Đẻ xong bao lâu thì có thể quan hệ

Thứ tư, 16/09/2020, 16:55 GMT+7

Quan hệ tình dục (QHTD) sau sinh có thể là điều mà nhiều phụ nữ suy nghĩ đến và không biết làm thế nào cho đúng. QHTD sau sinh thực sự là vấn đề lớn đối với người phụ nữ, vì khi đó mẹ bầu có thể còn đau âm đạo và kiệt sức vì cuộc sinh nở. Cho dù đang ở trong tâm trạng vui vẻ hay căng thẳng, đây là những điều mà các mẹ cần biết về QHTD sau khi sinh con.

Sau khi sinh con bao lâu thì có thể QHTD được?
Mặc dù không có quy định thời gian cụ thể để có thể quan hệ tình dục trở lại, nhưng nhiều bác sĩ khuyên không QHTD trong 4-6 tuần sau sinh, bất kể phương pháp sinh nào. Nguy cơ bị biến chứng sau sinh cao nhất là trong 2 tuần đầu sau sinh. Kiêng cữ cũng sẽ giúp cơ thể sản phụ có thời gian để hồi phục. Ngoài việc tiết dịch sau sinh và vết thương âm đạo, sản phụ có thể bị mệt mỏi, khô âm đạo, đau đớn và không còn ham muốn tình dục. Nếu bị rách âm đạo phải phẫu thuật sửa lại, sản phụ có thể phải kiêng lâu hơn.

QHTD có bị đau?
Thay đổi nội tiết có thể khiến âm đạo của sản phụ bị khô và mềm, đặc biệt nếu sản phụ đang cho con bú. Sản phụ có thể bị đau khi QHTD vì vết thương tầng sinh môn. Để giảm bớt khó chịu khi QHTD, chị có thể thử 1 số các sau:

  • Tìm cách giảm đau: chẳng hạn như đi tiểu sạch, tắm nước ấm hoặc dùng thuốc giảm đau. Nếu cảm thấy rát, hãy chườm đá lên vùng đó.
  • Sử dụng chất bôi trơn nếu bị khô âm đạo.
  • Thử sử dụng các biện pháp thay thế cho giao hợp qua đường âm đạo, chẳng hạn như massage, QHTD bằng miệng hoặc thủ dâm lẫn nhau. 
  • Hãy dành thời gian cho QHTD khi không quá mệt mỏi hay lo lắng.
  • Nếu quan hệ tình dục tiếp tục gây đau đớn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp điều trị có thể.

Có cách nào để đạt cực khoái?
Mang thai, chuyển dạ và sinh con qua đường âm đạo có thể làm giãn và tổn thương các cơ sàn chậu, các cơ nâng đỡ tử cung, bàng quang, ruột non và trực tràng. Để săn chắc cơ sàn chậu, hãy thử các bài tập Kegel. Để thực hiện Kegel, hãy tưởng tượng mình đang ngồi trên một viên bi và siết chặt cơ sàn chậu như thể đang nâng viên bi. Hãy thử làm trong ba giây một lần, sau đó đếm đến 3 để thư giãn. Thực hiện bài tập 10 đến 15 lần liên tiếp, ít nhất 3 lần một ngày.

Các biện pháp ngừa thai?
QHTD sau khi sinh nên sử dụng một phương pháp ngừa thai đáng tin cậy. Nếu phụ nữ dưới 6 tháng sau sinh, cho con bú hoàn toàn và chưa có kinh trở lại, thì việc cho con bú có thể bảo vệ khỏi việc mang thai khoảng 98%. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy hiệu quả tránh thai của việc cho con bú có khác nhau.

