Đền bà chúa nguyệt hồ ở đâu

Đền Chúa Nguyệt Hồ hay còn được mệnh danh là đền thờ “chúa Bói” duy nhất tại Việt Nam là điểm du lịch văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng. Nằm tại thượng lưu dòng sông Thương, Bắc Giang ngôi đền là một trong những di tích cổ mang trong mình những tín ngưỡng dân gian gắn liền với truyền thuyết và lịch sử của dân tộc.

Sự tích Chúa Nguyệt Hồ

Đền chúa Nguyệt Hồ sở dĩ được gọi như vậy vì trong đền thờ bà “chúa Bói” Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ.

Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ là bà chúa bói dưới thời vua Hùng Vương. Tương truyền rằng, xưa kia bà cũng là một người sống ở đất Bắc Giang. Cuộc đời bà từ khi sinh ra đã phải sống trong cảnh cực khổ, cơ hàn: vừa bị mù lòa cả hai mắt vừa mồ côi cả cha mẹ. Tuy thế bà vẫn luôn sống thiện lương, hiền lành, nhân hậu. Khi gặp được Lão Tổ Quỷ Cốc Tử Tiên Sinh, ông đã truyền dạy cho truyền dạy cho bà những đạo pháp của mình đó là thuật chiêm tinh bói toán. Đồng thời, ông cũng đặt niên hiệu cho bà là Nguyệt Hồ. Sau khi học hết được các phép của Tiên Sinh, bà dành hết cuộc đời mình để làm phúc giúp dân lành. Một thời gian sau, tiếng lành đồn xa, bà được nhà vua mời về kinh đô làm quân sư. Mỗi lần ra trận, vua đều cho người đến thỉnh cầu, xin lời phán của bà.

Theo thần tích của vùng Bo (Yên Thế), sự tích bà chúa Nguyệt Hồ lại có ghi chép khác như sau: Cuối đời vua Hùng Duệ Vương, quân Thục ồ ạt đưa quân sang nhằm chiếm nước ta. Hùng Duệ Vương bèn hạ cáo cho người đi khắp nơi tìm người tài đánh giặc. Tại vùng Bo có hai là ông Cao và ông Quý đã tình nguyện ra ứng tuyển và nhận nhiệm vụ giúp vua dẹp giặc. Bái tạ lệnh vua, hai ông chỉ huy quân đội đến vùng Bắc Giang này và ngày đêm luyện tập chờ thời cơ đánh giặc. Khi quân Thục kéo sang xâm lược, hai bên giao chiến ác liệt. Quân ta do sức yếu, lực lượng mỏng nên đánh không lại quân địch. Hai ông Cao – Quý lại chỉ huy quân rút lui dọc theo chiều sông Thương rồi lựa thời cơ, địa hình hiểm trở quay lại giết địch. Thuyền chiến dùng dằng chưa đi được vì các bà con giá còn lưu luyến vùng đất này nên đã rời thuyền quay trở lại vùng Bo. Hai ông chỉ huy toàn quân quay lại đánh giặc. Bị bất ngờ phản công, quân Thục tự nhiên vỡ trận, tan tác. Chiến thắng, hai ông trở về khao thưởng quân sĩ rồi hồi triều báo tin với vua. Trước khi hồi chiều hai ông quay lại vùng Bo để ngắm nhìn lại nơi này. Bỗng nhiên hai ông bỗng hóa tại đó.  Phu nhân và con gái biết chuyện, vì quá đau buồn và thương nhớ người chồng, người cha nên cũng hóa theo. Thời điểm đó, chính là ngày 15/2 âm lịch. 

Ghi nhớ công lao, sau khi đánh thắng giặc, nhà vua phong hai ông là Thượng Đẳng Phúc Thần và xây dựng đền miếu tại nơi các danh tướng đánh giặc và thờ phụng mãi mãi. Đến thời vua Lê Đại Hành có sắc phong cho các vị thần vùng Bo là:” Cao Sơn Quý Minh đại đức hùng lược trác vĩ Đại Vương Thượng đẳng thần”. Đến triều Nguyễn, người dân địa phương đã xây dựng miếu thờ ở Huyết Hồ, xin triều đình cho thờ thần là Nguyệt Nga phu nhân và con gái của vị thần họ Cao. Sau đó, các triều vua Tự Đức năm thứ 3 (1850), vua Duy Tân năm thứ nhất (1907) cũng lần lượt sắc phong cho Nguyệt Nga phu nhân.

