Luật giáo dục đại học quy định nhiệm vụ của người học cụ thể như thế nào

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:30/11/2016

Nhiệm vụ và quyền của người học trong giáo dục đại học được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Đây là câu hỏi mà em rất mong nhận được sự tư vấn từ các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn. Em là Nguyễn Nam Khoa (email: khoa***gmail.com, 20 tuổi) và hiện đang là sinh viên năm 2 ngành xây dựng.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Nhiệm vụ và quyền của người học trong giáo dục đại học đã được quy định cụ thể tại Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012.

    Theo đó, nhiệm vụ và quyền của người học trong giáo dục đại học được quy định như sau:

    1. Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.

    2. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

    3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

    4. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

    5. Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

    6. Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

    7. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.

    8. Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ và quyền của người học trong giáo dục đại học. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Giáo dục đại học 2012.

    Trân trọng!


Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của con người ngày càng được nâng cao hơn. Có thể thấy, người học là thuật ngữ không còn xa lạ đối với ngày nay. Vậy, nhiệm vụ của người học quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.

Theo pháp luật giáo dục, người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

+ Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;

+ Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học;

+ Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;

+ Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;

+ Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;

+ Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.

Theo Điều 82 Luật Giáo dục 2019 quy định người học thực hiện những nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất: Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

Chương trình giáo dục đó là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra.

Kế hoạch giáo dục là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu giáo dục nhất định.

Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức... trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.

Đây có thể được xem là một trong những nhiệm vụ chính để người học có thể hoàn thành tốt được quá trình học tập của mình theo như quy định của pháp luật hiện hành. 

Thứ hai: Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

Một trong những truyền thống của ngành giáo dục Việt nam đó chính là “Tôn sư trọng đạo” là việc người học phải thực hiện các hoạt động và thái độ của mình tôn trong đối với nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục. Đồng thời phải đoàn kết, liên kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đời sống hằng ngày.

Thứ ba: Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

Ngoài trau dồi về kiến thức, người học cần rèn luyện các kỹ năng của bản thân thông quan các hoạt động xã hội nhằm hàn thiện bản thân cũng như cải thiện môi trường sống và hoạc tập của mình.

Thứ tư: Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.

Đây là nhiệm vụ rèn luyện đức tính cẩn thẩn, tôn trọng tài sản của nhà nước, tổ chức mà còn góp phần gìn giữ điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích học tập của người học được chất lượng nhất.

Thứ sáu: Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.

Giáo dục có nhiều truyền thống tốt đẹp được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ khác nhau. Đây là niềm tự hào dân tộc, là nét đẹp văn hóa của đất nước nên người học có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục trong khả năng của mình.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Căn cứ vào Điều 59 của Luật Giáo dục đại học thì người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

Điều 59. Người học

Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Căn cứ vào Điều 60 của Luật Giáo dục đại học nhiệm vụ và quyền của người học tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

1. Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.

2. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Luật Giáo dục đại học cũng quy định về các hành vi người học không được làm tương ứng với nhiệm vụ này đó là:

Điều 61. Các hành vi người học không được làm

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

4. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.”

4. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

5. Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

Theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, thì hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và các hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

6. Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

7. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội. Ví dụ sinh viên của chương trình đào tạo đại học là thân nhân của người có công với cách mạng thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020:

Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng

Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;”

Ngoài ra, sinh viên học chương trình đào tạo đại học còn được hưởng các chính sách miễn, giảm học phí tại nơi mình học nếu thuộc các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi giáo dục theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo:

* Đối tượng không phải đóng học phí

Theo đó, 02 đối tượng không phải đóng học phí, gồm học sinh tiểu học trường công lập và người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

* Đối tượng được miễn đóng học phí ví dụ như sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ,…

8. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh