Đối tượng của bảo hiểm con người là gì

Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro trong hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy các rủi ro sẽ làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm với bên được bảo hiểm.

Bảo hiểm là hoạt động mà tại đó những người tham gia bảo hiểm có quyền được hưởng các khoản tiền chi trả bảo hiểm cho những trường hợp xảy ra rủi ro ngoài ý muốn. Trong hoạt động bảo hiểm, người tham gia thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, còn bên cung cấp sản phẩm bảo hiểm sẽ có trách nhiệm hỗ trợ chi trả một phần chi phí cho rủi ro đã thỏa thuận giữa hai bên. Mức chi trả bảo hiểm được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Vậy đối tượng bảo hiểm là gì?

Đối tượng bảo hiểm là gì?

Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng chịu rủi ro trực tiếp và có quyền lợi được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Mỗi loại hình bảo hiểm sẽ có một đối tượng bảo hiểm riêng.

Về cơ bản đối tượng bảo hiểm sẽ chia thành các loại sau đây:

  • Đối tượng bảo hiểm con người;
  • Đối tượng bảo hiểm tài sản;
  • Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Như vậy đối tượng bảo hiểm có thể là con người, tài sản, trách nhiệm dân sự hay các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. 

Xác định đối tượng bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm

Đối tượng của bảo hiểm nhân thọ

Khoản 1, Điều 31, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định rõ: "1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người".

Trong khi đó, bảo hiểm nhân thọ là loại hình thuộc bảo hiểm con người cho nên đối tượng của bảo hiểm nhân thọ chính là: 

  • Sức khỏe
  • Thân thể
  • Tính mạng con người

Bảo hiểm nhân thọ chỉ bảo vệ cho những rủi ro không lường trước. Nếu như có rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng hợp pháp của họ sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả. Trái lại, người ký kết hợp đồng bảo hiểm cũng có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ khi đến kỳ hạn cho doanh nghiệp bảo hiểm. 

Đối tượng của bảo hiểm con người là gì

Đối tượng bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp bảo vệ, dự phòng rủi ro hiệu quả. Đối tượng khách hàng của bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng, miễn sao nằm trong độ tuổi quy định của sản phẩm bảo hiểm. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng nên ưu tiên mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là các đối tượng sau:

  • Gia đình có con nhỏ: Những gia đình có con nhỏ sẽ cần nhiều chi phí lo toan như chăm sóc, giáo dục, y tế... Bởi vậy tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ là giải pháp giúp các bậc cha mẹ có thêm sự chuẩn bị tài chính để chi trả một phần chi phí y tế, giáo dục, thậm chí là một khoản tiền cho tương lai của con sau này. Chưa kể nếu cha mẹ chẳng may gặp rủi ro thì cuộc sống của con cái vẫn được đảm bảo khi có sự hỗ trợ tài chính đến từ bảo hiểm nhân thọ. Tham khảo thêm các sản phẩm bảo hiểm dành cho con tốt nhất hiện nay để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
  • Người trụ cột trong gia đình: Đây là người nên ưu tiên mua bảo hiểm nhân thọ vì người trụ cột là đối tượng trực tiếp lao động và tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Từ nguồn thu nhập này mới chi trả mọi chi phí liên quan sinh hoạt, học hành, y tế đến các khoản khác. Nếu chẳng may người trụ cột gặp biến cố ảnh hưởng sức khỏe hoặc tính mạng, sự thiếu hụt về nguồn thu nhập có thể được sẻ chia thông qua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Với số tiền chi trả những người phụ thuộc sẽ được đảm bảo tài chính trong một thời gian nhất định để ổn định cuộc sống và chuẩn bị cho tương lai. Nếu bạn là trụ cột của gia đình, có nhiều người phụ thuộc vào thu nhập của bản thân và không có một khoản tiền tiết kiệm lớn thì việc tham gia bảo hiểm sẽ là điều cần thiết. Xem thêm các gói bảo hiểm nhân thọ tốt nhất cho gia đình hiện nay.
  • Người lớn tuổi không có tiền tiết kiệm: Những người trong độ tuổi nghỉ hưu không có nhiều tiền tiết kiệm, không có lương hưu thì có thể lựa chọn tham gia một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phù hợp, nhằm giúp họ có khoản lương hưu khi về già để sống an nhàn hoặc chi trả cho các chi phí y tế tuổi già mà không phải sống phụ thuộc con cái. Lúc này những gói bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Bởi vì đối tượng bảo hiểm nhân thọ đặc thù cho nên khi tham gia bảo hiểm nhân thọ cần đặc biệt chú ý các yếu tố về sức khỏe, tuổi tác, nghề nghiệp và tài chính. Đặc biệt tính trung thực trong bảo hiểm nhân thọ rất quan trọng, mọi thông tin khai báo của bạn đều là cơ sở chi trả quyền lợi bảo hiểm về sau, cho nên hãy thành thật trong việc kê khai thông tin liên quan. Tìm hiểu thêm những đối tượng không được mua bảo hiểm nhân thọ để biết mình có được tham gia bảo hiểm nhân thọ hay không?

