Để sử dụng máy tìm kiếm ta thực hiện các bước như thế nào

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT  

1. Tổ chức thông tin trên Internet

 

a) Siêu văn bản và trang web

  + Thông tin trên Internet thường được tổ chức dưới dạng siêu văn bản;   + Siêu văn bản (hypertext) là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,... và các siêu liên kết tới các siêu văn bản khác;   + Siêu văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language - ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) được gọi là trang HTML;    + Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet (địa chỉ trang web);  

b) Website, địa chỉ website và trang chủ

+ Website là một hay nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới một địa chỉ truy cập chung - địa chỉ của website; + WWW là một mạng lưới thông tin đa dạng khổng lồ toàn cầu; + Trang chủ (Home Page) của trang web là trang đầu tiên mỗi khi truy cập vào một website;  

2. Truy cập web

 

a) Trình duyệt web

  + Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW; + Các trình duyệt web phổ biến như: Internet Explorer, Netscape Naviggator, Mozilla Firefox,...  

b) Truy cập trang web

  Các bước thực hiện:   1. Nhập địa chỉ của trang web vào ô địa chỉ; 2. Nhấn phím Enter.  

Lưu ý:

  Khi nháy chuột vào các siêu liên kết thì trỏ chuột có dạng hình bàn tay.  

3. Tìm kiếm thông tin trên Internet

a) Máy tìm kiếm

+ Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng; + Các máy tìm kiếm: - Google: http://www.google.com.vn - Yahoo: http://www.vahoo.com - Microsoft: http://www.bing.com - AltaVista: http://www.altavista.com  

b) Sử dụng máy tìm kiếm Các bước thực hiện:

1. Truy cập máy tìm kiếm; 2. Gõ từ khoá vào ô dành để nhập từ khoá; 3. Nhấn phím Enter hoặc nháy nút Tìm kiếm (Search) (hình dưới).   

Để sử dụng máy tìm kiếm ta thực hiện các bước như thế nào


GHI NHỚ 1. Thông tin trên Internet thường được tổ chức dưới dạng các trang web. Mỗi trang web có địa chỉ truy cập riêng;   2. Một hoặc nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới một địa chỉ truy cập chung tạo thành một website;   3. Trình duyệt web là một phần mềm được dùng để truy cập các trang web;   4. Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng.  

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

 

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN

  1. Siêu văn bản là gì? Hãy phân biệt sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web. 2. Hãy trình bày các khái niệm địa chỉ của trang web, website và địa chỉ website. 3. Em hiểu WWW là gì? 4. Để truy cập các trang web em cần sử dụng phần mềm gì? Làm thế nào để truy cập dược một trang web cụ thể? 5. Hãy cho biết mục đích và cách sử dụng máy tìm kiếm. Hãy kể tên một số máy tìm kiếm. 6. Hãy nêu một số website mà em biết.  

Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập

 

1. Siêu văn bản. Phân biệt sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web.

  + Siêu văn bản là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,.. và các siêu liên kết tới các siêu văn bản khác;    + Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web, đó là siêu văn bản là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,... còn trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet (hay được gọi là địa chỉ trang web);  

2. Khái niệm địa chỉ của trang web, website và địa chỉ website Các em tham khảo mục b, trang 22 SGK. Các khái niệm đó là:

  + Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet (hay được gọi là địa chỉ trang web); + Website là một hay nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới một địa chỉ truy cập chung - hay gọi là địa chỉ của website;  

3. WWW- World Wide Web là hệ thống các website trên Internet, là một mạng; lưới thông tin đa dạng khổng lồ toàn cầu;

 

4. Phần mềm để truy cập các trang web. Cách thức để truy cập được một trang web cụ thể.

  + Để truy cập các trang web em cần sử dụng phần mềm trình duyệt web. Phần mềm này giúp người sử dụng giao tiếp với hệ thống WWW. Các trình (duyệt web phổ biến đó là: Internet Epxlorer, Netscape Navigator, Mozilla Firefox,...  

