Đề tài chăm sóc sức khỏe cho học sinh

Phát sinh nhiều bệnh học đường

Vụ việc hai học sinh Trường Trung học phổ thông Lê Thánh Tôn và TrườngTrung học phổ thôngNguyễn Hữu Thọ (TP Hồ Chí Minh) tự tử chưa kịp lắng xuống, thì mới đây tại Trường Trung học cơ sở (THCS) bán trú xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) lại xảy ra việc 3 học sinh lớp 7 ăn lá ngón tự tử. Áp lực nào khiến các em muốn tự kết thúc sinh mạng như vậy?

Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ các em đang tuổi ăn tuổi lớn thì chẳng có gì áp lực, thế nhưng thực tế những vấn đề tưởng chừng như rất nhỏ lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý các em. Nếu không có hướng giải tỏa, không được hỗ trợ để đối diện sẽ dần khiến các bạn trẻ rơi vào trạng thái rối loạn về tâm lý, dẫn đến những cái kết đau thương. Ngày nay, trẻ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Việc gia tăng gánh nặng học tập, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, những thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội cũng là nguy cơ phát sinh nhiều bệnh học đường.

Đề tài chăm sóc sức khỏe cho học sinh
Đề tài chăm sóc sức khỏe cho học sinh
Đề tài chăm sóc sức khỏe cho học sinh
Đề tài chăm sóc sức khỏe cho học sinh
Đề tài chăm sóc sức khỏe cho học sinh
Học sinh Trường Trung học phổ thôngFPT tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời.

Phó giáo sư (PGS), Tiến sĩ (TS) Trần Thành Nam, Trưởng khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: “Thực tế trong hai năm trường học đóng cửa, tỷ lệ trẻ bị cận thị, béo phì, tổn thương sức khỏe tâm thần, lo âu, trầm cảm tăng cao. Thậm chí có những em ở lớp nhỏ đến bây giờ còn không biết đọc, biết viết, mất khả năng tập trung, nghiện game, suy giảm khả năng nhận thức...”.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 50% trẻ ở độ tuổi vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần; hơn 40% học sinh mắc tật khúc xạ; gần 90% học sinh mắc bệnh răng miệng; 7-15% học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống... Những căn bệnh này ảnh hưởng đến khả năng học tập, hoạt động sinh hoạt, vui chơi và chất lượng sống của học sinh, để lại hậu quả lâu dài. Về giáo dục thể chất và thể thao trường học, năm học 2019-2020 có tới 69% học sinh chưa tham gia hoạt động thể dục, thể thao; 76,5% học sinh không đạt tiêu chuẩn đánh giá xếp loại sức khỏe thể lực theo tuổi.

Đồng hành và giải tỏa áp lực cho học sinh

Lo lắng, căng thẳng hay chỉ đơn giản buồn chán là dấu hiệu chứng tỏ trẻ em đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, những dấu hiệu này đôi khi bị cha mẹ bỏ qua, không lưu tâm. Bởi vậy, các chuyên gia tâm lý đều khuyến cáo cha mẹ hãy dành thời gian cho con, lắng nghe và kết nối với con. Điều quan trọng nhất là bản thân cha mẹ cũng cần kiểm soát cảm xúc, luôn giữ tinh thần tích cực để cùng nhau vượt qua đại dịch.

Hiện nhiều học sinh đang học trực tuyến tại nhà nên ít tham gia các hoạt động thể chất, rất dễ rối loạn tâm lý và cong vẹo cột sống. Bác sĩ Nguyễn Phương Thúy, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, khuyến nghị: "Phụ huynh nên để ý đến con hơn, nhắc nhở khi thấy con ngồi sai tư thế. Đặc biệt, nên khuyến khích con tham gia 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Những hoạt động này không chỉ giúp tăng cường thể lực, giảm các bệnh cột sống mà còn ít nhiều giải tỏa áp lực cho các em".