Để giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ và các vấn đề sức khỏe khác, nghiên cứu cho thấy phụ nữ nên đợi ít nhất từ 18 đến 24 tháng trước khi mang thai lần tiếp theo. Bác sĩ luôn khuyến cáo nên suy nghĩ về mong muốn có thêm con và thời gian mang thai.
Các biện pháp có thể chọn lựa sau khi sinh con bao gồm:

  • Que cấy tránh thai, chẳng hạn như etonogestrel (Nexplanon)
  • Dụng cụ tử cung bằng đồng có nội tiết (IUD)
  • Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin, chẳng hạn như thuốc tiêm tránh thai medroxyprogesterone (Depo-Provera) hoặc minipill norethindrone (Camila, Ortho Micronor,…)
     

Các phương pháp ngừa thai có chứa cả estrogen và progestin - chẳng hạn như thuốc tránh thai kết hợp - làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông sau khi sinh. Đối với những phụ nữ khỏe mạnh, có thể bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai kết hợp và các loại ngừa thai kết hợp nội tiết khác sau khi sinh 1 tháng. Mặc dù các phương pháp ngừa thai có chứa cả estrogen và progestin từ lâu được cho là làm giảm nguồn sữa của phụ nữ đang cho con bú, nhưng theo những nghiên cứu gần đây thì lại cho thấy điều này không đúng.

Tư vấn với bác sĩ trong các lần khám sau sinh về các lựa chọn biện pháp ngừa thai.

Nếu không hứng thú với tình dục?
Có nhiều thứ để quan tâm hơn cả tình dục, đặc biệt là khi sản phụ đang thích nghi với cuộc sống có một đứa con mới sinh. Nếu không cảm thấy ham muốn hoặc sợ QHTD bị đau, hãy nói với chồng. Trong khi chờ đến lúc có thể sẵn sàng để QHTD trở lại, hãy duy trì sự thân mật vợ chồng theo những cách khác. Dành thời gian bên nhau mà không có em bé, ngay cả khi chỉ là vài phút vào buổi sáng và sau khi em bé đã ngủ. Tìm những cách khác để thể hiện tình cảm.

Nếu vẫn đang gặp khó khăn, hãy cẩn thận với các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm sau sinh, chẳng hạn như thay đổi tâm tính nghiêm trọng, chán ăn, mệt mỏi và thiếu niềm vui trong cuộc sống. Nếu nghĩ rằng có thể bị trầm cảm sau sinh, hãy đi khám bác sĩ. Điều trị kịp thời có thể hồi phục nhanh. 

Hãy nhớ rằng chăm sóc bản thân tốt có thể giúp duy trì ham muốn một cách lâu dài.

Sau khi con yêu chào đời, cả hai vợ chồng đều có những thay đổi tâm lý rất lớn. Người vợ vừa trải qua nhiều khó khăn và đau đớn nên còn rất mệt mỏi. Thậm chí nhiều người khi đang cho con bú cũng lo sẽ có thai và vỡ kế hoạch nếu quan hệ tình dục. Do đó bạn cần có biện pháp tránh thai hiệu quả.

Nhiều người vợ giảm ham muốn khi quan hệ vợ chồng sau sinh do tác dụng của thay đổi hormone hay thể chất mệt mỏi. Khi đó, những động viên, âu yếm từ người chồng có thể giúp ích để người vợ lấy lại hứng khởi và sinh lực.

Người chồng phải chờ đợi một khoảng thời gian dài khi vợ mang bầu tháng cuối, sinh con và hồi phục sau sinh. Nhiều người khá nôn nóng và mong chờ được gần gũi vợ. Sự vội vã này đôi khi gây đau đớn cho vợ ở lần quan hệ trở lại đầu tiên và ảnh hưởng đến tâm lý người vợ. Ngoài ra, nhiều anh chồng sau thời gian chờ đợi thì trở nên mất ham muốn yêu.

Việc lấy lại cân bằng về tâm lý là hết sức quan trọng. Hãy tâm sự trước và sau khi quan hệ vợ chồng, thành thật chia sẻ cảm giác, cảm xúc và cùng tìm ra cách để vợ chồng hòa hợp trở lại sau khi sinh em bé.

6. Tận dụng thời gian âu yếm cho cuộc yêu

Thời điểm quan hệ vợ chồng sau sinh không nhất thiết phải cố định là vào ban đêm hoặc cần chuẩn bị kỹ vì cả hai đều bận rộn với công việc và con nhỏ. Những cử chỉ đáng yêu, một chút lãng mạn sẽ gợi cảm giác khiến hai vợ chồng muốn gần gũi. Nếu có cơ hội, hãy dành thời gian âu yếm người bạn đời của mình.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết đẻ thường bao lâu thì quan hệ được hoặc sau sinh mổ bao lâu mới được quan hệ. Khác với những cặp vợ chồng mới cưới, những cặp vợ chồng có con đã trải qua nhiều khó khăn bên nhau. Quan hệ vợ chồng sau sinh không chỉ giúp cả hai giải tỏa stress mà còn thắt chặt tình cảm. Vì thế, dù bận rộn với con nhỏ thì cũng đừng quên đầu tư cho những cuộc yêu nóng bỏng bạn nhé!

Đẻ xong bao lâu thì có thể quan hệ
Đẻ xong bao lâu thì có thể quan hệ

Rất khó có để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi sinh thường bao lâu thì quan hệ được. Trung bình sẽ mất khoảng 4 – 6 tuần nhưng cũng có trường hợp sẽ cần thời gian lâu hơn để bạn sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nếu như trước khi mang thai, quan hệ vợ chồng vốn dĩ là chuyện rất bình thường thì ở giai đoạn sau sinh, đây lại là vấn đề nhạy cảm và tương đối khó khăn. Một phần là do các vấn đề về thể chất như những cơn đau kéo dài sau sinh, sự thay đổi hormone… một phần là do bạn quá mệt mỏi với việc chăm sóc bé mà không còn để tâm đến những vấn đề khác.

Vậy sau sinh thường bao lâu thì có thể nghĩ đến “chuyện ấy”? Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ phần nào giúp bạn thêm thông tin về thời điểm tốt nhất để quan hệ sau sinh thường nhằm giúp mối quan hệ vợ chồng thêm thắt chặt, cuộc sống thêm cân bằng, đồng thời góp phần giải tỏa căng thẳng cho cả hai.

Sinh thường bao lâu thì quan hệ được?

Sau sinh, cơ thể bạn sẽ cần một khoảng thời gian để nghỉ ngơi cũng như để âm đạo, tử cung và cổ tử cung trở lại như bình thường. Do đó, có không ít các ông bố mới và mẹ bỉm thắc mắc sau khi sinh thường bao lâu thì được quan hệ?

Đối với vấn đề sau sinh bao lâu thì quan hệ được? Hầu hết các bác sĩ đều khuyên các mẹ sinh thường nên tránh quan hệ trong 4 tuần đầu sau sinh do lúc này sản dịch vẫn đang được tống ra ngoài nên nếu quan hệ thì mẹ rất dễ bị nhiễm trùng.

Trung bình, mẹ sinh thường sẽ phải kiêng cữ “chuyện ấy” trong khoảng 4 – 6 tuần sau sinh. Tuy nhiên, thực tế, thời gian này có thể lâu hơn, đặc biệt là nếu bạn bị rách tầng sinh môn khi sinh.

Nếu quan hệ sau sinh quá sớm có thể làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng, chẳng hạn như xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng tử cung, viêm nhiễm phụ khoa, bục chỉ khâu…

“Cô bé” thay đổi sau sinh thường có thể ảnh hưởng đến “chuyện ấy”?

Đối với nhiều trường hợp, sẽ mất nhiều thời gian hơn để cả 2 vợ chồng có thể tận hưởng cảm giác thăng hoa trong chuyện chăn gối. Theo thống kê, khoảng 85% phụ nữ gặp khó khăn trong việc quan hệ trong 3 tháng đầu sau sinh.

Ngoài các vấn đề về tâm lý và việc chăm con, nhiều phụ nữ chia sẻ rằng họ cảm thấy tự ti về “cô bé” sau sinh thường và điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến cảm xúc khi “yêu”.

Cụ thể, sau sinh thường, mẹ có thể đối mặt với các vấn đề như:

  • Khô âm đạo
  • Âm đạo lỏng lẻo, không còn đàn hồi
  • Đau khi quan hệ, thậm chí chảy máu
  • Mệt mỏi
  • Giảm ham muốn…

“Thủ phạm” chính của những vấn đề này thường là do sự thay đổi của nội tiết tố. Trong những ngày đầu sau sinh, nồng độ estrogen sẽ giảm xuống mức trước khi mang thai. Nếu cho con bú, nồng độ estrogen có thể giảm xuống thấp hơn.

