Rau bản địa là gì

Rau bản địa là gì
Nông dân huyện U Minh Thượng trồng rau theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Lê Sen - TTXVN
Theo ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng, ở địa phương trước đây các loại rau hoang dã, như đọt choại, nụ áo, cơm thất, rau muống đồng… mọc bìa rừng rất nhiều, người dân lúc nông nhàn đi hái bán mỗi ngày cũng được 100.000 đồng. Thế nhưng, ngày càng có nhiều người đi hái nên các loại rau màu mọc hoang không còn nhiều, người dân chuyển sang trồng nhưng do không được tập huấn kỹ thuật bị sâu rầy phá hại, người dân dùng thuốc phòng trừ nên không an toàn thực phẩm. Gần đây, nhiều nông dân khi tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng màu, giờ biết cách trồng rau sạch, tưới nước bằng tự động nên giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động, tăng thêm lợi nhuận. Đến thăm vườn rau màu của ông Nguyễn Hoàng Hanh, ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, chỉ diện tích hơn 500 m2, nhưng ông trồng cùng lúc các loại cà chua, đu đủ; trong đó phải kể đến là trồng hành lá trong nhà lưới. Ông Hanh có trên năm 20 kinh nghiệm trồng màu và nhờ được chuyển giao, tập huấn kỹ thuật trồng màu theo hướng an toàn nên cho gia đình thu nhập khá.
Rau bản địa là gì
Nông dân huyện U Minh Thượng trồng mau theo hướng rau an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Lê Sen - TTXVN
Ban đầu khi thực hiện mô hình rau sạch trong nhà lưới, ông cảm thấy lo lắng vì đây là mô hình mới. Trước đây nếu trồng màu theo cách truyền thống, thấy xuất hiện sâu thì xịt thuốc phòng trừ. Khi thực hiện theo mô hình này không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ cung cấp đủ nước, giữ độ ẩm, bón phân hữu cơ cho rau màu. Sau thời gian lo lắng, ông cũng thấy an tâm hơn khi hiệu quả mang lại trong mô hình mới. Ông Nguyễn Hoàng Hanh cho biết, theo tập quán từ lâu, thấy sâu phá hoại thì nông dân dùng thuốc xịt, dẫn đến nguồn rau xanh bị niễm thuốc bảo vệ thực vật. Từ khi được tập huấn trồng rau sạch, rau an toàn, ông Hanh về áp dụng vào vườn rau gia đình. Không chỉ đạt chất lượng rau sạch, giảm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, công tưới nước, làm cỏ, lại cho thu hoạch cao hơn trước. Nhận thấy mô hình trồng rau sạch đem lại hiệu quả, ông Nguyễn Phước Hòa, ngụ ấp Công Sự, xã An Minh Bắc sang học hỏi kinh nghiệm trồng màu từ gia đình ông Hanh, sau đó ông về trồng 1.000 m2 rau màu gồm hành lá, cải xanh, rau má, rau muống. Những ngày qua do thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng những luống rau màu nhà ông Hòa vẫn tươi xanh, phát triển tốt không có hiện tượng héo lá hay sâu bệnh nào. Theo ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng, ưu điểm mô hình trồng rau sạch, trồng trong nhà lưới làm giảm ánh sáng nhiệt độ trong mùa khô, hạn chế thời nước trong mùa mưa. Ngoài ra, màng lưới có tác dụng ngăn chặn các loại sâu bướm, côn trùng gây hại, tấn công trên rau. Vì vậy nhẹ công chăm sóc, giảm chi phí vật tư.
Rau bản địa là gì
 Nông dân huyện U Minh Thượng trồng rau theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Lê Sen - TTXVN
Để phát triển mô hình trồng màu theo hướng an toàn, bền vững, năm 2018, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng trích kinh phí từ ngân sách xây dựng mô hình thí điểm trồng rau sạch trong nhà lưới, với mức hỗ trợ 60% tổng kinh phí và chuyển giao quy trình kỹ thuật. Đến nay, toàn huyện U Minh Thượng xây dựng được 7 nhà lưới; trong đó có 2 nhà lưới được hỗ trợ, 5 nhà lưới do nông dân tự đầu tư. Dự kiến trong năm 2019, huyện U Minh Thượng sẽ tiếp tục mở rộng diện tích từ 4 - 6 ha rau sạch đạt chuẩn chứng nhận VietGAP. Theo ông Huỳnh Thanh Tuấn, Phó Trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng, sau gần một năm triển khai mô hình trồng rau màu trong nhà lưới và tưới nước tự động theo hướng an toàn thực phẩm, đến nay diện tích trồng màu tăng lên. Sắp tới, huyện sẽ tập trung hướng cho nông dân trồng rau màu bản địa như: rau nụ áo, cơm thất, rau đắng đất, muống đồng…; đồng thời đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh kiểm tra, chứng nhận an toàn cho sản phẩm làm ra của nông dân.

Hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được quan tâm hàng đầu, làm sao để có sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng luôn đặt ra câu hỏi bấy lâu nay. Trước xu hướng thị trường, với cách làm của nông dân huyện U Minh Thượng xây dựng mô hình trồng màu theo hương an toàn, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất hóa học là hướng đi đúng đắn; trong đó mô hình trồng rau trồng nhà lưới cần phát triển và nhân rộng nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch phục vụ người tiêu dùng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.


  • rau bản địa
  • rau sạch
  • U Minh Thượng
  • Kiên Giang

Chúng ta đã biết, có vi sinh tốt (có lợi), xấu và trung lập cùng tồn tại trong tự nhiên. Khi lượng vi sinh tốt tăng lên thì cây cối trong vườn sẽ phát triển tốt, kháng trừ sâu bệnh. Điều này đa số chúng ta đều biết. Vấn đề là, làm sao để phát huy vi sinh vật tốt nhất?

Khi hệ thực vật bị tiêu diệt hoặc bị hạn chế, ánh nắng mặt trời soi trực tiếp vào đất, vi sinh vật cũng bị tiêu diệt theo. Khi canh tác lạm dụng hóa học, vi sinh vật cũng bị tiêu diệt theo. Cover Crop (CC) là khái niệm được giới chuyên gia nông nghiệp các nước phát triển áp dụng nhuần nhuyễn. Bằng cách tạo lớp đệm bề mặt để che chắn đất khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

CC có thể là lớp màng thoáng khí, là lớp bã thực vật hoặc là hệ thực vật thân mềm. CC ngăn ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp vào đất. Nó không chỉ bảo vệ vi sinh vật mà còn bảo vệ hệ cô trùng, bò sát, thân mềm và giữ ẩm cho đất.

Vi sinh vật được nuôi dưỡng nhưng như đã nói từ đầu, vi sinh vật tốt, xấu và trung lập cùng tồn tại và cạnh tranh lẫn nhau tạo thế cân bằng. Điều này không có lợi cho cây trồng. Vì chỉ cần một yếu tố bất lợi nào đó, vi sinh vật có hại bùng phát sẽ tạo nên dịch bệnh trên diện rộng.

Đây là lý do chúng ta thường xuyên bổ sung vi sinh vật có lợi, nấm đối kháng vào đất (gọi tắt là EM1). Vì đây là vi sinh vật ngoại, đa số nuôi cấy trong môi trường độc lập và nhập khẩu nên không phù hợp với hệ sinh thái bản địa. Các vi sinh vật này sẽ nhanh chóng chết đi do điều kiện bất lợi về môi trường sống. Dẫn đến, chúng ta phải bổ sung thường xuyên vi sinh vật có lợi vào đất.

Giải pháp tốt nhất là nuôi dưỡng vi sinh vật bản địa có lợi. Các chủng vi sinh này tồn tại trong hệ tiêu hóa của động vật. Vậy nên, tạo môi trường để côn trùng, bò sát, thân mềm… (gọi tắt là sinh vật) sinh sống là giải pháp hoàn hảo. Phân của sinh vật sẽ cung cấp đều đặn, thường xuyên vi sinh vật có lợi cho đất và cũng đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Việc để cỏ rồi cắt cỏ để tạo lớp mùn chỉ có tác dụng ngắn hạn. Để cỏ nhằm giúp sinh vật trong đất phát triển, cắt cỏ nhằm tạo thức ăn cho một số sinh vật. Đây là một sai lầm.

Khi ta cắt cỏ thì đồng nghĩa đảo lộn môi trường sống của sinh vật trong vườn. Một số loài sẽ có điều kiện sinh sôi và một số loài bị xua đuổi hoặc tiêu diệt do môi trường sống không phù hợp. Điều này gây bất lợi cho quá trình tái cấu trúc hệ sinh thái vườn. Giải pháp đúng đắn là để cỏ mọc tự nhiên (nếu có thể).

Chúng ta chỉ cần tạo độ ẩm phù hợp cho vườn nhằm giải khát cho toàn bộ hệ sinh vật. Bằng cách tưới phun mưa, bất đắc dĩ mới dùng đến tưới nhỏ giọt. Khi tưới phun mưa, nước được cấp cho toàn vườn và sinh vật trong vườn cũng nhờ thế mà phủ kín.

