã hội, giúp cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. Sứ mệnh ấy chỉ có thể là do những người làm nghề giáo mới có thể làm được. Và có lẽ đây là nguồn động viên và cũng vừa chính là thành công của những thành công mà chỉ những người làm nghề giáo - nghề "trồng người" đầy thử thách này gặt hái được.

Văn Dương - Quốc Giang

Dạy học là nghề tạo ra tất cả các nghề khác

  • Dạy học là nghề tạo ra tất cả các nghề khác

    Trong 2 ngày (27-28/72020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ỦY LAI CHÂUChịu trách nhiệm chính: Đ/c Lê Văn Lương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủyĐịa chỉ: Nhà A, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnhĐiện thoại: 0213.3971.604 ; 02133.876 421 - Fax : 02133.875 155

Email: - Website : http://laichau.dcs.vn


Ghi rõ nguồn 'Trang thông tin điện tử Tỉnh ủy Lai Châu' khi phát hành lại thông tin từ Website này.

Từ xưa đến nay nghề giáo luôn là một nghề cao quý được xã hội vô cùng coi trọng. Người làm nghề giáo là những người thực hiện sứ mệnh trồng người cao cả. Vậy Nghề giáo viên là gì?

Hãy theo dõi bài viết dưới đây liên quan đến vấn đề Nghề giáo viên là gì để tìm được câu trả lời bạn nhé!

>>>>> Tham khảo bài viết: Ngày 20/11 là ngày gì?

Nghề giáo viên là gì?

Truyền thống tôn sư trọng đạo là một truyền thống vô cùng đáng quý của dân tộc ta, từ xưa đến nay truyền thống đó vẫn luôn được các thế hệ gìn giữ và phát huy. Hằng năm chúng ta thường có ngày lễ 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam, ngày mà các thế hệ học trò dùng để ghi nhớ và kỉ niệm công ơn của thầy cô giáo đã giáo dục dạy dõ mình nên người. Nghề giáo viên được coi là một nghề cao quý trong xã hội và luôn được xã hội đề cao.

Giáo viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.

Giáo viên là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học, thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh. Bên cạnh đó giáo viên còn giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong việc thực hành các kiến thức lý thuyết và các ren luyện cho học sinh về lễ nghĩa, sự lễ phép với người khác…bên cạnh đó giáo viên cùng người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh.

Bên cạnh đó giáo viên còn là người khởi xướng các hoạt động phong trào, các cuộc thi thực tế bổ ích và giúp cho học sinh tìm hiểu và khám phá ra những điều mới lạ từ các cuộc thi của mình.

Ý nghĩa của nghề giáo viên

Nghề cao quý

Nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo và cho ra đời thế hệ học trò có vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước nên không gì có thể đếm được công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Vậy vì sao chọn nghề giáo viên.

Luôn có cơ hội trau dồi, học hỏi

Nghề giáo viên được xem là một nghề vinh quang do đó để trở thành một người thầy cô chân chính bạn phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức.Bên cạnh đó người thầy cô cũng là người cần có bản lĩnh, tính nhẫn nhịn và không được cho phép mình được bất mãn trước học trò dẫn đến những tổn thương đáng tiếc. Rèn luyện mình làm sao để trở thành một người thầy cô giáo thương yêu học trò, dìu dắt các em đến sự thành công trong học tập.

Làm chủ công việc

Có thể nói, nghề nhà giáo đòi hỏi nhiều về phẩm chất đạo đức, nhân cách và thiên về sự gương mẫu chứ không chỉ là bạn có năng lực.Tuy có áp lực nhất định nhưng nghề này cũng rèn luyện cho bạn được sự chủ động trong công việc từ soạn giáo án, giảng bài, kiểm tra, chấm bài…

Để gắn bó được với nghề giáo và trở thành người thầy tốt, bạn cần có định hướng đúng năng lực và nguyện vọng của mình vì sao chọn nghề giáo viên, giải thích được nó thì bạn sẽ sống mãi với nghề này.

Dạy học là nghề tạo ra tất cả các nghề khác

Tiêu chuẩn của nghề giáo viên

Như đã phân tích trên giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, nghề giáo viên được cả xã hội tôn vinh. Do đó, pháp luật đã đặt ra những tiêu chuẩn đối với nghề giáo như sau:

Cụ thể điều 67 Luật giáo dục 2019 quy định về Tiêu chuẩn của nhà giáo gồm những tiêu chuẩn sau:

“ Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.”

Theo như quy định trên thì giáo viên cần có những tiêu chuẩn như sau:

– Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

Tiêu chuẩn đầu tiên của giáo viên là phải có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt. Đây là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng của nhiều ngành nghề trong xã hội và đặc biệt là đối với nghề giáo thì lại càng quan trọng hơn. Nghề giáo có sứ mệnh cao cả là trồng người, bên cạnh trang bị cho học sinh những kiến thức và nghề giáo còn rèn luyện dạy dỗ học trò thành người có những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội. Do đó với mỗi nhà giáo cần có những phẩm chất tư tưởng, đạo đức tốt.

– Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

Bên cạnh những yêu cầu về phẩm chất đạo đức thì kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí việc làm là điều quan trọng. Đối với những vị trí việc làm khác nhau thì đòi hỏi những chuyên môn cũng khác nhau. Ví dụ như giáo viên tiểu học thì cần được đào tạo về giáo dục tiểu học để phù hợp với vị trí việc làm của mình …

– Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Sự phát triển là luôn luôn tất yếu do đó giáo viên cần phải cập nhật và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình để thực hiện tốt các công việc của mình và đảm bảo được chất lượng giảng dạy.

– Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp

Sức khỏe là một vấn đề vô cùng quan trọng nên để thực hiện được công việc của mình thì giáo viên cần đảm bảo yếu tố sức khỏe để phục vụ cho công việc của mình.

Phân biệt giáo viên với giảng viên

Theo điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

“ 1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.”

Theo quy định trên có thể thấy rằng hai khái niệm giáo viên và giảng viên nghe có vẻ tương đồng thế nhưng chúng lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp.

Giảng viên là nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên

Giáo viên có những quyền và nhiệm vụ gì?

Theo điều 70 luật giáo dục 2019 quy định giáo viên có các quyền sau:

“ 1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh quyền thì giáo viên cũng có các nghĩa vụ theo điều 69 Luật giáo dục 2019 như sau:

“ 1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.”

Trên đây là nội dung bài viết về Nghề giáo viên là gì? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.