Điều lệ trường thcs thpt và thpt có nhiều cấp học

Tập tin đính kèm

Từ 01/11, học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học

Ngày 15/09/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Theo đó, tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi, tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi theo quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước. Đồng thời, học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học, học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc vượt lớp trong phạm vi cấp học.

Bên cạnh đó, giáo viên không được làm những điều sau: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xúc phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp; Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh, bỏ giờ, bỏ buổi học; Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức; Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; Hút thuốc lá, rượu, bia và sử dụng chất kích thích khác khi đang dạy học.

Ngoài ra, nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường trung học là 05 năm, sau mỗi năm học hiệu trưởng được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường trung học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2020.

Xem chi tiết Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT 

Điều 21 quy định về hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục quy định:

Điều lệ trường thcs thpt và thpt có nhiều cấp học

Điều 27 quy định về nhiệm vụ giáo viên:
Điều lệ trường thcs thpt và thpt có nhiều cấp học
Yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo và chuẩn nghề nghiệp được quy định:

Điều lệ trường thcs thpt và thpt có nhiều cấp học

Hành vi ứng xử và trang phục của giáo viên được quy định:

Điều lệ trường thcs thpt và thpt có nhiều cấp học


Một số quy định liên quan đến học sinh 

Một số giải thích liên quan tới Điều lệ mới

Về hình thức kỷ luật học sinh

Hiện nay, tại khoản 2 Điều 42 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo hình thức phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.

Tuy nhiên, theo Thông tư số 32 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020) thì không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường và cảnh cáo ghi học bạ. Thay vào đó, các hình thức kỷ luật học sinh theo quy định mới tập trung vào việc giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Về việc học sinh sử dụng điện thoại

Theo điều lệ năm 2011 thì học sinh không được sử dụng điện thoại hay máy nghe nhạc trong giờ học. Tuy nhiên, điều lệ mới không cấm hẳn như thế mà học sinh có thể sử dụng điện thoại để phục vụ học tập trong giờ học theo yêu cầu hoặc được sự đồng ý của giáo viên. Lý giải về điều này, ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Vì hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là rất cần thiết.

Dư luận xã hội băn khoăn về quy định này với lo sợ học sinh lạm dụng điện thoại vào các việc khác trong giờ học mà giáo viên không quản được. Tuy nhiên điều lệ mới, hành vi này đã nằm trong các quy định về những hành vi mà học sinh không được làm.

Về số lượng sổ sách của giáo viên 

Ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), cho biết trước đây, Bộ đi kiểm tra, có nơi yêu cầu giáo viên phải có tới 11 loại hồ sơ sổ sách, rất áp lực, tốn thời gian và không cần thiết. Do vậy, Bộ GD&ĐT quyết định giảm hồ sơ sổ sách để giáo viên dành thời gian cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Cụ thể, theo điều lệ mới thì giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách, gồm: kế hoạch giáo dục (theo năm học); kế hoạch bài dạy (giáo án); sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Riêng giáo viên chủ nhiệm thì có thêm sổ chủ nhiệm.

Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở GD&ĐT quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ GD&ĐT.

Về học sinh hoàn thành chương trình phổ thông

Điều lệ cũng bổ sung quy định theo quy định mới của Luật Giáo dục mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2020: học sinh học hết chương trình THPT, đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD-ĐT thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở GD&ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Học sinh học hết chương trình THPT, đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Chú ý: Các bạn có thể tải Thông tư 32/2020/TT - BGDĐT và Điều lệ mới để xem chi tiết.

Một số câu hỏi mô tả tài liệu:

Câu 1: Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT; 15/92020, ban hành Điều lệ trường THCS;THPT. Điều lệ này áp dụng cho trường nào?

a. Trường trung học

b. Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

c. Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông

d. Trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt

Câu 2: Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT; 15/92020, ban hành Điều lệ trường THCS;THPT. Trường trung học có?

a. tư cách pháp nhân

b. con dấu riêng

c. Tất cả phương án

d. tài khoản

Câu 3: Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT; 15/92020, ban hành Điều lệ trường THCS;THPT. Chọn Phương án đúng về nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học?

a. Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

b. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.

c. Tất cả phương án đều đúng

d. Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT; 15/92020, ban hành Điều lệ trường THCS;THPT. Phương án nào sau đây không phải là nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học?

a. Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

b. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.

c. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

d. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT; 15/92020, ban hành Điều lệ trường THCS;THPT. Chọn phương án sai về nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học?

a. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.

b. Không có phương án nào sai

c. Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.

d. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công