Nếu buộc phải cắt dọn cỏ để bảo vệ cây trồng thì chúng ta nên dọn khu vực có thể cạnh tranh ánh sáng trực tiếp với cây trồng. Nên duy trì các lùm – bụi – bờ cây dại trong vườn. Đây là nơi để sinh vật ẩn nấp khi gặp điều kiện bất lợi trong khu vực canh tác.

Khi lùm – bụi – bờ được duy trì đủ lâu (1-3 năm), chúng ta sẽ khám phá được nhiều điều bất ngờ về cơ – sinh học đất tại đây. Đất tơi xốp hơn, giữ ẩm đất tốt hơn, thoát nước tốt hơn. Điều này đồng nghĩa rằng đất khỏe hơn giúp rễ cây khỏe hơn do dễ luồn lách và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Khi rễ khỏe thì cây sẽ khỏe.

Ngày nay các quyến sách về dinh dưỡng được viết rất nhiều. Khi bạn đến nhà sách, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những quyển sách viết về dinh dưỡng và cách thức để có được sắc đẹp và sự khỏe mạnh. Đây thực sự là một điều đáng vui mừng khi càng ngày càng có nhiều người hiểu hơn về cơ thể của mình và hiểu hơn về những thực phẩm mà mình đang sử dụng mỗi ngày.

Tuy nhiên, các quyến sách dinh dưỡng hiện nay tại Việt Nam đang là những quyển sách được dịch từ các tác giả nước ngoài với những thực phẩm và công thức nấu theo phong cách của nước ngoài. Việc này làm chúng ta dễ có nhận thức rằng các thực phẩm đặc biệt là rau, củ, quả của nước ngoài tốt hơn và có nhiều dinh dưỡng hơn so với các loại thực phẩm, rau, củ, quả trong nước mình.

Thực tế là, khi Vũ Trụ sinh ra chúng ta ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, Vũ Trụ hay Mẹ Thiện Nhiên luôn có đủ nguồn thức ăn phù hợp, phong phú và đa dạng để hỗ trợ sự phát triển của chúng ta. Mỗi vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có những thực phẩm, rau, củ, quả khác khau… phù hợp theo thỗ nhưỡng của đất đai, khí hậu tại vùng lãnh thổ đó. Nguồn thực phẩm này dồi dào, đa dạng và nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng mọi sinh linh trên lãnh thổ đó.

Có một câu nói rằng: “Nếu ông bà hay bố mẹ của bạn không biết món rau, củ, quả đó là gì thì bạn cũng nên cân nhắc có nên sử dụng chúng thường xuyên hay không?”

Chúng ta sinh ra ở Việt Nam, vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đa dạng các loại Gạo, Đậu, Hạt, Rau, Củ, Quả nhiều dưỡng chất như:

  • Gạo nàng Hương, gạo sữa, gạo thơm, gạo tám, gạo lứt…
  • Hạt điều, Hạt đậu phộng
  • Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng…
  • Rau dền, rau muống, rau mùng tơi, rau ngót,
  • Củ dền, củ cải, củ khoai lang, củ dong…
  • Quả cà chua, quả dưa leo, trái bắp, trái đậu bắp…
  • Và rất nhiều trái cây bốn mùa….

Các giống gạo, đậu, hạt, rau, củ, quả của nước ngoài khi gieo trồng ở nước mình không thể có được hoa trái tốt nhất như khi chúng được trồng tại nơi gốc rễ của chúng. Việc canh tác các giống cây nước ngoài khó khăn hơn và chi phí nhiều hơn rất nhiều so với giống bản địa. Đôi khi chúng ta lại phải đánh đổi rất nhiều thứ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường để canh tác những giống cây ngoại ngày.

Chúng ta cần cân nhắc khi lựa chọn thực phẩm cho bản thân và gia đình. Khi xét ở góc độ dinh dưỡng và di truyền, chúng ta sẽ thấy rằng Gen chúng ta được tổng hợp và điều chỉnh qua nhiều thế hệ để phù hợp với tất cả thực phẩm được gieo trồng trên mảnh đất hình chữ S này hơn 4000 năm nay. Chúng ta cần tin tưởng rằng những thực phẩm bản địa của chúng ta luôn là những thực phẩm nhiều dưỡng chất nhất và được cơ thể chúng ta hấp thụ tốt nhất.

Hãy ưu tiên sử dụng thực phẩm, gạo, đậu, hạt, rau, củ, quả giống bản địa của Việt Nam chúng ta bạn nhé.

Xem thêm bài viết: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA RAU LANG NGANG VỚI BÓ XÔI

https://rongxanh.com/gia-tri-dinh-duong-cua-rau-lang-ngang-voi-bo-xoi/