Đối tượng của bảo hiểm tài sản

Đối tượng của bảo hiểm tài sản được quy định theo Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm, cụ thể:

“Điều 40. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”

Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm cho vật chất và tài sản. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm các bên xác định ngay được giá trị bảo hiểm của các đối tượng bảo hiểm. Khi rủi ro xảy ra, bên bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường cho bên được bảo hiểm dựa trên quy định trong hợp đồng và giá trị thiệt hại trên thực tế.

Đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Theo Điều 52, Luật kinh doanh bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự được quy định như sau:

“Điều 52. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.”

Như vậy đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự được hiểu đơn giản là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm. Trong đó, người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự phải bồi thường bằng tài sản của mình, gánh chịu việc bù đắp những thiệt hại về vật chất và tổn thất tinh thần do hành vi của mình gây ra cho người khác. 

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại khi:

  • Có thiệt hại xảy ra: Chỉ khi có thiệt hại xảy ra thì mới phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ tổn thất cho người thiệt hại. Vì thế cần phải xác định thiệt hại có xảy ra hay không và thiệt hại ở mức độ như thế nào. Các thiệt hại như hủy hoại tài sản, mất mát, hư hỏng, nguồn thu nhập bị mất… khi xảy ra sẽ được tính thành tiền.
  • Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật: Đây là những hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền lợi của các chủ thể khác không phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Có mối quan hệ giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: Khi những hành vi trái pháp luật gây ra những thiệt hại thì phải bồi thường cho thiệt hại đó. 
  • Người gây thiệt hại có lỗi: Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi vô ý hoặc cố ý gây ra. Vì bảo hiểm có tính chất bảo hiểm cho rủi ro nên trong trường hợp lỗi do vô ý gây ra mới được bảo hiểm.

Đối tượng của bảo hiểm con người là gì

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Như vậy đối tượng bảo hiểm chính là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro, có thể là con người, tài sản, trách nhiệm dân sự hay các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã phân biệt được đối tượng bảo hiểm và cách xác định đối tượng bảo hiểm đối với từng loại hình bảo hiểm. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ với chuyên viên tài chính của TheBank để được tư vấn miễn phí.

Hợp đồng bảo hiểm con người là hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của con người.

Đối với bảo hiểm con người, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm các bên không xác định được giá trị bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận đưa ra giới hạn trách nhiệm. Giới hạn trách nhiệm là khoản tiền cao nhất mà người bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả trong mọi trường hợp khi có sự cố bảo hiểm xảy ra. Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam gọi là số tiền bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 578 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm”.

Hợp đồng bảo hiểm con người là gì? Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm con người? Quyền và nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm con người?

Hiện nay với sự phát triển của nên kinh tế thì on người dần càng quan tâm tới những vấn đề liên quan tới sức khỏe, tuổi tác và để đề phòng các yếu tố rủi ro, Hiện nay biện pháp thiết thực nhất để giải đáp cho những vấn đề này đó là tham gia Hợp đồng bảo hiểm con người.

Cơ sở pháp lý:  Luật của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về kinh doanh bảo hiểm

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Hợp đồng bảo hiểm con người là gì?

Hợp đồng bảo hiểm con người được hiểu là hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm đó là tuổi thọ và tính mạng, tình trạng sức khỏe, hay có thể là khả năng lao động của con người. Đối với bảo hiểm con người thì chúng ta nên lưu ý là khi giao kết hợp đồng bảo hiểm các bên không xác định được giá trị bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận đưa ra giới hạn trách nhiệm theo quy định. Giới hạn trách nhiệm là khoản tiền cao nhất mà người bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả trong mọi trường hợp khi có sự cố bảo hiểm xảy ra. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam gọi là số tiền bảo hiểm.