Hiểu được ý nghĩa của việc giảm áp lực cho học sinh sau mùa dịch căng thẳng, Trường Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội đã có những đổi mới sáng tạo trong dạy học. Trường đã tổ chức các sự kiện ngoại khóa trực tuyến mang tính kết nối và tương tác cao như tham gia sản xuất dẫn chương trình hoặc ghi âm các sản phẩm âm nhạc tại nhà. Trường cũng thiết kế 18 tiết hoạt động trải nghiệm mỗi tháng thông qua Trung tâm Trải nghiệm sáng tạo STEM. Cô Nguyễn Vân Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội cho biết: “Giúp các con trở lại trường hứng thú và vui vẻ, được trải nghiệm những kiến thức mà các con đã được học trong quá trình học online, trường đã thay đổi hình thức dạy và đánh giá. Với mục tiêu tăng hỗ trợ, giảm áp lực, các hoạt động sẽ thúc đẩy niềm đam mê khám phá của học trò”.

Quan tâm sức khỏe tinh thần học sinh không thể thiếu công tác tư vấn tâm lý học đường. Để mở một phòng tư vấn không khó, tùy điều kiện mỗi nơi, các trường chỉ cần bố trí một phòng, trang bị một số tài liệu, tủ sách, bàn ghế và treo biển “Phòng tư vấn tâm lý”. Tuy nhiên, ai sẽ tư vấn, tư vấn những vấn đề gì, tư vấn ra sao, liệu học sinh có tin tưởng đến các phòng tư vấn học đường để nói ra những vấn đề mà các em gặp phải, giúp giải quyết được tận gốc vấn đề. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, học sinh từ 15 đến 18 tuổi dù sự phát triển về thể chất đã tương đối ổn định nhưng lại chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý. Sự thay đổi từ vị trí phụ thuộc của trẻ con sang vị trí tự quyết của người lớn đặt các em vào tâm trạng nhiều khi không ổn định. Do đó, phòng tham vấn tâm lý học đường phải triển khai khá nhiều việc. Trong điều kiện khó có biên chế, các trường có thể huy động phụ huynh đóng góp, chỉ vài nghìn đồng một tháng là có thể hợp đồng với một chuyên gia tâm lý về cộng tác với trường về lĩnh vực này. Không phải tất cả học sinh qua phòng tâm lý một lần là có thể tốt lên ngay nhưng nếu em nào có vấn đề, giáo viên chủ nhiệm và chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ, giúp học sinh sớm ổn định về tâm lý, sức khỏe tinh thần.

Chính sự đồng hành của cha mẹ, gia đình và nhà trường sẽ giúp phát hiện sớm những sang chấn về mặt sức khỏe tâm thần của con em mình, từ đó có biện pháp kịp thời để giúp các em có một đời sống tinh thần khỏe mạnh.

Bài và ảnh:ĐẶNG NGUYỄN

+ Về phía nhà trường:

- Chuẩn bị những điều kiện tối thiểu về nhân lực, vật lực;

- Phát huy vai trò quản lí, chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện công tác y tế học đường;

 - Khám chữa bệnh ban đầu cho học sinh khi các em có nhu cầu (ở trường học);

Nhân viên y tế học đường và phòng y tế chỉ đón tiếp học sinh khi các em có các triệu chứng bất thường và tức thời về sức khỏe. Nhân viên y tế cũng đảm nhiệm vai trò sơ cứu ban đầu cho các trường hợp bị tai nạn thương tích nhẹ khi học sinh học tập, lao động, hoạt động thể chất tại trường. Chính vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe học đường mang tính thụ động. Vô hình chung, công tác đó trở thành hoạt động thứ yếu, mờ nhạt bởi các hoạt động dạy và học các môn văn hóa chiếm phần lớn thời gian của giáo viên và học sinh.