Xem thêm:

Dâng gì khi đi lễ đền Chúa Nguyệt Hồ

Hàng năm cứ đến những ngày lễ hội lớn tại đền Chúa Nguyệt Hồ hay đền chúa bói Nguyệt Hồ, hàng ngàn lượt khách thập phương trên khắp các tỉnh thành cả nước lại hành hương tìm về nơi đền thiêng để xin lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống. Để bày tỏ lòng thành tâm của mình, các con hương đều dâng đến chúa bà những lễ vật đẹp nhất, cầu kỳ nhất.

Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc lễ Tứ Phủ 12 tháng đầy đủ và chi tiết, con hương nhất tâm cần biết.

Lễ vật khi đến đền Chúa Nguyệt Hồ nên sắm bao gồm 1 bó hoa, 1 đĩa quả gồm nhiều loại quả, 1 chai rượu nhỏ, xôi thịt, 1 đĩa trầu cau, giấy tiền và cánh sớ.

Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền. 

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Riêng với quanh oản dâng lên chúa bà, nó không thể tùy tiện trang trí họa tiết hoa văn, màu sắc. Mà oản này phải được gắn họa tiết chủ đạo màu xanh lá cây. Bởi trong Tam Vị Chúa Mường, mỗi vị có một màu sắc đặc trưng, và màu xanh lá cây là màu tượng trưng cho chúa Nhị Nguyệt Hồ.

Đền bà chúa nguyệt hồ ở đâu
Oản Tài Lộc kết hợp bộ mã lễ Nguyệt Hồ
Đền bà chúa nguyệt hồ ở đâu
Oản Tài Lộc màu xanh thành kính lễ Chúa Nguyệt Hồ
Đền bà chúa nguyệt hồ ở đâu
Oản dâng lễ chúa Nguyệt Hồ

Hiện nay, Oản Cô Tâm đang cung cấp sản phẩm oản lễ dành riêng để dâng lên Chúa Nguyệt Hồ. Quanh oản được trang trí tỉ mỉ với lông vũ xanh lá cây cùng hoa trắng, lá ngọc, cành vàng. Các chi tiết trên oản đều được chọn lọc kỹ càng và trang trí theo đúng tín ngưỡng dâng lễ chúa bà. Giúp các đồng anh – lính chị đẹp bóng sang đồng khi mang quanh oản này đi yết kiến cửa chúa bà. Với Oản cô Tâm khách hàng hoàn toàn an tâm về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Bởi các sản phẩm oản chúng tôi tạo ra đều xuất phát từ sự thành tâm. Oản Cô Tâm luôn muốn mang tới cho khách hàng những sản phẩm đẹp nhất, tỉ mỉ nhất thể hiện lòng thành kính tận tâm nhất. 

Xem thêm: Tại sao nên dâng Oản Tài Lộc khi đi lễ đền Thánh Ngài? Dâng Oản sao cho đúng.

Kiến trúc đền chúa nguyệt Hồ

Trải qua bao thăng trầm lịch sử đất nước, đền Chúa Nguyệt Hồ vẫn giữ nguyên được những nét kiến trúc cổ xưa thấm đậm tinh hoa văn hóa, tinh thần dân tộc. Quần thể di tích cổ hiện nay vẫn gần như được giữ nguyên với các công trình: Cổng đền với họa tiết rồng bay cầu kỳ cùng 2 pho tượng hộ pháp, khu sân đền với nhiều cây cảnh xanh mát, hồ Nguyệt, khu đền chính gồm tòa đại bái và hậu cung. Trong khu vực hậu cung này thờ bà chúa bản đền hay chúa Nguyệt Hồ. Cùng với đó là bài trí các tượng thờ theo đạo thờ Mẫu. Bao gồm hàng Thánh Mẫu tới hàng Quan, hàng Chầu, ông Hoàng, các cô, các cậu và Đức Thánh Trần. Hai cung bên ngoài cũng được bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu như vậy. 

