Dđịnh giá là gì

Định giá tài sản có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, trong những năm gần đây, nghề định giá tài sản cũng được phát triển rất nhanh chúng với nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường và đội ngũ cán bộ định giá chuyên nghiệp.

Định giá tài sản là hoạt động định giá, định giá mang tính chất khách tồn tại trong đời sống kinh tế xã hội của mọi nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đặc biệt đối với những nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, có liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau.

Trên thực tế không có sự phân biệt rõ ràng giữa định giá và thẩm định giá vì công việc của định giá và thẩm định giá đều là xác định giá trị để tìm ra giá cả của tài sản định bán trong một tập hợp giả định các điều kiện trên thị trường nhất định. Công việc này được thực hiện bởi các nhà chuyên môn được đào tạo, có kiến thức, kinh nghiệm, có tính trung thực và tuân theo các tiêu chuẩn thẩm định giá do Nhà nước quy định. Kết quả của việc xác định giá cả do các thẩm định viên đưa ra là cơ sở để các tổ chức, cá nhân có tài sản định ra mức giá phù hợp trong giao dịch.

Dđịnh giá là gì

a, Định giá là gì?

"Định giá có thể được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định".

Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (các cơ quan có thẩm quyền quy định) thì các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán phải thực hiện. Đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi.

b, Thẩm định giá là gì?

Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đó đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:

- Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh”.

- Theo giáo sư W.Seabrooke - Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đó được xác định”.

- Theo Ông Fred Peter Marrone - Giám đốc Marketing của AVO, Úc “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng”.

- Theo Gs. Lim Lan Yuan - Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.

- Theo Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm 2002 của Việt Nam, trong thẩm định giá được định nghĩa như sau: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”.

- Theo Luật giá 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012 của Việt Nam: "Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá".

Định giá là gì? Những hành vi cấm trong lĩnh vực giá là những hành vi nào? Sau đây, Lawkey xin được giải đáp thắc mắc của bạn đọc như sau:

Theo khoản 5 Điều 4 Luật giá 2012 quy định định giá như sau:

Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ

Như vậy, không phải ngẫu nhiễn các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có một giá cả nhất định mà việc định giá phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc các tổ chức, cá nhân sản xuất ra loại mặt hàng đó quyết định giá cả. Việc định giá cho hàng hóa, dịch vụ là một việc rất quan trọng và góp phần ổn định giá cả theo một quy định chung nhất định.

Xem thêm: Phương pháp xác định giá hàng hóa theo quy định pháp luật mới nhất

Theo Điều 10 Luật giá 2012 quy định những hành vi bị cấm như sau:

Đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước 

Đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; cán bộ, công chức thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá:

a) Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vào quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;

b) Ban hành văn bản không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục;

c) Tiết lộ, sử dụng thông tin do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để vụ lợi.

Xem thêm: Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;

b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;

c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;

d) Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

Đối với doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá

a) Tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, đe dọa, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;

b) Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;

c) Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng;

d) Giả mạo, cho thuê, cho mượn; sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của pháp luật về giá;

đ) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá, trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật cho phép;

e) Gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Đối với thẩm định viên về giá hành nghề

a) Hành nghề thẩm định giá với tư cách cá nhân;

b) Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;

c) Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.

Đối với tổ chức, cá nhân có tài sản được thẩm định giá

a) Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá để ký hợp đồng thẩm định giá;

b) Cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;

c) Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

Xem thêm: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Trên đây là nội dung bài viết: “Định giá là gì? Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá” của Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc bạn đọc hãy gọi ngay cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp!

Định giá để làm gì?

Định giá là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với các chủ thể trong hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Việc định giá là chiến thuật mà doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích là để tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận bằng cách bán hàng hóa và dịch vụ với mức giá phù hợp.

Định giá tốt là gì?

Phương pháp định giá tốt nhất tìm hiểu thị trường và xác định một mức giá hợp lý dựa trên các sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh cung ứng và sản phẩm của bạn được định vị như thế nào (quyết định giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của bạn).

Định giá theo mức giá hiện hành là gì?

Phương pháp định giá theo mức giá hiện hành (Going-rate Pricing), doanh nghiệp căn cứ chủ yếu vào giá của đối thủ cạnh tranh, rồi điều chỉnh giá thấp hơn đối thủ nếu muốn tạo ưu thế về giá, hay định giá cao hơn nếu tự tin thương hiệu đủ lớn, chất lượng tốt hơn hay đủ khả năng đẩy hàng tốt.

Định giá trọng chứng khoán là gì?

Định giá cổ phiếu tức tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của một cổ phiếu. Hay hiểu nôm na ta đánh giá xem cổ phiếu đó đang giá bao nhiêu tiền. Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu đó nếu giá cổ phiếu thấp hơn đáng kể so với giá trị ta định giá.