Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS

Vào sáng thứ 7 ngày 12 tháng 12 năm 2020 cụm thi đua số 3 đã thực hiện tiết chuyên đề trải nghiệm sáng tạo môn toán 6 tại trường THCS Tân Nghĩa với sự tham gia đầy đủ của giáo viên bộ môn toán và lãnh đạo đơn vị các trường trong cụm thi đua số 3

Hoạt động diễn ra sôi nổi và hiệu quả cao.

Tiết dạy được cô Lan Anh thực hiện, học sinh rất hứng thú và tích cực trong trải nghiệm làm thước đo, sau đây là một số hình ảnh ghi lại trong qúa trình thực hiện tiết dạy

Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS
Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS
Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS
Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS
Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS
Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS
Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS
Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS
Dạy học trải nghiệm môn Toán THCS

Nhà xuất bản Giáo dục Việt NamNăm xuất bản: 2018Hình thức: Bìa mềmTác giả: Nhiều tác giảSố trang 280Khổ sách: 17 x 24cmHọc tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm là phương pháp thực hiện học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đây được đánh giá là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.Bộ sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học được biên soạn với mục đích giúp học sinh biết liên hệ, vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Bộ sách gồm nhiều chủ đề học tập gắn liền với thực tiễn cuộc sống của học sinh. Mỗi chủ đề được thiết kế chi tiết, cụ thể theo từng bước của hoạt động học tập trải nghiệm để các em có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình.Bộ sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông gồm 14 cuốn :Sách học sinh: lớp 6, Lớp 7, Lớp 8, Lớp 9.

Sách giáo viên: các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Ngữ văn

Xem thêm Thu gọn

Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMLỀU HỒNG DUÂNTHIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢINGHIỆM TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 9LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCTHÁI NGUYÊN - 2019Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMLỀU HỒNG DUÂNTHIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢINGHIỆM TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 9Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn ToánMã số: 8140111LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCNgười hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thanh TâmTHÁI NGUYÊN - 2019Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Thái Nguyên, tháng năm 2019Tác giả luận vănLều Hồng DuânSố hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnLỜI CẢM ƠNĐể có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sựcố gắng lỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy cô, cũngnhư sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiêncứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Phạm Thanh Tâm, người đã hếtlòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận vănnày.Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể quýThầy cô trong khoa Toán, Bộ phận sau đại học - Phòng đào tạo - trường Đại học SưPhạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũngnhư tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập nghiên cứuvà cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các anh chị đồngnghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiêncứu khoa học.Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này khôngtránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những ngườiquan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đónggóp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019Tác giảLều Hồng DuânSố hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnMỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iLỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iiMỤC LỤC ................................................................................................................... iiiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... ivDANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vMỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 12. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 23. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 24. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 25. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 36. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 37. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 3Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 41.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm .................................................. 41.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................................... 41.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam...................................................................................... 51.2. Một số vấn đề lý luận về hoạt động trải nghiệm ................................................... 61.2.