“Thờ Mẫu” là tín ngưỡng của người Việt cổ đã có từ xa xưa. Do đó, khi đến đền, chùa, người hành hương phải đến bái Mẫu trước.

Đền bà chúa nguyệt hồ ở đâu

Lộ trình di chuyển đến đền Chúa Nguyệt Hồ

Để đi lễ đền chúa Nguyệt Hồ, bạn có thể đi bằng xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân.

  • Nếu đi bằng xe khách, bạn đến bến xe Mỹ Đình bắt xe đi Yên Thế, Bắc Giang. Tại bến xe Yên Thế, bạn tiếp tục bắt xe ôm hoặc taxi về đền Chúa Nguyệt Hồ. Tuy nhiên quãng đường này khá xa, khoảng 13km nên bạn cũng nên cân nhắc nên thuê xe du lịch hoặc đi xe cá nhân để tiện lợi nhất.
  • Nếu đi bằng xe ô tô, quãng đường nhanh nhất là đi theo ĐCT Hà Nội – Bắc Giang có trạm thu phí, mất khoảng 2 tiếng cho 90km. Theo đó bạn rời Hà Nội theo đường cầu Vĩnh Tuy, rẽ phải tại Garage Xuân Trường vào đường Cổ Linh, băng qua Co Quán, rẽ trái vào dịch vụ photocopy Yến Nhi, vào Thạch Bàn, rẽ phải tại cửa hàng VLXD Hà Thành, rẽ trái tại tiệm cắt tóc Quyền Lâm vào ngõ 68 Nguyễn Văn Linh và đi tiếp tới ĐCT Hà Nội – Bắc Giang (có trạm thu phí tại đây), tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ 3 – QL1 – TL265 – ĐT 242 – đền chúa Nguyệt Hồ. Nếu bạn muốn đi quãng đường không có trạm thu phí thì tham khảo lộ trình cho xe máy sau đây.
Đền bà chúa nguyệt hồ ở đâu
Lộ trình di chuyển bằng ô tô có trạm thu phí
  • Nếu lựa chọn di chuyển bằng xe máy, bạn có thể đi bằng lộ trình đường dài 86,6km mất khoảng hơn 2 tiếng và không mất phí. Theo đó, bạn rời Hà Nội theo lối cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ 2 vào Ngô Gia Tự – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Đặng Phúc Thông – Trần Phú – Lý Thái Tổ – rẽ phải vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang– tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ 3 – QL1 – TL265 – ĐT 242 – đền chúa Nguyệt Hồ.
Đền bà chúa nguyệt hồ ở đâu
Lộ trình di chuyển bằng xe máy

Hội đền Chúa Nguyệt Hồ

Để tôn vinh và ghi nhớ công ơn của bà Chúa Nguyệt Hồ, hàng năm cứ đến ngày 15/2 âm lịch là nhân dân vùng thượng lưu sông Thương, Bắc Giang lại tổ chức lễ hội tại đền. Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, đền luôn đón hàng ngàn lượt khách tứ phương từ các tỉnh thành về hành hương và lễ chúa bà. Cầu mong bình an, may mắn và tài lộc.

Trong ngày lễ chính, tức ngày 15/2 âm lịch, nhân dân vùng Bo lại rước kiệu từ đình Bố Hạ về đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Hoàn thành tế lễ tại đền Trung thì mới rước kiệu về đến đền Nguyệt Hồ. Tại đây, phần tế lễ chúa Nguyệt Hồ được thể hiện qua bài cúng hát chầu văn. Những người được chọn hát chầu văn trong phần lễ tế này phải là người hát hay, đàn giỏi và gia đình không có tang bụi.

Xem các ngày lễ tam tứ phủ hàng tháng tại đây 

Hầu chúa Nguyệt Hồ

Hầu bóng, hầu đồng là nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh thiêng liêng của người Việt. Tại các đền thờ, lệ hầu bóng được diễn ra thường xuyên trong các dịp đầu năm và trong những ngày lễ hội. Người ta tin rằng, các vị thần có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng và phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc cho các con hương. Những người hát chầu văn cũng phải xướng hát trong quá trình hầu đồng như vậy.