+ Các bước thực hiện để truy cập một trang web cụ thể:

  1. Nhập địa chỉ của trang web vào ô địa chỉ; 2. Nhấn phím Enter.  

5. Mục đích và cách sử dụng máy tìm kiếm. Một số máy tìm kiếm.

  + Mục đích của máy tìm kiếm là nhằm hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin trên Internet theo đúng yêu cầu.   + Một số máy tìm kiếm:   - Google: http://www.google.com.vn - Yahoo: http://www.yahoo.com - Microsoft: http://www.bing.com - AltaVista: http://www.altavista.com

6. Một số website mà em biết. Chẳng hạn:

  www.edu.net.vn www.tntp.org.vn www.vietnamnet.vn www.vnexpress.net www.24h.com.vn www.vnschool.net  

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP NÂNG CAO

  1. Em hiểu thế nào là trang chủ (Home page)?   2. Máy tìm kiếm có thể tìm được bất kì thông tin nào mà ta quan tâm không?  

3. Em hãy nêu các bước để tìm kiếm những hình ảnh về “cánh đồng”. 

Google lấy thông tin từ nhiều nguồn, bao gồm:

  • Các trang web
  • Nội dung do người dùng gửi, chẳng hạn như Trang doanh nghiệp của bạn và nội dung người dùng gửi trên Google Maps
  • Nội dung quét từ sách
  • Các cơ sở dữ liệu công khai trên Internet
  • Nhiều nguồn khác

Tuy nhiên, trang này tập trung vào nguồn thông tin là các trang web. Google thực hiện ba bước cơ bản để tạo kết quả từ các trang web:

  • Thu thập dữ liệu
  • Lập chỉ mục
  • Phân phát (và xếp hạng)

Thu thập dữ liệu

Bước đầu tiên là tìm những trang tồn tại trên web. Do không tồn tại một danh mục trung tâm về mọi trang web, Google phải liên tục tìm những trang mới và thêm những trang đó vào danh sách các trang đã biết. Google biết đến một số trang vì chúng tôi từng truy cập những trang đó. Google tìm thấy các trang khác khi đi theo đường liên kết từ một trang đã biết đến một trang mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng phát hiện một số trang khác khi chủ sở hữu trang web gửi danh sách các trang (sơ đồ trang web) để Google thu thập dữ liệu. Nếu bạn đang sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web có người quản lý (chẳng hạn như Wix hoặc Blogger), thì họ có thể yêu cầu Google thu thập dữ liệu mọi trang bạn mới tạo hoặc cập nhật.

Khi phát hiện ra URL của một trang, Google sẽ truy cập hoặc thu thập dữ liệu trang đó để tìm hiểu nội dung trên trang. Google hiển thị trang và phân tích cả nội dung văn bản lẫn nội dung không phải văn bản cũng như bố cục trực quan tổng thể để quyết định vị trí mà trang có thể xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm. Càng hiểu rõ về trang web của bạn thì Google càng có thể hiển thị trang cho những người phù hợp, đang tìm kiếm nội dung của bạn.

Cách cải thiện kết quả thu thập dữ liệu trang web:

  • Xác minh rằng Google có thể truy cập các trang trên trang web của bạn và những trang đó hiển thị đúng cách. Google truy cập các trang web dưới dạng người dùng ẩn danh (người dùng không có mật khẩu hoặc thông tin). Google phải có khả năng xem tất cả hình ảnh và các phần tử khác của trang để có thể hiểu đúng nội dung trên trang. Bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách nhập URL của trang vào Công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động.
  • Nếu đã tạo hoặc cập nhật một trang, bạn có thể gửi một URL riêng lẻ cho Google. Để thông báo cùng lúc cho Google về nhiều trang mới tạo hoặc mới cập nhật, hãy sử dụng sơ đồ trang web.
  • Nếu bạn yêu cầu Google chỉ thu thập dữ liệu một trang, hãy chỉ định trang đó làm trang chủ của bạn. Đối với Google, trang chủ là trang quan trọng nhất trên trang web của bạn. Để giúp Google thu thập dữ liệu toàn bộ trang web, hãy đảm bảo rằng trang chủ (và mọi trang khác) đều có một hệ thống điều hướng rõ ràng liên kết đến mọi phần và trang quan trọng trên trang web của bạn. Hệ thống này giúp người dùng (và Google) dễ dàng di chuyển trong trang web của bạn. Đối với các trang web nhỏ hơn (dưới 1.000 trang), bạn chỉ cần cho Google biết trang chủ, miễn là Google có thể truy cập tất cả các trang khác bằng cách đi theo đường liên kết bắt nguồn từ trang chủ.
  • Liên kết một trang khác mà Google đã biết đến trang của bạn. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng Google sẽ không truy cập các đường liên kết trong quảng cáo, đường liên kết mà bạn trả tiền trong các trang web khác, đường liên kết trong phần nhận xét hoặc các đường liên kết khác không tuân theo Nguyên tắc quản trị trang web của Google.
Google không nhận tiền để thu thập dữ liệu thường xuyên hơn hoặc xếp hạng cao hơn cho một trang web. Nếu ai đó nói khác thì họ đã nhầm.

Lập chỉ mục

Sau khi tìm thấy một trang, Google sẽ cố gắng tìm hiểu nội dung của trang đó. Quá trình này gọi là lập chỉ mục. Google phân tích nội dung của trang, lập danh mục hình ảnh và tệp video nhúng trên trang và cố gắng tìm hiểu trang theo cách khác. Thông tin này được lưu trữ trong chỉ mục của Google – một cơ sở dữ liệu khổng lồ lưu trữ trong rất nhiều máy tính.

Cách cải thiện kết quả lập chỉ mục cho trang:

  • Tạo tiêu đề trang ngắn gọn và ý nghĩa.
  • Sử dụng tiêu đề trang để truyền đạt chủ đề của trang.
  • Sử dụng văn bản thay vì hình ảnh để truyền đạt nội dung. Google có thể hiểu một số hình ảnh và video, nhưng không hiểu rõ như đối với văn bản. Ở mức tối thiểu, hãy chú thích video và hình ảnh của bạn bằng văn bản thay thế và các thuộc tính thích hợp khác.

Phân phát (và xếp hạng)

Khi người dùng nhập một cụm từ tìm kiếm, Google sẽ cố gắng tìm câu trả lời phù hợp nhất trong chỉ mục của chúng tôi dựa trên nhiều yếu tố. Google cố gắng xác định những câu trả lời có chất lượng cao nhất và xem xét những yếu tố sẽ cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất và câu trả lời phù hợp nhất, như vị trí, ngôn ngữ và thiết bị của người dùng (máy tính hay điện thoại). Ví dụ: dù cùng tìm kiếm "cửa hàng sửa xe đạp" nhưng người dùng ở Paris và người dùng ở Hong Kong sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau. Google không nhận tiền để xếp hạng các trang cao hơn và quy trình xếp hạng được thực hiện theo chế độ lập trình.

Cách cải thiện hoạt động phân phát và xếp hạng của bạn:

Bản mô tả chi tiết hơn nữa

Bạn muốn biết thêm thông tin chuyên sâu về cách thức hoạt động của Tìm kiếm? Hãy đọc Hướng dẫn nâng cao về cách thức hoạt động của Google Tìm kiếm.

Except as otherwise noted, the content of this page is licensed under the Creative Commons Attribution 4.0 License, and code samples are licensed under the Apache 2.0 License. For details, see the Google Developers Site Policies. Java is a registered trademark of Oracle and/or its affiliates.

Last updated 2022-03-04 UTC.

[{ "type": "thumb-down", "id": "missingTheInformationINeed", "label":"Missing the information I need" },{ "type": "thumb-down", "id": "tooComplicatedTooManySteps", "label":"Too complicated / too many steps" },{ "type": "thumb-down", "id": "outOfDate", "label":"Out of date" },{ "type": "thumb-down", "id": "translationIssue", "label":"Translation issue" },{ "type": "thumb-down", "id": "samplesCodeIssue", "label":"Vấn đề về mẫu/mã" },{ "type": "thumb-down", "id": "otherDown", "label":"Other" }] [{ "type": "thumb-up", "id": "easyToUnderstand", "label":"Easy to understand" },{ "type": "thumb-up", "id": "solvedMyProblem", "label":"Solved my problem" },{ "type": "thumb-up", "id": "otherUp", "label":"Other" }]