Dạy kỹ năng sống trong trường học

Mới đây, tại hội nghị Định hướng công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường học do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức, ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD-ĐT), cho biết việc giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông hiện nay được chia thành 2 dạng: Tổ chức theo hình thức chuyên đề hoặc lồng ghép, tích hợp vào các tiết học. Tuy nhiên, do Bộ GD-ĐT chưa quy định thời lượng cũng như mô hình đào tạo cụ thể, nên mỗi nơi sẽ dựa vào tình hình thực tế (như đặc điểm địa hình, nhu cầu phụ huynh, kinh nghiệm người quản lý…) để triển khai.

Một số nơi như các trường tại quận 4, Phú Nhuận đã mạnh dạn thí điểm việc thiết kế bài học kỹ năng sống thành một tiết học riêng biệt, có kế hoạch từng nhóm chủ đề cụ thể, cũng như mời báo cáo viên từ các đơn vị khác đến hỗ trợ giảng dạy.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều đơn vị chỉ lồng ghép kiến thức về kỹ năng sống vào một số hoạt động trên lớp, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ (như giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, trợ lý thanh niên, nhân viên tâm lý…), nên nội dung giảng dạy chủ yếu dừng ở việc trang bị một số kỹ năng cơ bản, chưa có tính liên tục, chuyên sâu. 

Ở bậc mầm non, theo TS Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Phân viện miền Nam Học viện Thanh thiếu niên, hiện nay rất nhiều gia đình có điều kiện kinh tế đã cho con tham gia các khóa tập huấn tại các trung tâm đào tạo kỹ năng sống ngoài nhà trường. Tuy nhiên, quan điểm giữa gia đình và trung tâm đào tạo, giữa trung tâm đào tạo này với trung tâm đào tạo khác không phải lúc nào cũng thống nhất.

Theo nhận định của nhiều nhà quản lý giáo dục, dù hiện nay trường học đã quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhưng đại đa số mới dừng ở việc cung cấp kiến thức chứ chưa hình thành kỹ năng cho các em, nên khi gặp tình huống thực tế, trẻ vẫn lúng túng, không vận dụng được vào cuộc sống.