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm.................................................................. 61.2.2. Vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm............................................................. 71.2.3. Đặc điểm của hoạt động học tập bằng trải nghiệm............................................. 81.2.4. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm................................................ 91.2.5. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm .................................................... 131.2.6. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm.......................................................... 201.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán ở lớp 9 trường THCS.......... 221.3.1. Đặc điểm của học sinh THCS........................................................................... 221.3.2. Nội dung dạy học Toán lớp 9 ........................................................................... 281.3.3. Những cơ hội và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy họcToán ở lớp 9 ................................................................................................................ 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vn1.4. Thực trạng tổ chức HĐTN trong DH toán ở trường THCS ................................ 331.4.1. Mục đích và nội dung điều tra .......................................................................... 331.4.2. Đối tượng và phương pháp điều tra .................................................................. 331.4.3. Kết quả điều tra................................................................................................. 341.5. Kết luận chương 1................................................................................................ 40Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆMTRONG DẠY HỌC TOÁN Ở LỚP 9 ..................................................................... 412.1. Thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học toán 9 ............................................... 412.1.1. Vai trò của trò chơi trong DH Toán 9 theo hướng phát triển NL HS............... 412.1.2. Thiết kế và tổ chức trò chơi .............................................................................. 422.2. Thiết kế và tổ chức hoạt động giao lưu/ ngoại khóa trong dạy học toán 9.......... 452.2.1. Vai trò của HĐ giao lưu/ngoại khóa trong DH toán theo hướng phát triểnNL HS .............................................................................................................. 452.2.2. Thiết kế và tổ chức HĐ giao lưu/ ngoại khóa toán........................................... 462.3. Thiết kế và tổ chức hoạt động thực hành trong dạy học toán 9........................... 592.3.1. Vai trò của HĐ thực hành trong DH Toán 9 theo hướng phát triển NL HS .... 592.3.2. Thiết kế và tổ chức HĐ thực hành toán học ..................................................... 592.4. Thiết kế và tổ chức dạy học dự án trong dạy học toán 9 ..................................... 602.4.1. Vai trò của DH dự án trong DH toán 9 theo hướng phát triển NL HS............. 602.5. Triển khai HĐTN toán học trong tiến trình dạy học toán 9 ................................ 652.6. Kết luận chương 2 ............................................................................................... 81Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................... 823.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................................... 823.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................................................ 823.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm .................................................................... 823.3.1. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................................... 823.3.2. Thời gian thực nghiệm...................................................................................... 823.4. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 823.5. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................... 833.6. Kết quả thực nghiệm............................................................................................ 833.7. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm .................. 87Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vn3.7.1. Những thuận lợi trong thực nghiệm sư phạm................................................... 873.7.2. Một số khó khăn trong thực nghiệm sư phạm .................................................. 883.7.3. Một số lưu ý trong thực nghiệm sư phạm........................................................ 883.8. Kết luận chương 3................................................................................................ 89KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 90TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 92Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂNViết tắtViết đầy đủBPT: Bất phương trìnhCĐSP: Cao đẳng sư phạmĐC: Đối chứngDH: Dạy họcĐHSP: Đại học sư phạmDHTDA: Dạy học theo dự ánGQVĐ: Giải quyết vấn đềGV: Giáo viênHĐ: Hoạt độngHĐTN: Hoạt động trải nghiệmHPT: Hệ phương trìnhHS: Học sinhHT: Học tậpKN: Kỹ năngNL: Năng lựcNXB: Nhà xuất bảnPP: Phương phápPT: Phương trìnhSGK: Sách giáo khoaTCN: Trước công nguyênTHCS: Trung học cơ sởTHPT: Trung học phổ thôngTN: Thực nghiệmSố hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnDANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNHBảngBảng 1.1.Số lượng GV Toán ở các trường tham gia điều tra thực trạng ................34Bảng 1.2.Nhận thức của GV về HĐTN...................................................................35Bảng 1.3.Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tổ chức HĐ TN cho HS ...........35Bảng 1.4.Mức độ quan tâm của GV đến việc tổ chức HĐ TN cho HS...................36Bảng 1.5.Về tần suất tổ chức HĐTN cho HS trong dạy toán..................................36Bảng 1.6.Những khó khăn, trở ngại của GV khi thiết kế, tổ chức HĐTN ..............37Bảng 1.7.Khả năng lựa chọn những hình thức tổ chức HĐTN ...............................37Bảng 1.8.Mức độ quan tâm ứng dụng kiến thức sau mỗi bài học của HS ..............38Bảng 1.9.Mức độ HS quan tâm tới HĐTN trong học toán......................................38Bảng 1.10. Mức độ thường xuyên tham gia HĐTN trên lớp của HS.........................38Bảng 3.1:Kết quả kiểm tra lần 1 ..............................................................................85Bảng 3.2:Kết quả kiểm tra lần 2 ..............................................................................85HìnhBiểu đồ 3.1a.Kết quả kiểm tra bài 1 trường THCS Giao Hương....................................... 84Biểu đồ 3.1b.Kết quả kiểm tra bài 1 trường THCS Ngô Đồng.......................................... 84Biểu đồ 3.2a.Kết quả kiểm tra bài 2 trường THCS Giao Hương....................................... 86Biểu đồ 3.2b.Kết quả kiểm tra bài 2 trường THCS Ngô Đồng.......................................... 86Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnMỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiXu thế phát triển giáo dục trên thế giới đang hướng đến phát triển NL conngười. Trước yêu cầu hội nhập và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nghịquyết 29-NQ/TW (4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó chỉ rõ“chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàndiện NL và phẩm chất người học”.Thực hiện đổi mới nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần nghị quyết 29, BộGiáo dục và Đào tạo đã tiến hành xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể(ban hành 12/2018) [2]. Trong đó, mục tiêu của môn Toán ở trường phổ thông đượcxác định là “...góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, NL chungvà NL toán học cho HS; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để HSđược trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ýtưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và HĐgiáo dục khác ...” [2, trang 3]Các công trình nghiên cứu về lý thuyết HĐ trên thế giới và ở Việt Nam (A.N.Lê-ôn-chi-ep (1989), David A.Kolb (2015), Phạm Minh Hạc (1986), Nguyễn Bá Kim(1998), Bùi Ngọc Diệp (2015), Nguyễn Thị Liên, ...) đã cho thấy: NL được hìnhthành và phát triển trong HĐ và bằng HĐ; đối với lĩnh vực DH, đó là những HĐ đểHS trải nghiệm trước và trong quá trình khám phá, vận dụng tri thức.Khổng Tử (551- 479 TCN) từ hơn 20 thế kỷ trước đã quan niệm: "Những gìtôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu".Phạm Minh Hạc ([8]) đã viết về vai trò của HĐ trong giáo dục: “PP giáo dụcbằng HĐ là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ, làm trẻ thay đổi từ bên trong ...”Toán học là một khoa học có tính trừu tượng cao, điều đó phần nào tạo ranhững khó khăn nhất định trong HĐ nhận thức, khó gây được sự ham thích cho ngườihọc. Vì vậy, tổ chức HĐTN trong DH toán là cần thiết, không những góp phần gâyhứng thú học toán, mà còn giúp HS phát triển NL thực hành vận dụng toán học, tạocơ sở phát triển NL GQVĐ của người học.Mặt khác, do toán học có tính phổ quát và là khoa học công cụ nên khôngnhững môn Toán phổ thông có nhiều cơ hội tổ chức HĐ trải nghiệm mà điều đó còncó ở những môn học khác và trong thực tế đa dạng của cuộc sống.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnHĐTN là HĐ giữ vai trò rất quan trọng trong xây dựng và thực hiện chươngtrình giáo dục phổ thông mới. HĐ này giúp cho HS có nhiều cơ hội trải nghiệm đểvận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành NL thực tiễn cũngnhư phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về HĐTN; học quatrải nghiệm, tổ chức HĐTN trong DH Toán ở cấp Tiểu học. Tác giả Bùi Ngọc Trang[19] cũng đã nghiên cứu về tổ chức HĐTN ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn Toánở trường THPT. Các công trình trên là hướng tiếp cận mới, phù hợp với định hướngđổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn tới, góp phần bổ sung lý luận và thực tiễn tronggiảng dạy Toán ở bậc phổ thông. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại chưa có công trìnhnào công bố nghiên cứu về tổ chức HĐTN trong dạy học môn Toán cấp THCS, mộtcấp học quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông - cầu nối giữa bậc tiểu học vàTHPT, tạo cơ sở để phân luồng HS sau THCS.Xuất phát từ những lí do trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu "Thiếtkế và tổ chức HĐTN trong dạy học Toán lớp 9".2. Mục đích nghiên cứuĐề xuất một số HĐTN trong dạy học Toán ở lớp 9 nhằm giúp HS củng cố, vậndụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, góp phần phát triểnnăng lực, nâng cao chất lượng HT Toán cho HS.3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán lớp 9 ở trường THCS. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy họcmôn Toán lớp 9 ở trường THCS. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về thiết kế và tổ chức HĐTNngoài giờ lên lớp trong dạy học môn Toán ở lớp 9.4. Giả thuyết khoa họcNếu thiết kế và tổ chức được các HĐTN trong DH Toán 9 theo hướng pháttriển NL thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng HT của HS, đồng thời giúp HS nhậnthức và vận dụng được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu; Nghiên cứu nội dung dạy học môn Toán lớp 9; Xác định các hình thức, tình huống dạy học có thể thiết kế và tổ chức đượcHĐTN cho HS trong môn Toán ở lớp 9; Thực trạng tổ chức HĐTN trong dạy học Toán 9 ở một số trường THCS; Thiết kế một số HĐTN trong dạy học Toán 9; Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng và đánh giá tính khả thi của giảthuyết khoa học và các HĐTN đã đề xuất.6. Phương pháp nghiên cứu6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận- Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn.6.2. Phương pháp điều tra - quan sát- Tiến hành khảo sát bằng PP điều tra, phỏng vấn với GV và HS THCS.6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm- Tổ chức dạy thực nghiệm tại lớp 9 ở một số trường THCS để xem xét tínhkhả thi và hiệu quả của nội dung nghiên cứu đã được đề xuất.6.4. Phương pháp thống kê toán học- Phân tích các số liệu điều tra thực trạng và số liệu thực nghiệm sư phạm.7. Cấu trúc của luận vănNội dung chính của luận văn trình bày trong 3 chương:Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễnChương2: Tổ chức các HĐTN trong dạy học Toán ở lớp 9Chương 3: Thực nghiệm sư phạmChương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoàiNgay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vaitrò của trải nghiệm với việc HT của mỗi cá nhân.Ngay từ thời kỳ xa xưa, Aristotle (384- 332TCN) đã cho rằng: "Những điềuchúng ta phải học trước rồi mới làm, chúng ta học thông qua làm việc đó" (tham khảotrong Tạp chí công nghệ giáo dục số 2, tháng 6/ 2014, trang 41)John Deway (1859 - 1952) - một triết gia nổi tiếng Mỹ - tác giả cuốn sách“Experience and Education” đã kết luận “giáo dục là gì và những điều kiện nào cầnphải được thỏa mãn để giáo dục có thể trở thành một thực tế chứ không phải một cáitên gọi hoặc một khẩu hiệu” (dẫn theo Nguyễn Mạnh Tường. Lý luận giáo dục châuÂu. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994). Ông chỉ ra rằng nhà trường phải là mộthình thái của đời sống cộng đồng và trẻ em sống và tiếp thu kiến thức từ cộng đồngđó. Do vậy, phương pháp dạy trẻ học là giúp trẻ học một cách tự nhiên, không ngăncản trẻ phát triển tự nhiên, do đó ông nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm của ngườihọc.Những công trình ban đầu về Lý thuyết học qua trải nghiệm thuộc về DavidA.Kolb ([7]). Ngay từ 1984, bằng cách kết hợp các tư tưởng của John Deway - Chủnghĩa thực dụng, của J.Lewin - Tâm lý học xã hội, của J.Piaget - Lý thuyết phát triểnnhận thức, David A. Kolb đã đưa ra mô hình học tập mới với quan điểm “Học tập làquá trình trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinhnghiệm”. Ông đã đề ra chu trình học tập dựa vào trải nghiệm với kinh nghiệm/trảinghiệm là một trong bốn giai đoạn của chu trình học tập đó. Ông cho rằng: muốn đạtđược hiệu quả tốt nhất thì người học cần trải qua cả bốn giai đoạn trong chu trình đóvà “học tập là một quá trình liên tục được khởi nguồn từ kinh nghiệm” [7].Từ những tư tưởng này, David Kolb đã khởi xướng xu hướng - trào lưu HTthông qua trải nghiệm với các tác giả John D. Brandsford, James Pellegrino, RodCocking, and Suzane Donovan (25]). Trong [26], David A. Kolb đã chỉ ra rằngHĐTN có vai trò rất quan trọng trong dạy học phát triển NL HS; ...Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, khôngthể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Theo Montessori, "Trẻ tự đàoluyện mình trong mối quan hệ với môi trường" [15, tr.60]. Có nghĩa là những gì màtrẻ có được phải "thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài", thông qua HĐ tương tác trựctiếp của trẻ với môi trường. Một trong những tư tưởng triết lý của Montessori làchúng ta "không nên coi trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả HĐ của trí ócvới đôi tay tạo thành một HĐ sáng tạo song hành" [15, tr59]. Với quan niệm cho rằngđôi tay là công cụ của trí tuệ, phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh của trẻ,"trải nghiệm" theo quan điểm Montessori nhấn mạnh việc học được thực hiện thôngqua các tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý tính(sự phối hợp của đôi tay và trí óc) và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻphát triển và hoàn thiện. Vai trò của trẻ trong quá trình trải nghiệm không chỉ làngười tham gia mà chính là chủ thể thực hiện các tương tác với đối tượng; thông quaquá trình tương tác này mà kiến tạo những kiến thức mới trở thành kinh nghiệm củabản thân.1.1.2. Nghiên cứu ở Việt NamTrong khoảng những thập kỷ đầu tiên của thống kê XXI, ở Việt Nam có khánhiều công trình nghiên cứu triển khai đưa HĐTN vào giáo dục như:a) Về bài báo khoa học có các kết quả nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến địnhhướng vận dụng thực tiễn, triển khai cụ thể như:- Tác giả Đỗ Ngọc Thống (2015) trong [18] đã đúc kết kinh nghiệm quốc tế vềHĐTN và liên hệ với thực tiễn giáo dục ở Việt Nam.- Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2015) trong [17] nghiên cứu về vai trò củaHĐTN sáng tạo - xem đó như một loại HĐ HT quan trọng cần được quan tâm đếntrong chương trình giáo dục phổ thông mới.- Trần Văn Tính trong [19] thì nghiên cứu việc đánh giá NL người học quaHĐTN sáng tạo.- Bùi Ngọc Diệp (2015) trong [6] bàn đến những hình thức tổ chức các HĐTNsáng tạo trong nhà trường phổ thông.- Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung (2015) đưa ra quan niệm vềHĐTN sáng tạo và một số hình thức tổ chức HĐTN sáng tạo cho HS phổ thông.b) Về sách chuyên khảo có cuốn sách Tổ chức HĐTN sáng tạo trong nhàtrường phổ thông của tác giả Nguyễn Thị Liên ([13]), trong đó đề cập đến cơ sởlý luận và đặc biệt là cách thức tổ chức HĐTN cho HS trong phạm vi nhà trườngphổ thông.c) Về tài liệu tổng hợp kết quả nghiên cứu ở hội thảo khoa học có: Tổ chứchoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS phổ thông và mô hình phổ thông gắn với sảnxuất kinh doanh tại địa phương, Kỷ yếu hội thảo (2014) của Bộ Giáo dục và Đào tạotại Tuyên Quang ngày 30/8/2014. Trong đó đăng tải các kết quả các kinh nghiệm tổchức HĐTN cho HS trong các môn học phổ thông; đặt HĐTN trong mối liên hệ vớiđặc thù kinh tế ở từng địa phương.Nhìn chung, những công trình ở Việt Nam đã được các tác giả vận dụng lýluận về HĐTN trong nhiều lĩnh vực, phạm vi và mức độ khác nhau, cả tầm vĩ mô(phát triển lý luận) và vi mô (vận dụng cụ thể), cả ở bậc học phổ thông và giáo dụcchuyên nghiệp. Đây chính là căn cứ quan trọng để chúng tôi triển khai vận dụng môhình DH thông qua tổ chức các HĐTN cho HS trong môn Toán ở lớp 9 trườngTHCS.1.2. Một số vấn đề lý luận về hoạt động trải nghiệm1.2.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệmTheo nghĩa từ điển [24], trải nghiệm (experience) được hiểu là quá trình chủthể tham gia, quan sát, tiếp xúc với sự vật, sự kiện ... Trải nghiệm thường đi đến kếtquả là hiểu biết (tri thức) về sự vật, hiện tượng và khả năng (kỹ năng) làm việc vớiđối tượng, sự vật, giải quyết được vấn đề nào đó.Trong giáo dục, trải nghiệm được xem là quá trình nhận thức, khám phá đốitượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác hành động vật chấtbên ngoài và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng).Thông qua đó, chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được nhữngkiến thức kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng cần thiết.Ở luận văn này, trong phạm vi dạy học, chúng tôi sử dụng "trải nghiệm" theoquan niệm: Những HĐ HS tác động với các sự vật sự việc trong quá trình HT, qua đóHS hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trải nghiệm có các đặc điểm sau: Trựctiếp tạo ra sản phẩm; Tạo cảm xúc; Gắn với cuộc sống hàng ngày của người học.Theo [24], hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế định nghĩa về học qua trảinghiệm “là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyếnkhích người học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại đểtăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển cácnăng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”.Trên cơ sở đó, tham khảo một số công trình liên quan đến HĐTN, trong phạmvi DH, chúng tôi hiểu “HĐTN là một loại HĐ giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫnvà tổ chức của GV, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các HĐ thực tiễn ởnhững mức độ khác nhau trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống gia đình và xãhội. HS với tư cách là chủ thể của HĐ HT, qua đó các em thu được kiến thức và kỹnăng, phát triển năng lực thực tiễn, hình thành phẩm chất nhân cách của cá nhânmình”.Từ đó chúng ta có thể thấy HĐTN có điểm khác với HĐ ngoài giờ lên lớp theo chương trình giáo dục hiện nay. Nếu như HĐ ngoài giờ lên lớp gắn liền với nộidung chương trình từng môn học cụ thể thì HĐTN được xem như một hình thức HĐgiáo dục, mà thông qua đó, ở từng môn học, HS thực hiện quá trình HT nhưng cũngđồng thời đạt được những mục tiêu giáo dục khác, đặc biệt là NL thực hiện HĐ thựchành vận dụng vào thực tiễn.1.2.2. Vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệma) Đối với quá trình dạy họcDạy học thông qua trải nghiệm là một PP có nhiều ưu điểm và kích thích đượccác tiềm năng trí tuệ của trẻ. PPDH trải nghiệm được sử dụng trong nhiều mô hìnhngoài mô hình giáo dục truyền thống như: mô hình giáo dục của Shichida Makoto(Nhật Bản), Glenn Doman (Mỹ), Phùng Đức Toàn (Trung Quốc), PP giáo dụcMontessori.b) Đối với yêu cầu về phẩm chất và NL chung trong Chương trình giáo dụcphổ thông tổng thể (mới ban hành 12/20018), [2]:"HĐTN sáng tạo là HĐ giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dụcphổ thông mới. HĐ này giúp cho HS có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng nhữngkiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành NL thực tiễn cũng như phát huytiềm năng sáng tạo của bản thân".Ngoài ra HĐTN một cách sáng tạo còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hìnhthành ở người học các NL đặc thù sau:+ NL HĐ và tổ chức HĐ;+ NL tổ chức và quản lý cuộc sống;+ NL tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;+ NL định hướng nghề nghiệp;+ NL khám phá và sáng tạo.Do tính mở trong mục tiêu đầu ra của HĐTN mà hình thức HĐ này khá đadạng và cũng khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc lĩnh vực mang tính chủ quan cao, đồng thời kết quả thu được từ HĐTN mang đậmdấu ấn cá nhân người trải nghiệm. Vì vậy, nói đến HĐTN cũng đồng thời gắn với sựsáng tạo và tính phân hóa đối tượng HĐ.Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiếp cận HĐTN từ yêu cầu và cách thứcthiết kế và tổ chức các HĐ đó trong DH môn Toán lớp 9, nhằm chú trọng phát triểncho HS NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng toán học vào thực tiễn ở mức độ phù hợpvới lứa tuổi và vốn tri thức kinh nghiệm của HS lớp 9.1.2.3. Đặc điểm của hoạt động học tập bằng trải nghiệmTrong DH, các HĐ HT bằng trải nghiệm có đặc điểm như sau:+ HS là chủ thể của HĐTN;+ HS trực tiếp tiếp xúc, hành động với các sự vật ... (hai loại sự vật: chỉ là giảđịnh hoặc là sự vật thật hoàn toàn) để nhận thức bằng cách khám phá. Tuy nhiên, cầnchú ý rằng: Trong môn Toán không có đối tượng nào là số và hình ... thực sự trongthực tế. Vì vậy, những sự vật dùng để trải nghiệm trong môn Toán cũng chỉ mangtính tương đối;+ Yếu tố cảm xúc hứng thú khi HS trải nghiệm là rất quan trọng. Cần chú ý 3loại cảm xúc: cảm xúc đối với các sự vật hiện tượng mà HS tác động vào; cảm xúcđối với chính HĐTN đó (chẳng hạn hình thức, cách thức học); cảm xúc với đối tác(thầy cô giáo bạn bè cùng trải nghiệm).Với đối tượng HS lớp 9, ở lứa tuổi thiếu niên đang phát triển cả về thể chất vàtâm lý - các em rất muốn thể hiện mình, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến yếu tố cảmxúc, tâm lý của cá nhân và thi đua trong tập thể khi HS học toán thông qua HĐTN.1.2.4. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệmTrong chương trình giáo dục phổ thông, HĐTN được chia làm bốn nhóm nộidung (HĐ phát triển cá nhân; HĐ lao động, nhóm HĐ xã hội và phục vụ cộng đồng;nhóm HĐ giáo dục hướng nghiệp). Do vậy, ta có thể phân thành các nhóm tổ chứcHĐTN như sau:- Những hình thức nhóm mang tính cống hiến (gồm các HĐ tình nguyện, nhânđạo, vì cộng đồng, …).- HĐ có tính khám phá (gồm những chuyến đi thực địa, tham quan, dã ngoại, …)- HĐ mang tính thể nghiệm, HS được trải nghiệm và thể nghiệm mình luônqua các HĐ giao lưu, đóng kịch, sân khấu hóa, …Theo Bùi Ngọc Diệp (2015) [6], trong giáo dục, HĐTN có thể được tổ chứcthông qua các hình thức sau:1. HĐ câu lạc bộCâu lạc bộ là “hình thức sinh hoạt ngoại khóa. những học sinh cùng sở thích,nhu cầu, năng khiếu,...sẽ cùng lập thành một nhóm dưới sự định hướng của nhữngnhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh vớinhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác.2. Tổ chức trò chơiTrò chơi là một HĐ thường dùng để giải trí và đôi khi cũng được sử dụng nhưmột công cụ giáo dục. Những đặc điểm của trò chơi là: vui, độc lập (hạn chế trongmột địa điểm và một khoảng thời gian), may rủi, không sinh lợi (những người chơikhông đạt tới một lợi ích vật chất cụ thể), có luật chơi.3. Tổ chức diễn đànDiễn đàn là “nơi tập hợp, trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong những lĩnhvực mà người lập ra diễn đàn hướng đến và các thành viên đều quan tâm”. Các emhọc sinh được tham gia trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến, quan niệm hay những câuhỏi, đề xuất của mình, hoặc cũng có thể trao đổi học tập... của mình với bạn bè, nhàtrường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan.4. Sân khấu tương tácSân khấu tương tác là một hình thức kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn trựctiếp với HĐ tương tác giữa người biểu diễn với người xem, thường bao gồm việc cácdiễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự kiện có thật hay tưởng tượng trướcnhững đối tượng khán giả tại chỗ ở một nơi cụ thể, thường là nhà hát. Các diễn viêncó thể truyền tải kinh nghiệm này đến với khán giả thông qua sự kết hợp của cử chỉ,lời nói, bài hát, âm nhạc, và khiêu vũ.5. Tham quan, dã ngoạiTham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế. Học sinh đượcđi thăm, quan sát, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, vănhóa, công trình, nhà máy... giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đótăng thêm vốn kiến thức và có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.6. Hội thi / cuộc thiHội thi - cuộc thi là một HĐ mang tính quần chúng rộng rãi nhưng đòi hỏitrình độ tổ chức cao cả về nội dung và hình thức thể hiện. Trong nhà trường việc tổchức hội thi - cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức HĐ hấp dẫn, lôi cuốnhọc sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướnggiá trị cho tuổi trẻ.7. Tổ chức sự kiệnSự kiện là một HĐ thuộc nhiều lĩnh vực: văn hóa, xã hội, chính trị,...Sự kiện làmột HĐ quy tụ nhiều người trong cùng một không gian, địa điểm, thời gian và cùnghướng tới một vấn đề chung. Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một HĐtạo cơ hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình,thể hiện năng lực tổ chức HĐ, thực hiện và kiểm tra giám sát HĐ. Các sự kiện họcsinh có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai giảng, lễ bế giảng, mit tinh cácngày lễ như 20 - 11, 8 - 3, 22 - 12...; Các buổi triển lãm, hội thảo khoa học, hội diễnnghệ thuật, trao đổi kinh nghiệm; Các HĐ thể dục thể thao; HĐ học tập thực tế, dulịch khảo sát thực tế, …8. HĐ giao lưuGiao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục để cho học sinh được tiếp xúc, tròchuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực HĐ nàođó”. Qua đó, giúp các em có “tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyênđúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.9. HĐ chiến dịchHĐ chiến dịch giúp học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, quađó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Việc họcsinh tham gia các HĐ chiến dịch nhằm “tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm củahọc sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toànxã hội,… từ đó giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho họcsinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năngcần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năngra quyết định”. Một số chủ đề có thể tổ chức như: Chiến dịch giờ trái đất; Chiến dịchvì môi trường xanh - sạch - đẹp; Chiến dịch tình nguyện hè, Chiến dịch ngày thứ 7tình nguyện… Để thực hiện HĐ chiến dịch được hiệu quả cao cần xây dựng kế hoạchđể triển khai chiến dịch cụ thể và khả thi với các nguồn lực huy động được đồng thờihọc sinh phải được trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vàochiến dịch.10. HĐ nhân đạoHĐ nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm vàgiá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biếtquan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinhnhư: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,…HĐ nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhaunhư: Hiến máu nhân đạo; Xây dựng quỹ ủng hộ “vì bạn nghèo”, Quyên góp cho trẻem mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em”; Quyên góp cho các HĐ tìnhnguyện; Tổ chức trung thu cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa”…Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy họcToán lớp 9, chúng tôi căn cứ vào đặc thù của môn Toán, đặc điểm của HS THCS ởSố hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnkhu vực Giao Thuỷ - Nam Định và điều kiện thực tế dạy và học Toán ở địa phươngđể lựa chọn, phối hợp các hình thức sau:a) Hình thức tổ chức trò chơi trong giờ học toán;Ở hình thức trò chơi (gắn với toán học), HS không những được thực hành, trảinghiệm một cách tích cực, tự nhiên và vui vẻ các HĐ vận dụng kiến thức toán học màcòn thấy được môn Toán được học có ý nghĩa tác dụng trong HĐ vui chơi, giải trígần gũi với cuộc sống.b) Hình thức tổ chức giao lưu trong ngoại khóa toán;HĐ giao lưu giữa HS với HS, giữa HS và GV trong và ngoài giờ học là mộthình thức mang tính tự nhiên, tất yếu giữa những con người với nhau. Mặt khác,ngoại khóa cũng là một trong những hình thức giáo dục trong nhà trường. Như vậy,bản thân quá trình dạy và học đã bao hàm những dạng HĐ này.c) Hình thức tổ chức thực hành vận dụng toán học;Học Toán suy cho cùng là để vận dụng vào lao động sản xuất và cuộc sống.Trong phạm vi nhà trường, thực hành vận dụng toán học chính là khởi đầu cho quátrình này. Thông qua đó, HS xuất hiện nhu cầu và có cơ hội trải nghiệm các HĐ sửdụng công cụ toán học vào giải quyết những vấn đề mang tính thực tế.d) Hình thức tổ chức dự án HT trong môn Toán;Tham khảo từ [5], tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các tác giả BerndMeier, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo, Trần Việt Cường ..., DHTDA cócác đặc điểm sau: Định hướng thực tiễn, Định hướng hứng thú người học, Địnhhướng hành động, Tính tự lực cao của người học, Cộng tác làm việc, Định hướng sảnphẩm.Phân tích cụ thể, có thể thấy một số đặc điểm của DHTDA phù hợp với tổchức HT bằng HĐTN:- Có khả năng tích hợp cao: Nội dung của các DAHT có sự kết hợp tri thứccủa nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để gắn mônToán với HĐTN thực tiễn ở môn học khác, trong đời sống.- Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian, thời gian: DHTDA có thể đượctiến hành trong phạm vi một nhóm, một lớp học, nhưng cũng có thể vượt ra khỏi phạmvi một lớp học. Đây là điều kiện tốt để khắc phục sự hạn chế thời gian, hoàn cảnhtrong DH Toán khi cần tổ chức HĐTN ở không gian và môi trường rộng rãi hơn.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vn- Tạo ra môi trường HT tương tác: Đây là một môi trường thuận lợi cho các HĐtương tác đa chiều: Tương tác giữa GV - người học, người học - người học, người học- xã hội … Điều đó đặc biệt quan trọng khi DH thông qua các HĐTN của HS.Trong thực tế vận dụng DH theo dự án, HS có nhu cầu và được chủ động tíchcực thực hiện các HĐ của mình nhằm tìm hiểu, nhận thức môn Toán. Như vậy, bảnthân các HĐ xây dựng và thực hiện một dự án HT đã tự nhiên hàm chứa cơ hội choHS tìm đến và thực hiện HĐTN.1.2.5. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệmHĐTN coi trọng các HĐ thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ bản là HĐmang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triểnsáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những HĐ giáo dụcđược tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo.Điều đó đòi hỏi các hình thức và PP tổ chức HĐTN phải đa dạng, linh hoạt, HS tựHĐ, trải nghiệm là chính.Có các PP chủ yếu để tổ chức HĐTN là:1. PP giải quyết vấn đề2. PP sắm vai3. PP làm việc nhóm4. PPDH dự ánTùy theo tính chất và mục đích của từng HĐ cụ thể cũng như điều kiện, khảnăng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều PP phù hợp. Điều quan trọnglà PP được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HSvà khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có.1.2.5.1. Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ)GQVĐ là một PP giáo dục nhằm phát triển NL tư duy, sáng tạo, GQVĐ củaHS. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc GQVĐ giúp HS lĩnhhội tri thức, KN và PP.Trong tổ chức HĐTN, PP GQVĐ thường được vận dụng khi HS phân tích,xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quátrình HĐ.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnPP GQVĐ có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, giúpcác em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong HĐ,cuộc sống hàng ngày. Để PP này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêuHĐ, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi GQVĐGV phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không cólợi khi giáo dục HS.PP GQVĐ trong HĐTN được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:Bước 1: Nhận biết vấn đềTrong bước này GV cần phân tích tình huống đặt ra giúp HS nhận biết đượcvấn đề để đạt yêu cầu, mục đích đặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần được trình bày rõràng, dễ hiểu đối với HS.Bước 2: Tìm phương án giải quyếtĐể tìm ra các phương án GQVĐ, HS cần so sánh, liên hệ với cách GQVĐtương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. Các phươngán giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo.Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việcnhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.Bước 3: Quyết định phương án giải quyếtGV cần quyết định phương án GQVĐ, khi tìm được phải phân tích, so sánh,đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐ hay không. Nếu có nhiều phương án giảiquyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất màkhông giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết khác. Khi quyết địnhđược phương án thích hợp là đã kết thúc việc GQVĐ.1.2.5.2. Phương pháp sắm vaiSắm vai là PP giáo dục giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trongnhững tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của cácem.Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà HS tự xây dựng trong quá trìnhHĐ. Đây là PP giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cáchứng xử cụ thể mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọngnhất của PP này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnMục đích của PP trên không phải chỉ ra cái cần làm mà bắt đầu cho một cuộcthảo luận. Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị người sắm vai nên làm một cái gìđó sai, hoặc phải thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu người sắm vai làm đúngmọi chuyện thì chẳng có gì để thảo luận.Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các KN giao tiếpcho HS. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những KN ứng xử và bàytỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiệnphát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tíchcực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó.Về mặt tâm lý học, thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải quyết tốthơn vấn đề của bản thân, vai trò lĩnh hội được trong quá trình sắm vai cho phép HSthích ứng với cuộc sống tốt hơn. Trong trò chơi cũng như trong cuộc sống, các emmong muốn có được một vai yêu thích, khi sắm một vai HS bước ra từ chính bản thânmình.Điều này trở thành phương tiện để thể hiện niềm vui, nỗi buồn, mối quan tâm,băn khoăn, mong muốn được chia sẻ, sự do dự, ngập ngừng,... của chính các em.Thông qua các vai được sắm trong trò chơi, HS thể hiện các khía cạnh khác nhautrong tính cách như: sự ưa thích, tình cảm, sự hiểu biết về nhân vật mà các emđang sắm vai đó và những người bạn đang chơi cùng với hành động của chúng làđiều đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với HS.PP sắm vai thường được sử dụng theo 4 bước:Bước 1: Nêu tình huống sắm vai (phù hợp với chủ đề HĐ; phải là tình huốngmở; phù hợp với trình độ HS).Bước 2: Cử nhóm chuẩn bị vai diễn (có thể chuẩn bị trước khi tiến hành họatđộng): yêu cầu nhóm sắm vai xây dựng kịch bản thể hiện tình huống sao cho sinhđộng, hấp dẫn, mang tính sân khấu nhưng không đưa ra lời giải hay cách giải quyếttình huống. Kết thúc sắm vai là một kết cục mở để mọi người thảo luận.Bước 3: Thảo luận sau khi sắm vai: khi sắm vai kết thúc, người dẫn chươngtrình đưa ra các câu hỏi có liên quan để HS thảo luận.Bước 4: Thống nhất và chốt lại các ý kiến sau khi thảo luận.1.2.5.3. Phương pháp làm việc nhómSố hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vnLàm việc theo nhóm nhỏ là PP tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, GV sắpxếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa cácSố hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNhttp://lrc.tnu.edu.vn