Điểm thi công chức hà nội 2023

Theo Kế hoạch, mục đích thi tuyển nhằm tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát vào làm việc tại VKSND cấp huyện, cấp tỉnh nhằm bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng nhu cầu công tác và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

Yêu cầu là việc tuyển dụng phải công khai, minh bạch, khách quan, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân về tuyển dụng công chức.

Tuyển dụng công chức phải đảm bảo những người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

Nguyên tắc thi tuyển là phải đảm bảo tính cạnh tranh (có số dư), trường hợp đơn vị có khó khăn, không đảm bảo về nguồn dự thi thì không nhất thiết thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh.

Người trúng tuyển phải có đủ các bài thi của các môn thi theo quy định; có số điểm của mỗi bài thi 50 điểm trở lên; có tổng điểm thi cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp tính cả điểm ưu tiên (nếu có) trong phạm vi chỉ tiêu đã được VKSND tối cao phê duyệt.

Về chỉ tiêu tuyển dụng, Kế hoạch nêu rõ, căn cứ quyết định phân bổ biên chế của Viện trưởng VKSND tối cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2023 cho đơn vị mình. Chỉ tiêu tuyển dụng không quá 60% số biên chế hiện còn thiếu. Báo cáo về VKSND tối cao để phê duyệt kế hoạch và chỉ tiêu tuyển dụng.

Việc tuyển dụng được thực hiện theo chỉ tiêu còn thiếu của từng đơn vị VKSND cấp tỉnh đã được Viện trưởng VKSND tối cao phê duyệt theo thứ tự lấy từ cao xuống thấp. Sau khi có kết quả tuyển dụng các đơn vị phân bổ cho VKSND cấp huyện ít nhất 1 biên chế để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các đơn vị còn thiếu.

Một ứng viên chỉ được đăng ký dự tuyển tại một VKSND cấp tỉnh của một cụm thi (theo chỉ tiêu tuyển dụng của VKSND cấp tỉnh).

Hình thức tổ chức thi tập trung theo cụm, Hội đồng thi tuyển do VKSND tối cao quyết định thành lập và giao cho một Viện trưởng VKSND cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng thi.

VKSND tối cao thành lập 6 cụm thi, cụ thể: Cụm thứ nhất, có 17 tỉnh gồm: Thành phố Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa. Giao Viện trưởng VKSND Thành phố Hà Nội làm Chủ tịch Hội đồng.

Cụm thứ hai, có 11 tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Thái Nguyên. Giao Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ làm Chủ tịch Hội đồng.

Cụm thứ ba, có 11 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Giao Viện trưởng VKSND thành phố Đà Nẵng làm Chủ tịch Hội đồng.

Cụm thứ tư, có 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Giao Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Lắk làm Chủ tịch Hội đồng.

Cụm thứ năm, có 6 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Giao Viện trưởng VKSND Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Hội đồng.

Cụm thứ sáu, có 13 tỉnh: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu. Giao Viện trưởng VKSND thành phố Cần Thơ làm Chủ tịch Hội đồng.

Về tiếp nhận hồ sơ, Kế hoạch nêu rõ: VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký dự tuyển, tổng hợp báo cáo danh sách ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi, báo cáo VKSND tối cao phê duyệt danh sách và gửi ứng viên tham gia dự thi theo quy định. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thu nộp lệ phí thi... phục vụ cho việc tổ chức thi tuyển công chức.

Ngoài ra, Kế hoạch cũng nêu rõ các điều kiện, tiêu chuẩn chung đó là: Là công dân Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam. Tuổi đời dự tuyển: Đối với nam không quá 35 tuổi; đối với nữ không quá 30 tuổi.

Có phiếu đăng ký dự tuyển; có lý lịch rõ ràng, lịch sử gia đình và bản thân không vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về bảo vệ chính trị nội bộ của ngành Kiểm sát nhân dân.

Có phẩm chất đạo đức tốt; đủ sức khỏe để công tác theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền; không bị dị hình, dị tật, khuyết tật, không nói lắp, nói ngọng; nam cao từ 1,60m, nặng từ 50 kg trở lên; nữ cao từ 1,55m, nặng từ 45 kg trở lên. Không áp dụng quy định về chiều cao, cân nặng đối với người được tuyển dụng công chức chuyên môn nghiệp vụ khác.

Về trình độ chuyên môn có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Có trình độ Cử nhân luật trở lên; đã được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát; đã được VKS địa phương sơ tuyển. (Trường hợp đối tượng khác do Viện trưởng VKSND tối cao xem xét, quyết định).

Về trình độ ngoại ngữ, tin học: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ B hoặc trình độ A2 trở lên); có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (tương đương trình độ B trở lên).

Đối với công chức nghiệp vụ khác (Kế toán, Văn thư...): Các đơn vị còn thiếu công chức nghiệp vụ khác so với vị trị trí việc làm, tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo VKSND tối cao phê duyệt. Sau khi được phê duyệt các đơn vị liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi tuyển công chức tại địa phương để gửi ứng viên tham gia dự thi hoặc báo cáo VKSND tối cao để tổ chức thi theo cụm.

Đối với các đơn vị thuộc diện xét tuyển công chức không qua thi tuyển thì thực hiện việc xét tuyển theo quy định.

Đối với việc tuyển dụng công chức cho VKSND tối cao, VKSND cấp cao: Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao chủ động tìm nguồn công chức có chức danh tư pháp tại VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, quyết định điều động đến công tác tại VKSND tối cao, VKSND cấp cao theo quy định (Chỉ đề nghị tiếp nhận, điều động công chức có chức danh tư pháp ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện của các tỉnh đồng bằng).