Để hàng hóa có giá trị cao cần phải làm gì

Xác định bối cảnh thị trường là một phần khoa học và một phần nghệ thuật. Nó bắt đầu bằng một phân tích về cách xác định công việc kinh doanh của doanh nghiệp, có tính đến các yếu tố động lực học của ngành. 

Điều quan trọng là không dựa vào các định nghĩa thông thường về ngành của doanh nghiệp, mà thay vào đó, áp dụng một cách tiếp cận có tính phân tích hơn. Tận dụng bốn yếu tố: khách hàng, chi phí, năng lực và sự cạnh tranh. Nhưng phân tích chúng thông qua lăng kính đổi mới và hiểu rõ các động lực đột phá, chẳng hạn như công nghệ. Điều này không chỉ làm tăng thêm sự phức tạp mà còn giúp xây dựng một góc nhìn hữu ích hơn về doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.  

Ba lĩnh vực đổi mới công nghệ ảnh hưởng đến bốn yếu tố trên là:  

Công nghệ thông tin - Việc giới thiệu thu thập, lưu trữ, phân tích và phân phối dữ liệu ở quy mô lớn đã ảnh hưởng đến nhiều ngành. Ngày nay, tất cả các doanh nghiệp đều có quyền tiếp cận thông tin ngày càng phức tạp khi thực hiện đánh giá thị trường và công việc kinh doanh của riêng họ. Ví dụ: một công ty điện thoại di động có thể sử dụng dữ liệu để thực hiện phân khúc các khách hàng tiềm năng và marketing mục tiêu phù hợp. 

Công nghệ sản phẩm - Phát triển sản phẩm là một lĩnh vực cải tiến công nghệ sâu sắc. Ví dụ, công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường bơm insulin, với những cải tiến, chẳng hạn như giảm kích thước, nâng cao tuổi thọ pin và cải thiện hiệu quả. 

Công nghệ mô hình kinh doanh - Những công nghệ này dành riêng cho chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Một số ví dụ về công nghệ mô hình kinh doanh bao gồm công nghệ drone (thiết bị bay không người lái) và tác động đối với các công ty phân phối, hoặc in 3D và tác động của nó đối với các quy trình sản xuất.  

Hiểu cách các công nghệ này ảnh hưởng đến khách hàng, chi phí, năng lực và sự cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá những gì doanh nghiệp cần làm để có được lợi thế cạnh tranh mang lại sự tăng trưởng. 

Để hàng hóa có giá trị cao cần phải làm gì

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên rủi ro nhập khẩu lạm phát không thể tránh khỏi.

Các yếu tố kinh tế cả ở trong và ngoài nước, đang gây áp lực lạm phát rất lớn đối với kinh tế Việt Nam trong phần còn lại của năm 2022.

Cụ thể là, kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi khi dịch COVID-19 được kiểm soát khiến tổng cầu tăng nhanh.

Ở trong nước, với đà tăng trưởng của quý I, cùng với tác động của gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, trong đó tập trung cho đầu tư hạ tầng, kinh tế Việt Nam có khả năng sẽ phục hồi mạnh hơn trong các quý tiếp theo.

Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch, dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình sẽ khôi phục trở lại, khi đó nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng đẩy giá cả lên cao vào các tháng tiếp theo, tạo áp lực cho lạm phát.

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn gần 200% nhưng nguồn nguyên, nhiên vật liệu sản xuất hàng hóa sử dụng trong nước và xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nên rủi ro nhập khẩu lạm phát không thể tránh khỏi.

Giá đầu vào tăng cao gây áp lực lạm phát chi phí đẩy

Hiện nay, giá hàng hóa trên thế giới đang tăng mạnh, đặc biệt thị trường cung cấp nguyên vật liệu chính cho Việt Nam là Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách Zero Covid, hạn chế xuất nhập khẩu đường bộ, các doanh nghiệp phải tìm cách chuyển sang nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không, dẫn đến tăng thời gian vận chuyển và chi phí rất lớn.

Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao.

Thêm vào đó, xung đột giữa Nga - Ucraina đang làm tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, giá xăng dầu đang tạo áp lực rất lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.

Trong quý I, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm tăng 1,76 điểm phần trăm trong mức lạm phát chung của toàn nền kinh tế là 1,92%.

Bên cạnh đó, mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi của các nước hiện nay đang sụt giảm mạnh làm cho chí phí sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng cao.

Giá các dịch vụ liên quan đến du lịch, vui chơi giải trí, giáo dục, y tế… sẽ tăng do mở cửa nền kinh tế. Giá điện, nước nhiều khả năng tăng vào các tháng tiếp theo để đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.

Giá đầu vào của các ngành, lĩnh vực tăng cao gây áp lực lạm phát chi phí đẩy cho nền kinh tế.

Tiếp tục điều hành giá thận trọng, chủ động, linh hoạt

Để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam.

Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp. Kiểm soát giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu.

Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý cần đúng thời điểm. Đặc biệt trong thời điểm áp lực lạm phát đang cao như hiện nay thì không nên điều chỉnh giá dịch vụ y tế hay dịch vụ giáo dục theo lộ trình.

Sử dụng linh hoạt các công cụ bình ổn giá xăng dầu

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới.

Triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng ở trong nước, giảm bớt sự lệ thuộc và tác động tiêu cực của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế.

Xu hướng giá dầu thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao. Do đó cần chuẩn bị sẵn các kịch bản với các giải pháp tương ứng theo diễn biến của giá thế giới trong thời gian tới, sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn kết hợp với các công cụ thuế, phí để bình ổn giá xăng dầu.