+ Về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên chỉ quan tâm nhắc nhở học sinh chăm lo cho sức khỏe trong đợt dịch bệnh hoặc vào dịp thời tiết khắc nghiệt hay khi có học sinh bị ốm. Hoạt động giáo dục về giáo dục sức khỏe cho học sinh còn tự phát, thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa khoa học.

+ Về phía phụ huynh: Việc chăm lo cho sức khỏe của con em thường được tiến hành khi con bị ốm; kiến thức của phụ huynh về lĩnh vực này còn hạn chế; phụ huynh cũng chưa có sự kết hợp với nhà trường, giáo viên để cùng quan tâm, chăm lo cho sức khỏe của con cái.

 + Về phía học sinh: Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe của bản thân mang tính thụ động, theo nhu cầu tự phát (tức khi ốm); thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Công tác chăm sóc sức khỏe trong nhiều năm trước đây mang tính thụ động, chưa được đầu tư bài bản, thiếu tính hệ thống và chưa đồng bộ. Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác y tế học đường, nhà trường đã tiến hành đổi mới, cải tiến các yếu tố khác nhau để đạt được kết quả như mong muốn.

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

đó cho thấy, hầu hết các gia đình tin tưởng vào uy tín của cơ sở y tế công lập. Mặt khác, con số trên cũng phản ánh điều kiện của người dân còn hạn chế, không thể đi khám “chất lượng cao”, do vậy, biết cách giữ gìn sức khỏe, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là cách tiết kiệm chi phí y tế quan trọng. b. Vệ sinh môi trường sống + Vệ sinh trường học: Nhà trường phân công nhiệm vụ cho các lớp trực nhật, giữ gìn vệ sinh lớp học; quét dọn sân trường và các khu vực xung quanh để trường lớp luôn ‘xanh, sạch, đẹp”. Không những thế, nhà trường còn thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động các khu vực công cộng trên địa bàn, đặc biệt, giữ gìn vệ sinh khu vực Đài tưởng niệm Liệt sĩ của tỉnh. Hoạt động vệ sinh môi trường được tiến hành thường xuyên, liên tục và Ban chăm sóc sức khỏe học sinh cũng kiểm tra, giám sát để phát hiện tồn tại, đôn đốc nhắc nhở hay khích lệ kịp thời đối với các bộ phận trong trường. Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện. Đặc biệt, nhà trường vận động các thày giáo không hút thuốc lá, không uống rượu trong ngày làm việc để làm tấm gương cho học sinh noi theo. Mặt khác, Ban chăm sóc sức khỏe học sinh thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, cung cấp và kiểm tra hệ thống nước uống, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. + Vệ sinh nơi cư trú: Nhà trường tuyên truyền, vận động học sinh cách sinh hoạt lành mạnh, phòng tránh bệnh tật khi ở nhà bằng cách vệ sinh cơ thể hàng ngày sạch sẽ, vệ sinh nơi ở như các căn phòng trong gia đình, đặc biệt là phòng ngủ, nhà bếp, phòng ăn và công trình vệ sinh... Khu vực quanh nhà cũng cần giữ gìn cho sạch sẽ. c. Chế độ tập luyện + Về phía nhà trường: - Nâng cao chất lượng giờ học môn Giáo dục thể chất - Duy trì thể dục giữa giờ và các trò chơi rèn sức khỏe - Duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ Thể thao - Tích cực tham gia các Hội thi thể thao, quốc phòng do ngành hoặc địa phương tổ chức. - Hướng dẫn thực hành các bài tập tăng cường sức khỏe Ngoài ra, Ban chăm sóc sức khỏe học sinh của trường phổ biến các bài tập đơn giản, trong thời gian ngắn để học sinh có thể thư giãn tại chỗ, trong giờ học hoặc giờ ra chơi nhằm tăng cường ô xy lên não, khiến trí óc minh mẫn, phòng ngừa đau cổ vai gáy, tránh cong