Riêng đối với các bậc như tiểu học, THCS và THPT, Th.S Nguyễn Thị Thu Hà, Học viện Quản lý giáo dục (Hà Nội), ghi nhận thực tế là các trường phổ thông hiện nay đang đặt mục tiêu dạy chữ cao hơn dạy làm người cho học sinh.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG THPT ………………….Số: /BC-THPTCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc…………………., ngày 18 tháng 4 năm 2018BÁO CÁOTình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống----------------Thực Công văn số 728/SGDĐT-PC&CTHSSV, ngày 11/4/2018 của Sở Giáo dục và Đàotạo, V/v báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường. Căn cứkết quả thực hiện của toàn trường, trường THPT ………….. báo cáo kết quả cụ thể như sau:I- Công tác chỉ đạo.Cấp ủy chi bộ đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,gắn với việc triển khai Chỉ thị 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh. Nhà trường đã chỉ đạo chuyên môn về thực hiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dụcKỹ năng sống, giá trị sống trong các môn theo chương trình quy định. Chỉ đạo thành lập và duytrì hoạt động của các câu lạc bộ theo sở thích và năng khiếu của học sinh.BGH nhà trường phân công 1 phó hiệu trưởng phụ trách công tác ngoại khóa thiết kế cácchủ đề giáo dục KNS phù hợp với nội dung hoạt động thực hiện chủ đề hoạt động ngoài giờ lênlớp theo công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Các chủ đề giáo dục KNS được thiết kếphù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và phù hợp với đối tượng học sinh.Nhà trường cũng tổ chức tập huấn cho cán bộ và giáo viên trong trường về vai trò, tầmquan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống, cung cấp tài liệu về các kỹ năng sống cần thiếtđối với học sinh THPT cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn. Định hướngphương pháp rèn kỹ năng sống cho học sinhPhân công các chủ thể tham gia vào hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là giáo viên chủnhiệm, giáo viên các môn học, cán bộ đoàn chuyên trách trong nhà trường. Mỗi lực lượng thamgia chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cụ thể, chi tiết, khoa học, thiết thực và phù hợp.Chỉ đạo các bộ phận có liên quan sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, hình thức tổchức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng, sinh động, hấp dẫn để thực hiện mục tiêu giáodục KNS đã được tích hợpĐặc biệt nhà trường đã chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thểthao...; xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa, xây dựng nội quy, quy định phù hợp với quyđịnh của pháp luật và đặc thù riêng của học sinh nhà trường. Những nội quy và quy ước ứng xửđược niêm yết trong các phòng học để học sinh thực hiện.Bên cạnh đó, BGH nhà trường tích cực chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” với những hoạt động cụ thể thiết thực như: Chăm sócbồn hoa cây cảnh, làm vệ sinh môi trường, triển khai chương trình phát thanh học đường…cũnglà giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh.II- Kết quả đạt được1. Kết quả triển khai, sự chuyển biến công tác giáo dục KNS trong nhà trường về công tácgiáo dục KNS :- Đối với giáo viên: Thực hiện công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không nhữngtrong những bài dạy mà trong các hoạt động trong trường tổ chức; Nhiều giáo viên chủ nhiệm đãthực sự là nhà tư vấn tâm lý, là nơi để học sinh giải bày những suy nghĩ, khó khăn, là nơi để cácem tìm kiếm sự giúp đỡ mỗi khi cần thiết.- Đối với học sinh: Nhận thức được sự biến đổi của xã hội xung quanh các em, biết phòng,tránh để bảo vệ chính bản thân và góp phần tuyên truyền đến người thân những gì các em biết.Thông qua nhiều học động giáo dục đa dạng, học sinh đã được trang bị nhiều kỹ năng cầnthiết cho cuộc sống của các em như:+ Tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao.. giúp các em cócơ hội làm việc nhóm, có điều kiện phát triển những năng khiếu cá nhân, rèn luyện thể chất;+ Tổ chức các hoạt động xã hội như: thăm hỏi gia đình chính sách, quyên qóp ủng hộnhững nạn nhân của thiên tai, tổ chức chương trình Bánh tết yêu thương, gói bánh chưng và nấutặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn…2. Sự phối hợp giữa nhà trường với địa phương, gia đình và các tổ chức khác trong côngtác giáo dục KNS.Nhà trường đã phối hợp cùng các đơn vị ngoài nhà trường, tổ chức các hoạt động truyềnthông về giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống của học sinh như: Trung tâm Bồi dưỡng Chính trịhuyện, Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề Thanh niên tỉnh, Công ty Honda (Head Sơn ThanhPhong).III. Đánh giá chung1. Kết quả nổi bật.Đã thực hiện đầy đủ, đa dạng và có hệ thống các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và giátrị sống cho học sinh.Học sinh đã được trang bị khá nhiều kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết. Xây dựng đượcgiáo trình giáo dục nhóm kỹ năng thế kỷ XXI cho học sinh và áp dụng.2. Hạn chế.Hệ thống trang thiết bị hỗ trợ cho các hoạt động này còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhucầu của giáo viên.Chưa có giáo trình đáp ứng được tất cả các nhóm học sinh.3. Nguyên nhân.Nhu cầu của học sinh là khá nhiều, sự phát triển nhanh của xã hội yêu cầu cao nên giáodục chưa thích ứng kịp, nhiều nhóm kỹ năng mới cần trang bị mà bản thân giáo viên cùng cònlúng túng.Chưa có giáo viên chuyên trách mà đều kiêm nhiệm, thiếu giáo viên được đào tạo chuyênsâu về tâm lý và kỹ năng tác động đến nhóm học sinh khuyết tật, nhóm học sinh có biểu hiện đặcbiệt.IV- Giải pháp triển khai giáo dục KNS trong thời gian tới1. Phương hướng.Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, xây dựng chương trình tổng thể cho công tácgiáo dục kỹ năng sống cho cả năm học bao gồm các hoạt động tích hợp ở các môn học và cáchoạt động chuyên đề. Đầu tư cơ sở vật chất, tranh thiết bị đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tácgiáo dục kỹ năng sống.2. Giải phápTiếp tục tăng cường chỉ đạo, định hướng công tác giáo dục kỹ năng sống, nâng cao côngtác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.Tích hợp giáo dục KNS qua các môn học theo hướng linh hoạt, hiệu quảGiáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp: 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, sinhhoạt chi đoàn…Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động ngoài giờ: sinh hoạt dưới cờ, các trò chơi lớn, cáchội thi và hoạt động truyền thông, các hoạt động xã hộiBổ sung nhiều đầu sách về lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống cho thư viện, tạo điều kiện đểcác em tiếp cận với các ấn phẩm này.Tổ chức nhiều các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục gắn với hoạt động sản xuấttại địa phương.III- Kiến nghị, đề xuất1. Đối với địa phương.Hỗ trợ phần kinh phí bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động; phối hợp với vai trò làchuyên gia trong các hoạt động;2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.Xây dựng chương trình cụ thể hơn chương trình giáo dục kỹ năng sống, có những tài liệuphục vụ việc xây dựng kỹ năng thế kỷ XXI cho học sinh.Tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn chuyên sâu để nâng cao năng lực của giáo viên tại cáctrường./.HIỆU TRƯỞNGNơi nhận- Sở GD&ĐT (để báo cáo);- Chi bộ (để báo cáo);- Lưu VT./.Phụ lục 4BÁO CÁO SỐ LIỆU (Dành cho khối các trường THPT, TTGDTX)Thực trạng triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống, năm học 2017-2018(Kèm theo công văn số 728/SGDĐT-PC&CTHSSV ngày 11/4/2018 của Sở GDĐT)I- Thống kê các số liệuTT345678910111213Nội dungSố học sinh được giáo dụcKNSSố học sinh tham gia họcKNS ngoài giờ chính khóaSố giáo viên nhà trường thamgia dạy KNSSố chuyên gia, giáo viênngoài nhà trường dạy KNSLiên kết với các đơn vị ngoàinhà trường tham gia dạy KNSTriển khai hình thức giáo dụcKNS thông qua tích hợp, lồngghép các môn họcTriển khai hình thức giáo dụcKNS qua môn học ngoài giờchính khóaTriển khai hình thức giáo dụcKNS qua hoạt động trảinghiệm sáng tạo…Tổ chức bồi dưỡng, tập huấngiáo viên dạy KNSSố câu lạc bộ sở thích, tàinăng của học sinh do nhàtrường thành lập, quản lýCác hình thức khácSố lượngTỷ lệ %870100%870100%47100%Ghi chú0202CóCóCóCó haykhông triểnkhaiCó haykhông triểnkhaiCó haykhông triểnkhaiCó08CóHội thiII- Thống kê các giáo trình, tài liệu KNS đang sử dụng: (Liệt kê theo thứ tự: tên tài liệu; tácgiả; NXB, năm xuất bản)1. Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội, Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Nhân dân, 2014.2. Tập truyện ngụ ngôn giáo dục kỹ năng sống, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa và truyền thông,2012.3. Giáo dục trẻ bằng phương pháp dự phòng, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa và truyền thông, 2012.4. Tuyển tập bài giảng giáo dục kỹ năng sống cho thiếu niên, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa vàtruyền thông, 2012.5. Tổ chức bài học kỹ năng sống bằng trò chơi lớn, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa và truyền thông,2012.6. 10 chuyên đề giáo dục kỹ năng sống dưới cờ, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa và truyền thông,2012.7. Giá trị sống vòng tay của mẹ, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.8. Giá trị sống quà tặng từ trái tim, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.9. Giá trị sống tương lai bắt đầu từ hôm nay, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.10. Giá trị sóng chắp cánh ước mơ, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.11. Giá trị sống bí ẩn của hạnh phúc, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.12. Giá trị sống cha vẫn mãi luôn bên con, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.13. Giá trị sống điều kỳ diện của cuộc sống, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.14. Giá trị sống sự nhiệm màu của lòng yêu thương, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.15. Chọn nghề cho tương lai, Lương Duy Thiện, Nxb Dân tộc, 2013.16. Bài học xử thế, Lương Duy Thiện, Nxb Văn hóa thông tin, 201317. Kỹ năng đi trước đam mê, Adam Khoo, Nxb Phụ nữ, 2017.18. 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt, Sean Covey, Nxb Phụ nữ, 2017.III- Thống kê danh sách các câu lạc bộ sở thích, tài năng của học sinh1. Câu lạc bộ bóng bàn.2. Câu lạc bộ bóng đá.3. Câu lạc bộ cầu lông.4. Câu lạc bộ bóng rổ5. Câu lạc bộ Vovinam.6. Câu lạc bộ Yêu Văn học.7. Câu lạc bộ văn nghệ8. Câu lạc bộ Phát thanh Khi tôi 18.IV- Các chuyên đề giáo dục KNS cho học sinh1. Chuyên đề giáo dục sức khỏe giới tính2. Chuyên đề Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho đoàn viên, thanh niên (Phối hợp cùng Trung tâmBồi dưỡng Chính trị Huyện)3. Chuyên đề giáo dục kỹ năng lái xe an toàn (Phối hợp cùng Công an Huyện và Công ty Honda)4. Chuyên đề hướng nghiệp, chọn nghề (Phối hợp cùng Trung tâm hướng nghiệp thanh niên,tỉnh).