Đảm bảo đầy đủ các loại hàng hóa thiết yếu; chống găm hàng, thổi giá

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các giải pháp hợp lý để bình ổn giá phân bón, thức ăn chăn nuôi, khuyến khích việc tăng tái đàn gia súc, diện tích nuôi thủy sản và cây trồng để đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu tiêu dùng, mở cửa du lịch trong nước cũng như xuất khẩu.

Các địa phương cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu.

Đồng thời, cần phải kiểm soát giá, niêm yết giá và sử dụng hiệu quả mạng lưới phân phối của các siêu thị để bình ổn giá.

Ngoài ra, cần phải tăng cường kiểm tra, thanh tra thị trường, chống việc găm hàng, thổi giá, tránh tình trạng lợi dụng giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa bất hợp lý.

Siết chặt cho vay đầu tư bất động sản

Các công cụ chính sách tiền tệ cần được điều hành linh hoạt, đồng bộ (hạn chế tối đa nguồn tiền ra thị trường, quản lý và siết chặt cho vay đầu tư bất động sản) nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đời sống người dân chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, ổn định tâm lý người tiêu dùng, ổn định lạm phát kỳ vọng./.

Nguyễn Trung Tiến

Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê


Việc kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh đi kèm với đó là những khó khăn cũng trở nên phổ biến hơn thì việc tuyển dụng và đào tạo đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí là vô cùng quan trọng.

Trước đây, quản lý lao động là xét về hiệu quả và lợi tức đầu tư tốt nhất, nhưng cũng gặp phải một số trở ngại. Công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự phát triển của phương tiện kỹ thuật số và số hóa các ngành công nghiệp, mô hình kinh doanh mới, phát triển hành vi của khách hàng và điều kiện kinh tế đầy thách thức, tất cả đóng một phần quan trọng trong cách thức mà chúng ta vận hành kinh doanh.

Chúng ta bắt buộc phải tìm kiếm những người giỏi nhất: những người biết họ cần làm gì trong vị trí của mình và được trang bị tốt nhất để giải quyết nhu cầu thay đổi của thị trường bảo hiểm và thay đổi của một tổ chức phát triển nhanh.

Tôi đã thấy những bước phát triển khổng lồ trong lĩnh vực này và tôi luôn cố gắng bổ nhiệm những người giỏi nhất. Tôi liên tục đảm bảo nguồn nhân lực của mình tránh trì trệ và luôn duy trì tính cạnh tranh. Điều này liên quan đến việc xác định các kỹ năng cốt lõi nhằm mang lại tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh và nhân rộng hiệu quả đó cũng như khai thác tiềm lực của lực lượng lao động.

Để đảm bảo nhân viên có các kỹ năng cốt lõi cần thiết để thành công trong kinh doanh, có 5 lĩnh vực trọng tâm sau đây:

  1. Xác định điểm mạnh và điểm yếu chung của nhân viên
    Hiểu được những kĩ năng nền tảng của nhân viên hiện tại – gồm kĩ năng và kiến thức cá nhân, ảnh hưởng đến tập thể và hiệu quả kinh Doanh của họ. Sử dụng số liệu bán hàng, dữ liệu hiệu quả kinh doanh, quản lý chất lượng và số năm công tác để phân tích và cung cấp điểm chuẩn hiệu quả.
  2. Mục tiêu của bạn là gì?
    Mục tiêu nhóm và mục tiêu tổ chức là gì? Chắc chắn rằng cả bạn và nhóm của mình đều hiểu mục tiêu sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Phân tích cho phép bạn xác định các yếu tố cần thiết để đạt kết quả mong muốn và phát hiện những yếu tố không hiệu quả.
  3. Thiết lập liên hệ giữa những gì bạn có và những gì bạn muốn
    Hiểu được liên hệ giữa những kiến thức và kĩ năng của nhân viên và kết quả kinh doanh tối ưu của bạn. So sánh với mục tiêu của tổ chức. Sau đó xác định chỗ thiếu sót và chấp nhận các số liệu hiệu suất phù hợp để thực hiện các mục tiêu này.
  4. Tìm và điều chỉnh những thiếu sót
    So sánh từng nhân viên thông qua phân tích hiệu quả. Tìm ra những thiếu sót về kĩ năng, rút ra xu hướng tài năng và cải thiện mục tiêu kinh doanh liên quan. Thay vì đào tạo chung chung, huấn luyện cụ thể có thể mang lại lợi tức đầu tư lớn hơn. Nếu bạn cần một nhân viên mới, hãy tuyển người có kỹ năng phù hợp không phạm phải thiếu sót.
  5. Phân tích và sàng lọc
    Tiến hành đo đếm và phân tích dài hạn thường xuyên. Điều này cho phép bạn thực hiện các hoạt động liên quan và tập trung, đồng thời duy trì hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp có thể liên tục đầu tư vào đúng lĩnh vực dựa trên các mô hình cải tiến tập trung và có thể lặp lại, thay vì các lĩnh vực được cho là cần thiết.

Hiệu quả và tối ưu hóa tuyển dụng là một việc làm liên tục, chứ không phải một sáng kiến đơn lẻ. Mỗi cá nhân cải thiện bản thân thì hiệu quả tổ của chức cũng sẽ được nâng cao.

Nếu cho rằng nhân viên là nhân tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy thành công kinh doanh thì chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên trong tổ chức là đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí.