Đinh lăng là ai

Đinh lăng là ai

Cây đinh lăng.

Đinh lăng có tên gọi khác: Cây gỏi cá, sâm nam …

Thuộc họ: Ngũ gia bì Araliaceae.

Bộ phận dùng: Toàn thân (củ, thân cây, lá cây).

Thành phần hóa học: (Theo Đỗ Tất Lợi) thành phần có alkaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tannin, vitaminB1, acid amin …

Trước đây người dân thường trồng làm cảnh ở góc hè. Khoảng 15 năm gần đây khi người dân bắt đầu biết đến tác dụng của đinh lăng thì phong trào trồng và thu hoạch đinh lăng làm thuốc mới nhiều.

Cây đinh lăng dùng làm thuốc thì càng lâu năm càng tốt. Cây có tuổi đời từ 10 năm trở lên quý như nhân sâm. Lá thường dùng ăn gỏi cá chữa đau bụng, giải độc có tôm. Phía bắc thường dùng lá ăn với thịt chó hoặc thịt mèo.

Theo y học cổ truyền lá đinh lăng có tác dụng phát tán phong nhiệt, chữa đau đầu, cảm nắng. Dùng lá sắc đặc uống có tác dụng tiêu nhọt, áp xe vú.

Lá sắc uống có tác dụng điều trị tiểu máu, tiểu buốt dắt do viêm tiết niệu do sỏi.

Thân cây thái lát phơi khô rồi sao vàng hạ thổ dùng điều trị các bệnh lý về xương khớp, điều trị đau lưng mỏi gối, đau nhức các khớp.

Củ cây đinh lăng có giá trị cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể phục hồi tốt cho người mới ốm dậy, tốt cho tiêu hóa, làm mát cho cơ thể. Các thầy thuốc Đông y quý củ đinh lăng lâu năm như sâm cao ly.

Củ rễ cây đinh lăng sao vàng hạ thổ tác dụng điều trị viêm đại tràng mạn tính.

Đinh lăng là ai

Lá và củ rễ cây đinh lăng.

Một số đơn thuốc có đinh lăng

Bài 1: Chữa mệt mỏi cơ thể

Củ rễ đinh lăng thái mỏng, phơi khô 5 gam cho vào 100ml nước sôi ngâm 15 phút, uống chia 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Bài 2: Thông tia sữa, căng tức bầu vú

Rễ cây đinh lăng 30 – 40 gam, thêm 500 ml nước đun sôi cô cạn còn 250ml. Uống nóng chia 2 đến 3 lần trong ngày, đến khi vú hết đau nhức và sữa chảy ra bình thường.

Đinh lăng là ai

Lá cây đinh lăng làm thực phẩm có nhiều tác dụng quý.

Bài 3: Chữa vết thương

Dùng lá cây đinh lăng giã nát, đắp vết thương.

Bài 4: Đau đầu, đau nửa đầu

Lá phơi khô sao vàng hạ thổ 100g, sắc với 100ml nước uống trong ngày.

Bài 5: Chữa lỵ đường ruột mạn

Đinh lăng rễ 30 gam sao vàng hạ thổ, rau sam 1 nắm sao vàng hạ thổ, cỏ sữa lá nhỏ 1 nắm sao vàng hạ thổ, búp ổi 7 ngọn với nam, 9 ngọn với nữ, lá trắc bách sao đen 50 gam, cây ba gạc 30 gam, cam thảo đất 30 gam. Sắc với 1 lít nước cô cạn còn 300 ml uống chia 2 lần trước ăn.


Cây đinh lăng tốt cho sức khỏe, được ví như cây nhân sâm của người nghèo. Tuy nhiên, đinh lăng có rất nhiều loại và không phải loại nào cũng có tác dụng chữa bệnh. Vậy cây đinh lăng có mấy loại? Làm thế nào phân biệt các loại đinh lăng? Cùng Shop tinh dầu HAKU Farm tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Đinh lăng là ai
Cây đinh lăng có mấy loại? Phân biệt các loại cây đinh lăng

Cây đinh lăng được mặc định để gọi tên loại đinh lăng lá nhỏ, có tên khoa học Polyscias fruticosa, là lọai đinh lăng phổ biến nhất tại Việt Nam.

Đinh lăng trong tiếng anh là Ming aralia.

Cây đinh lăng Polyscias fruticosa được trồng để làm cây cảnh, cây gia vị và cây thuốc ở các nước châu Á như: Việt Nam, Thái Lan,….

Thành phần của cây đinh lăng và tác dụng như sau:

  • Lá cây đinh lăng chứa 8 chất saponin oleanolic mới, tên là polysciosides A đến H và 3 saponin được biết đến. Lá đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, chống viêm, kháng độc tố, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Rễ cây đinh lăng chứa chất saponin giống như sâm, vitamin B1,2,6, vitamin C và 20 acid amin thiết yếu được dùng làm thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, đau dây thần kinh và thấp khớp. Một thí nghiệm với loài gặm nhấm, chiết xuất của rễ cây đinh lăng Việt Nam có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Chi Đinh lăng là thực vậy có hoa, danh pháp khoa học là Polyscias, thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Đinh lăng có khoảng 150 loài, chủ yếu mọc ở khu vực Madagascar, ở Việt Nam có khoảng 7-8 loại đinh lăng.

Đinh lăng là ai
Hình ảnh cây đinh lăng.

Cây đinh lăng lá nhỏ thường được gọi tắt là cây đinh lăng, vì chúng là loại phổ biến nhất ở Việt Nam. Đinh lăng lá nhỏ có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Một số tên gọi khác của đinh lăng lá nhỏ là đinh lăng nếp, gỏi cá, sâm Nam Dương. Đinh lăng lá nhỏ có lá hình lông chim, có hoa, thân nhẵn, chiều cao từ 80cm đến 2m nếu được chăm sóc tốt.

Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, làm gia vị, làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá đinh lăng có thể dùng để chế biến món ăn (nổi bật nhất là món gỏi cá), làm thuốc, làm gối đinh lăng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Rễ cây đinh lăng được ví là nhân sâm của người nghèo, được dùng để sắc nước hoặc ngâm rượu uống rất bổ, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Đinh lăng là ai

Cây đinh lăng lá to có tên khoa học là Polyscias filicifolia, tên gọi khác là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá lớn. Đinh lăng lá to khá hiếm gặp, lá dày và to hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ.

Đinh lăng là ai

Cây đinh lăng đĩa có lá khác hẳn với đinh lăng lá nhỏ, dáng lá to tròn, loại lá đĩa này rất hiếm gặp và ít được biết đến.

Đinh lăng là ai

Cây đinh lăng lá răng có dáng lá xẻ răng cưa, thường được trông để làm cây kiểng.

Đinh lăng là ai

Cây đinh lăng lá tròn có tên khoa học là Polyscias balfouriana, tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến.

Đinh lăng là ai

Cây đinh lăng lá tròn có dáng lá to, xen kẽ màu xanh và trắng trông rất hài hòa, đẹp mắt nên thường được trồng làm cây cảnh.

Đinh lăng là ai
Cây đinh lăng có mấy loại ? Cách phân biệt các giống cây đinh lăng.

Cây đinh lăng lá văn có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, loại cây đinh lăng này rất hiếm gặp.

Đinh lăng là ai
Cây đinh lăng có mấy loại? Loại nào có công dụng chữa bệnh?

Cây đinh lăng mép lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacinata, tên gọi khác là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Đinh lăng viền bạc có dáng lá đẹp, được trồng làm cây cảnh dạng đinh lăng bonsai.

Đinh lăng lá nhỏ là loại có tác dụng tốt cho sức khỏe và phổ biến nhất, thường được gọi là cây đinh lăng ở Việt Nam.

Cây đinh lăng lá nhỏ chứa nhiều chất saponin, có tác dụng trị liệu, tốt cho sức khỏe hơn đinh lăng lá to. Tuy nhiên, đinh lăng lá to cho năng suất cao đinh lăng lá nhỏ.

Không nên lạm dụng cây đinh lăng vì cây chứa rất nhiều chất saponin, nếu dùng ở liều cao có thể làm vỡ hồng cầu, say thuốc, mệt mỏi và tiêu chảy,…

Việt Nam còn có những loại cây dễ trồng, chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe và có giá trị kinh tế cao ngoài đinh lăng như cây chùm ngây. Click xem thêm về cây chùm ngây Tại Đây.

Mong rằng qua bài viết cây đinh lăng có mấy loại trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại cây bổ dưỡng này. Cũng như hiểu hơn và phân biệt được loại đinh lăng có dược tính như nhân sâm nhưng dễ trồng hơn rất nhiều này.