Trong Tam Vị Chúa Mường, thì bà chúa Nguyệt Hồ là chúa bói danh tiếng nhất và rất hay ngự đồng. Khi thỉnh chúa, chúa sẽ về và chứng tòa chúa Đệ Nhị màu xanh lá cây. Do đó, khi hầu đồng, người hầu phải mặc áo xanh, khăn xếp xanh và múa mồi thì chúa mới chứng cho.

Khách thập phương thường về đền lễ Mẫu và hầu đồng. Khách chủ yếu đến từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, … đến để có cơ hội dâng văn hầu chúa Nguyệt Hồ linh thiêng. 

Lời văn chúa Nguyệt Hồ

Ai lên đến Cao Sơn Bạch Mã

Hỏi thăm Đền Chúa Nguyệt nơi nao

Hỏi thăm ga Kép mà vào

Ngôi đền Chúa ngự khác nào động tiên

Bốn mùa hoa trái dâng lên

Bạn tiên tấp nập đôi bên ra vào

Trước ngôi cao rầu rầu nét mặt

Chiếc gậy son chúa đặt phía sau

Lá trầu với lại quả cau

Tiền đài chiếc tráp sơn màu xanh lam

Chúa ngồi đó lòng đau như cắt 

Dưới trần phàm bao kẻ u mê

Nhớ người con gái thôn quê

Không may nhỡn đãng phải bề khổ tâm

Sống âm thầm mồ côi cha mẹ

Gặp được Thầy Quỷ Cốc tiên sinh

Một đời làm phúc quên mình

Truyền ban ấn quyết đặt tên Nguyệt Hồ

Tiếng đồn cho tới kinh đô

Có bà Chúa Bói Nguyệt Hồ rất hay

Cửa nhà gia sự hôm nay

Mồ mả đất cát Chúa rầy chỉ cho

Âm dương chồng vợ căn do

Hợp tan tan hợp chỉ cho rõ ràng

Tiền hậu vận mọi đàng hay dở

Việc trong ngoài lầm lỡ chỉ cho

Về đồng phán bảo nguyên do

Có căn có số phải lo trình đồng

Tam đầu cửu vĩ thuyền rồng

Thoi xanh rừng núi sớ hồng kim ngân

Hình hài nón chúa kính dâng

Lập đàn thỉnh chúa lai lâm ngự về 

Phép tiên chúa đáng tài cứu thế

Tiếng oai linh quyền chế nơi nơi

Phép tiên xoay đất chuyển trời

Gia công hộ phép cứu người trần gian

Thỉnh mời tiên chúa lai loan

Khuông phủ đệ tử nhân khang thịnh cường.

Rừng tùng bách bốn mùa rợp bóng

Cánh sen hồng còn đọng hơi sương

Hay đây là sự phi thường

Nguyệt hồ chúa bói anh linh ai tày

Ơn lão tố theo thày học đạo

Mười năm tròn tu kiếp thiên nga

Nói rồi binh lửa can qua

Mẫu cho giáng thế trừ tà cứu dân

Nhớ tích xưa đời Lê Thái Tổ

Một thôn nghèo mái đổ màn sương

Lam chiều rặng cúc đưa hương

Chim ca vượn hít bên đường hoa chen

Khắp chuyện lạ trên trời dưới bể

Có những điều không thể tìm ra

Từ sinh vận hạn trong nhà

Khí hư vận kèm toàn gia tới kỳ

Đường dài tài lộc sinh ly địa lý

Hay huyết ly mộng mỵ thủy phòng

Ý đồ đen trắng đục trong

Người sinh số mệnh đo lòng thanh tao

Đường vận mệnh ai nào biết trước

Kêu chúa bà thời được biết ngay

Ơn trên thánh tổ cao dày

Truyền cho ấn quyết ra tay phù đời

Thuở nam việt nhớ xưa nguồn cội

Chúa có tài bấm độn lục nhâm

Phép tiên xem bói nhập thần

Xem trong thế sự thăng trầm ra sao

Dù ai bị ma cao phù quyết

Bệnh thời làm chẳng biết căn do

Linh phù bùa yếm bà cho

Trừ tà diệt quý khiến cho lại thành

Tiết xuân xanh thành tâm khấn nguyện

Tiến văn chầu chúa Nguyệt cung nga

Hương thơm tấu thỉnh ba tòa

Độ cho đồng tử vinh hoa thọ trường.