Estrogen có tác dụng cung cấp chất bôi trơn tự nhiên cho âm đạo, do đó, lượng hormone này thấp sẽ làm tăng khả năng bị khô âm đạo, từ đó dẫn đến chảy máu khi quan hệ.

Quan hệ sau sinh bị ra máu có sao không?

Dù cảm thấy cơ thể gần như đã hồi phục và sẵn sàng cho việc “yêu” thì bạn vẫn có thể bị đau, chảy máu trong lần đầu tiên quan hệ sau sinh thường. Nếu máu chỉ chảy một lượng nhỏ và bạn chỉ thấy hơi khó chịu thì điều này hoàn toàn bình thường và sẽ sớm biến mất.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do âm đạo khô, nhạy cảm nên dễ bị tổn thương nếu thao tác mạnh hoặc cũng có thể là sản dịch hay máu của kỳ kinh nguyệt được co bóp và đẩy ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu nhiều, tình trạng chảy máu kéo dài hoặc bị chảy máu vùng kín đi kèm với các triệu chứng như đau bụng dưới, sốt… thì tốt nhất nên đi khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

Lưu ý khi quan hệ sau sinh thường

Để quan hệ tình dục đạt khoái cảm và an toàn thì khi quan hệ sau sinh thường, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đi khám toàn diện trước khi có ý định quan hệ để đảm bảo rằng cơ quan sinh dục đã hồi phục hoàn toàn, các vết khâu đã lành.
  • Lần đầu tiên quan hệ sau sinh có thể gặp nhiều khó khăn. Do đó, cả bạn và đối tác cần có sự chuẩn bị từng bước, chẳng hạn như thử các hoạt động thân mật để hâm nóng tình cảm trước khi bắt đầu cuộc yêu.
  • Thực hiện màn dạo đầu “chu đáo” để cô bé có thể sản xuất đủ chất bôi trơn. Tăng thời gian dạo đầu, thử thủ dâm lẫn nhau hoặc thực hiện các hoạt động khác trước khi thâm nhập.
  • Sử dụng chất bôi trơn. Bạn có thể cần một chút trợ giúp từ chất bôi trơn trước khi nội tiết tố cân bằng trở lại.
  • Tập các bài tập kegel sau sinh để phục hồi cơ sàn chậu, giúp giảm nguy cơ bị són tiểu sau sinh cũng như giúp âm đạo nhanh hồi phục và lấy lại cảm giác.
  • Dành nhiều thời gian để hâm nóng tình cảm. Dù sau sinh bạn có thể rất bận rộn với bé nhưng hãy cố gắng thu xếp để dành thời gian riêng tư cho cả 2 vợ chồng.
  • Nếu không cho bé bú thì khoảng 12 tuần sau sinh mẹ sẽ có kinh lại, còn nếu cho bé bú thì thời gian có thể lâu hơn, tầm khoảng 7 – 8 tháng. Thực tế là kể cả trước khi có kinh lại sau sinh hay khi đã có kinh lại, bạn hoàn toàn có thể mang thai. Do đó, nếu không muốn mang thai lần nữa thì khi quan hệ cần chú ý sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Có thể bạn quan tâm: Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Tìm hiểu để có “cuộc yêu” an toàn

Sinh thường bao lâu thì quan hệ được sẽ không quan trọng bằng việc cả 2 vợ chồng đều có tâm lý thoải mái khi yêu. Ở giai đoạn sau sinh, phụ nữ thường thấy mệt mỏi, chủ yếu tập trung lo cho bé nên ít khi hứng thú với chuyện chăn gối cùng với đó là sự tự ti về cơ thể như bụng nhăn nheo, người sồ sề…

Do đó, nếu bạn chưa thật sự sẵn sàng để “yêu”, hãy thẳng thắn chia sẻ với chồng. Còn với người chồng, bạn cần chia sẻ, động viên, giúp đỡ để vợ bớt mệt mỏi và khơi dậy sự yêu thương, gắn bó. Nếu cô ấy chưa sẵn sàng thì bạn cần kiên nhẫn và chia sẻ để giúp cô ấy nhanh hồi phục.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.