vẹo cột sống, chữa mỏi mắt, tăng cường thị lực. + Về phía gia đình: Nhà trường tuyên truyền cho học huynh và học sinh lối sống khoa học và tăng cường vận động khi ở nhà để duy trì, bảo vệ sức khỏe. d. Chăm sóc sức khỏe tâm thần + Về phía nhà trường: Sức khỏe tinh thần rất quan trọng nhưng chưa được cá nhân, gia đình và xã hội quan tâm. Chỉ đến khi xảy ra những sự việc đáng tiếc mà nguyên nhân xuất phát từ tình trạng tâm lí bất ổn của nạn nhân thì lúc đó những bên liên quan mới có động thái phòng tránh. Chính vì vậy, nhà trường chỉ đạo các bộ phận trong trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm theo sát, kịp thời nắm bắt diễn biến tâm lí của học sinh để có biện pháp can thiệp đúng lúc. Áp lực của việc học và những khó khăn trong gia đình khiến học sinh dễ rơi vào trầm cảm. Nếu không kịp thời can thiệp tâm lí, hậu quả thật khó lường. + Về phía gia đình: Nhà trường thường xuyên chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với gia đình để cùng tháo gỡ những khó khăn của học sinh, đẩy lùi, những rào cảm tâm lí, trạng thái tinh thần tiêu cực. 2.5.4. Kết hợp với các tổ chức, cá nhân trong công tác chăm sóc sức khỏe học sinh Nhà trường đã tiến hành tư vấn cho học sinh, giáo viên và qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập. Nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với cơ sở y tế ngoài nhà trường để thăm khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, kịp thời phát hiện những căn bệnh nguy hiểm ở giai đoạn sớm, nắm bắt được tình trạng sức khỏe của các em; đặc biệt là tình trạng bệnh, tật học đường để từ đó có phương hướng khắc phục. Mục đích của công tác chăm sóc sức khỏe học đường là tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần học sinh; đồng thời, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức và thực hành thay đổi hành vi lối sống có lợi cho sức khỏe để phát triển tốt về thể chất, tinh thần. Nói đến sức khỏe và dinh dưỡng học đường chúng ta không chỉ nhắc đến nước sạch và vệ sinh mà còn bao gồm công tác giáo dục kỹ năng về sức khỏe, cung cấp dịch vụ về sức khỏe và dinh dưỡng tại trường học, các chính sách liên quan đến sức khỏe học đường và sự ủng hộ của cộng đồng 3. Tính mới, tính sáng tạo Sáng kiến về chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT mang nhiều ưu điểm nổi bật: - Sáng kiến thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao, lòng yêu nghề, yêu học sinh sâu sắc, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, nhân viên nhà trường trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh cấp THPT. - Sáng kiến nêu được phương pháp tổ chức quản lí có hiệu quả đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường. - Sáng kiến nêu bật cách thức tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT. Trong đó, việc phát huy được vai trò và sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tận dụng mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực) đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho công tác chăm sóc sức khỏe học đường. - Sáng kiến khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe học đường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh. - Sáng kiến đã chứng minh rằng các nhà trường đều có khả năng tiến hành có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe học sinh nếu phát huy được tính chủ động, tích cực và tinh thần trách nhiệm của các bộ phận chức năng. - Sáng kiến khẳng định được vai trò là một trong những đơn vị giáo dục cấp THPT đầu tiên xây dựng và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học sinh. Và đây là sáng kiến đầu tiên về vấn đề chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT. IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được 1. Hiệu quả kinh tế + Giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh và tiết kiệm thời gian cho nhân dân Do thói quen chủ quan về sức khỏe, người dân Việt Nam nói chung và học sinh cấp THPT nói riêng ít khi quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe chính mình. Theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các học sinh chỉ được gia đình đưa đi khám bệnh sau khi đã tự mua thuốc uống. Khi bệnh nặng hơn thì thời gian điều trị bệnh sẽ lâu hơn và chi phí vì thế mà tăng lên. Mặt khác, khi tình trạng bệnh tăng nặng thì dễ xảy ra biến chứng, nguy cơ tới sức khỏe cao hơn. Ở Việt Nam, hơn 70% bệnh nhân ung thư phát hiện và điều trị muộn. Điều đó dẫn đến tỉ lệ tử vong cao ở bệnh nhân ung thư. Sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh để kịp thời can thiệp, điều trị sẽ làm giảm chi phí khám chữa, tránh nguy cơ tử vong, góp phần nâng cao chất lượng dân số, tăng tuổi thọ bình quân, tiết kiệm tài chính, thời gian (chính là tiền bạc), sức lực của bệnh nhân và gia đình. + Nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển chính là nguồn nhân lực. Đầu tư cho sức khỏe là cơ sở để có đội ngũ nhân lực khỏe mạnh, bền bỉ, dẻo dai, có sức đề kháng tốt, dễ thích nghi môi trường làm việc...đáp ứng được yêu cầu về cường độ làm việc của nền sản xuất hiện đại. Từ đó, năng suất lao động tăng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. + Giảm bớt gánh nặng ngân sách cho lĩnh vực y tế của Nhà nước và xã hội Tỉ lệ chi ngân sách cho y tế của Việt Nam cao hơn các nước giàu (19% ngân sách năm 2012) và cao hơn chi phí cho giáo dục (95 % năm 2012). Tình trạng bệnh viện luôn quá tải là một vấn đề nhức nhối trong hàng chục năm qua, nhất là thời điểm dịch bệnh bùng phát. Do đó, công tác chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật vô cùng quan trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Giảm số lượng bệnh nhân là mục tiêu không chỉ của các bệnh viện mà là vấn đề chung của nhà nước và xã hội. Mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường cùng chung sức chăm lo cho sức khỏe của mình và cộng đồng sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách cho lĩnh vực y tế của gia đình, nhà nước và xã hội. 2. Hiệu quả xã hội + Về nhận thức và hành vi: Quá trình tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh và phụ huynh cũng như các lực lượng xã hội khác theo chiều hướng tích cực. Học sinh và các bậc cha mẹ chủ động, tích cực hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Từ chỗ bàng quan về sức khỏe, phần lớn học sinh đã có ý thức hơn trong việc thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày và chủ động điều chỉnh cho phù hợp như tư thế ngồi viết, thói quen ăn uống, ngủ, tập thể dục, sử dụng khẩu trang, mũ che nắng che mưa, chấp hành an toàn giao thông, sử dụng bảo hộ lao động, khám chữa bệnh định kỳ. Đó là những chuyển biến đáng mừng cho thấy thành quả bước đầu của công tác chăm sóc sức khỏe học sinh đáng được ghi nhận. + Về trí tuệ và thể chất: Trong vài năm trở lại đây, tình trạng bệnh dịch không xuất hiện ở học sinh trường THPT Hoa Lư A như những năm trước đó. Đặc biệt, một số dịch bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân như cúm, sốt phát ban, đau mắt đỏ, thủy đậuđã không tái diễn. Trong khi đó, một số địa phương xung quanh vẫn xuất hiện dịch bệnh. Điều đó phản ánh sức đề kháng của học sinh trường THPT Hoa Lư A đã tăng lên rõ rệt. Và đặc biệt, việc phòng bệnh đã có hiệu quả. Mặt khác, công tác bồi dưỡng các bộ môn văn hóa, khoa học kỹ thuật và thể dục thể thao cũng đạt được những thành tích vượt trội, được Sở Giáo dục đánh giá cao và khen ngợi. Kết quả cụ thể như sau: - Kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia: 03 năm liền đạt 100% - Kết quả cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT: 03 năm gần đây đều đạt giải cao (1 năm đạt Nhì toàn đoàn, 01 năm đạt Ba toàn đoàn, trong đó có một sản phẩm đạt giải quốc gia) - Kết quả cuộc thi Sáng tạo trẻ: 03 năm gần đây đều đạt giải cao (Giải Nhì toàn đoàn) - Kết quả Hội thi thể dục thể thao năm học 2017 – 2018: Đạt 04 giải Nhất môn bơi lội, 01 giải Ba (Thành tích cao nhất từ trước tới nay) - Hội thi quốc phòng an ninh giành cho học sinh trung học năm học 2017 – 2018: Đạt giải Nhất toàn đoàn. - Nhiều năm liền, trường THPT Hoa Lư A đạt danh hiệu thi đua – Tập thể xuất sắc và đặc biệt, năm học 2017 – 2018, nhà trường được xếp thứ Nhất trong khối các trường THPT công lập trên toàn tỉnh. Với kết quả đó, nhà trường đã nhận được cờ thi đua xuất sắc do Chính phủ trao tặng. Những thành tích đã đạt được một phần nhờ vào công tác bồi dưỡng và khuyến khích học sinh phát huy năng lực toàn diện của mình. Phong trào “khỏe để học tốt” bước đầu gặt hái thành công. + Về sức khỏe tinh thần: Theo khảo sát của chúng tôi, mức độ hài lòng về trường học của các em học sinh trường THPT Hoa Lư A rất cao. Nhờ các hoạt động phong phú đa dạng và toàn diện của nhà trường, các em thêm yêu thày cô, trường lớp. Chính vì vậy, số lượng học sinh nghỉ học, bỏ học giảm đáng kể. Tình trạng bạo lực học đường ít khi xảy ra. Số học sinh mắc các hội chứng tâm lí như trầm cảm rất hiếm gặp. Nếu có, giáo viên và gia đình kịp thời phát hiện và can thiệp thành công. + Uy tín của nhà trường tăng rõ rệt, niềm tin trong nhân dân được củng cố thêm bền vững Theo đánh giá của nhân dân trên địa bàn huyện Hoa Lư và khu vực thành phố Ninh Bình, trường THPT Hoa Lư A là địa chỉ tin cậy cho phụ huynh gửi gắm con em. Niềm tin đó của nhân dân tiếp tục được củng cố sau nhiều năm công tác giáo dục toàn diện được chú trọng, đặc biệt là việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Đó là phần thưởng cao quý nhất mà nhà trường mong muốn có được. Đó cũng là tiền đề để nhà trường tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. + Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống: “Khi có sức khỏe ta có ngàn ước mơ, khi không có sức khỏe ta chỉ có một ước mơ là có sức khỏe"... Khi có thể chất và tinh thần khỏe mạnh, các em học sinh mới học tập và lao động, rèn luyện có hiệu quả. Các em cảm thấy tràn đầy năng lượng sống và hạnh phúc. Chất lượng cuộc sống học sinh được nâng cao một phần nhờ công tác chăm sóc sức khỏe học sinh của nhà trường. Những hiệu quả kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục tăng lên khi nhà trường tiếp tục duy trì và phát huy công tác chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh. V. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện áp dụng + Về điều kiện cơ sở vật chất: Nhà trường cần có nguồn tài chính, có hệ thống cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường đạt hiệu quả. + Về nhân lực: Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường; sự đồng thuận của Ban đại diện cha mẹ học sinh; sự vào cuộc của tổ, nhóm chuyên môn và mọi thành viên trong toàn trường, đặc biệt là Ban chăm sóc sức khỏe học đường. Ngoài ra, sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh và các em học sinh có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của hoạt động. 2. Khả năng áp dụng - Sáng kiến này có thể được áp dụng cho hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh ở các trường THCS, THPT hiện nay. - Các nhà trường có thể tham khảo để hoạch định các hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh gắn liền với giáo dục kỹ năng sống, giáo dục thể chất nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện. 3. Những yêu cầu khi sử dụng các giải pháp của sáng kiến + Yêu cầu đối với cơ sở giáo dục: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện về CSVC, đội ngũ; xây dựng Kế hoạch tổ chức; ban hành Quy chế phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học đường. + Yêu cầu đối với nhà giáo và nhân viên y tế học đường: Trang bị tốt kiến thức, kỹ năng, nghiêm túc thực hiện kế hoạch của nhà trường về chăm sóc sức khỏe học đường. Đặc biệt, có tinh thần sẵn sàng đóng góp tâm sức vì sự phát triển toàn diện của các thế hệ học sinh. + Yêu cầu đối với học sinh: Cần phát huy tinh thần chủ động học tập nâng cao hiểu biết về sức khỏe và rèn luyện thể chất; sẵn sàng tham gia mọi hoạt động của nhà trường; tự giác rèn luyện thể chất ở nơi cư trú với phương châm “khỏe để học tốt” vì ngày mai lập nghiệp. Cùng với giáo dục tri thức và đạo đức, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe học sinh là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Công tác đó cần được duy trì thường xuyên, liên tục và đầu tư có hiệu quả để chất lượng giáo dục toàn diện đảm bảo được tính bền vững. Để đạt được mục tiêu đó, các nhà quản lí giáo dục cần chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tránh tình trạng thực hiện theo “mùa vụ” hoặc xem nhẹ việc chăm sóc sức khỏe của học sinh. Trên đây là nội dung cơ bản của sáng kiến : “Một số giải pháp chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT”. Những vấn đề cụ thể của quá trình triển khai các giải pháp mới chúng tôi trình bày chi tiết ở văn bản “gốc”(02 bản). Nhóm tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học và quản lý giáo dục. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NHÓM TÁC GIẢ Hoàng Hải Nam Đoàn Thị Mận Mai Thị Lệ Hằng Nguyễn Thị Hường PHỤ LỤC 01: MỘT SỐ BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG * Bảng kết quả khảo sát hiểu biết về sức khỏe của học sinh cấp THPT STT Tên bệnh hay nội dung khảo sát Mức độ(%) Có hiểu biết Hiểu biết chưa đầy đủ Không hiểu biết 1 Triệu chứng ngộ độc thực phẩm 65 20 15 2 Bệnh uốn ván 53 16 31 3 Bệnh đau mắt đỏ 40 17 43 4 Bệnh tiêu chảy 43 53 10 5 Bệnh lây truyền qua đường tình dục 0 100 0 6 Triệu chứng có thai 57 0 43 7 Quan tâm tìm hiểu về sức khỏe 23 27 50 8 Kênh cung cấp thông tin Báo đài: 43 Gia đình: 50,3 % Nhà trường 6.7 * Bảng kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe của học sinh cấp THPT STT Tên bệnh HS mắc phải hay nội dung khảo sát Tỉ lệ (%) học sinh mắc bệnh /số học sinh tham gia khảo sát 1 Bệnh về mắt (chủ yếu là cận thị) 63% 2 Bệnh răng miệng 33,3 3 Bệnh đường hô hấp 66,6 4 Lần bị ốm gần nhất Trong vòng 1 tháng: 33,3 Tro Trong vòng 6 tháng: 23 5 Cảm nhận về sức khỏe Tốt: 10 Không tốt: 20 6 Các vấn đề cần cải thiện Hô hấp: 13,3 Răng miệng: 33,3 Tiêu hóa: 20 Thị lực: 63 Béo phì: 50 * Bảng kết quả khảo sát các hoạt động chăm sóc sức khỏe của học sinh cấp THPT STT Nội dung chăm sóc sức khỏe Tỉ lệ (%) học sinh tham gia khảo sát 1 Đi ngủ muộn (sau 23h) 33 2 Uống đủ nước 13 3 Không tập thể dục 67 4 Khám bệnh định kỳ 0,7 5 Cần cải thiện thói quen Ăn uống: 57 Ngủ: 53 Tập thể dục: 72 PHỤ LỤC II: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP MỚI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH CẤP THPT Ảnh: Học sinh diễn kịch tuyên truyền các biện pháp tự bảo vệ an toàn của bản thân Ảnh: Khởi động trong giờ học môn Giáo dục thể chất Ảnh: Học sinh sử dụng ghế nhựa loại cao, thay cho ghế nhựa thấp trước đây cho phù hợp với chiều cao, tránh dị tật học đường Ảnh: Chương trình tuyên truyền kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích và các bệnh thường gặp vào mùa xuân. Ảnh: Tháp dinh dưỡng cân đối – điều học sinh cần biết Ảnh: Yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được quan tâm Ảnh: Tuyên truyền kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích Ảnh: Tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông Ảnh: Kỹ năng chăm sóc sức khỏe mùa thi Ảnh: Sự thật về điếu thuốc lá – cảnh báo các tác hại của thuốc lá (Nguồn: Internet) Ảnh: Thành phần khói thuốc có chứa tới 69 chất gây ung thư (Nguồn Internet) Ảnh: Tác hại của thuốc lá khi hút chủ động (Nguồn Internet) Ảnh: Tác hại của hút thuốc lá thụ động (Mỗi năm thế giới có 600 nghìn ca tử vong do hút thuốc thụ động; 64% số ca tử vong trong số này là nữ giới) Ảnh: Công tác vệ sinh trường học luôn thực hiện tốt Ảnh: Cô trò dọn vệ sinh sau mưa Ảnh: Đường làng sạch đẹp tại thôn Đông Đình - Xã Ninh Mỹ - Huyện Hoa Lư Ảnh: Học sinh dọn vệ sinh tại Thị trấn Thiên Tôn Ảnh: Học sinh THPT Hoa Lư A tập thể dục giữa giờ Ảnh: Sân trường THPT Hoa Lư A giờ ra chơi Ảnh: Nữ sinh THPT Hoa Lư A sinh hoạt trong CLB bóng chuyền Ảnh: Đội tuyển bóng đá trường THPT Hoa Lư A năm học 2016 - 2017 Ảnh: Học sinh trường THPT Hoa Lư A đạt Huy chương vàng môn bơi lội năm 2017 Ảnh: Học sinh vận động trong giờ học Ảnh: Học sinh THPT Hoa Lư A thuyết trình sản phẩm trong vòng chọn đi thi quốc tế (Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật năm 2017) PHỤ LỤC III TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng Sức khỏe trường học - Bài 2: Quản lý sức khỏe tại nhà trường và phòng chống một số bệnh thường gặp ở học sinh (Bác sĩ Nguyễn Doãn Thành) 2. Bài giảng Sức khỏe thanh thiếu niên - BS. Trương Ngọc Phước 3. Chăm sóc sức khỏe ban đầu (Đại học Đông Á) 4. Chăm sóc sức khỏe mùa thi (BS Nguyễn Quang Ngọc) 5. Môi trường và sức khỏe (Moitruong.com.vn) 6. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (dansohcm.gov.vn) 7. Những giải pháp đơn giản nâng cao sức khỏe (afamily.vn › Sức khỏe) 8. Phòng chống bạo lực học đường (https://thuvienphapluat.vn) 9. Phòng tránh tai nạn thương tích (www.hoiyhocduphong.vn) 10. Phòng tránh tai nạn giao thông (moh.gov.vn) 11. Phòng tránh các căn bệnh thường gặp vào mùa xuân, hạ, đông (Suckhoevadoisong.vn) 12. Ebook Sức khỏe môi trường - NXB Y học 13. Tài liệu tập huấn công tác Y tế trường học - Bộ Y tế 14. Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT  15.Các tài liệu liên quan đến đề tài trên các trang mạng xã hội sau: - - - - - www.merck.com/pubs - www.netcenter-vn.net/chandoantuxa/ - www.bacsigiadinh.com - - .saigonnet.vn/data/khoe_dep.asp