2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm con người:

– Thời hạn hợp đồng thường kéo dài, đặc biệt là những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Vì thế, trong quá trình thực hiện hợp đồng, người tham gia bảo hiểm được quyền thay đổi nội dung hợp đồng, thí dụ như đề nghị giảm bớt số tiền bảo hiểm, thay đổi loại hình bảo hiểm nhân thọ, điều chỉnh thời hạn nộp phí và phương thức nộp phí…

– Hợp đồng bảo hiểm con người là loại hợp đồng thanh toán có định mức. Bởi vì, bảo hiểm con người chủ yếu áp dụng nguyên tắc khoán, nên định mức tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người thụ hưởng chính là số tiền bảo hiểm. Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm không hạn chế, chỉ cần 2 bên bàn bạc thống nhất với nhau là được. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm thường có định mức sẵn từng loại để người tham gia dễ dàng lựa chọn.

– Một số loại hợp đồng bảo hiểm con người (chủ yếu là các loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) là những hợp đồng mang tính tiết kiệm.  Có thể hàng tháng, hàng quí, hàng năm người tham gia nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng những khoản tiền nhỏ, cho tới khi người được bảo hiểm qua đời hay đến hết hạn hợp đồng anh ta còn sống, người thân hoặc bản thân anh ta sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể giống như tiền gửi tiết kiệm. Có khác chăng là số tiền này không thể tuỳ ý lấy ra, mà phải tới khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mới được nhận lại.

– Trong quá trình thực hợp đồng, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng phí bảo hiểm không đủ thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện truy đòi bên mua đóng phí bảo hiểm. Đặc điểm này khác hẳn với những hợp đồng kinh tế thông thường diễn ra trong thực tế.

– Đối với các hợp đồng bảo hiểm con người, doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn. Nếu người thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên cái chết, thương tật hoặc ốm đau cho người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo đúng các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng. Đồng thời, người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo qui định của pháp luật.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng bảo hiểm con người:

3.1. Quyền và nghĩa vụ thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ:

Căn cứ theo quy định tại điều 34. Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định cụ thể như sau:

Xem thêm: Mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2022: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

1. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.

3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a) Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng;

b) Giảm số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.

4. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.

Như vậy thông qua quy định này có thể thấy bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm con người và đối tượng bảo hiểm là bảo hiểm cho tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe của một cá nhân. Chính vì thế nên, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm, người thụ hưởng có nghĩa vụ phải thông báo tuổi cho bên nhận bảo hiểm cụ thể đó là bên doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Như vậy căn cứ dựa trên quy định này có thể thấy việc thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ trong bảo hiểm con người là rất quan trọng vì nó là cơ sở để tính phí bảo hiểm theo quy định. đây cũng là nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và nếu không thông báo chính xác độ tuổi thì cá nhân mua bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này. Theo đó trong các trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ hoàn trả số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng theo như hợp đồng bảo hiểm.

Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2022

3.2. Nghĩa vụ Đóng phí bảo hiểm nhân thọ:

Căn cứ theo quy định tại điều 35. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định cụ thể như sau:

– Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

– Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

–  Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Các bên có thể thoả thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.

Như vậy có thể thấy dựa trên quy định này thì có thể thấy quyền và nghĩa vụ của các bên như sau, thông thường thì quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia, theo như quy đinh chúng tôi đề ra như trên đây có thể thấy bên mua bảo hiểm có quyền đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn đối với bảo hiểm cho chính họ. Cũng theo đó thì xác định nghĩa vụ của bên bảo hiểm cụ thể đối với trường hợp này là doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm theo quy định.

Theo đó thông qua quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc đóng phí bảo hiểm nhân thọ có thể thấy việc đóng phí bảo hiểm nhân thọ đầy đủ và đúng hạn sẽ giúp duy trì các quyền lợi bảo hiểm lâu dài cho bên người đóng bảo hiểm và cả bên doanh nghiệ bảo hiểm sẽ được hưởng các lợi ích này.  Theo đó, bảo vệ người tham gia trước nhiều rủi ro cuộc sống như bệnh tật, tai nạn… hay nhận được đầy đủ quyền lợi đáo hạn khi kết thúc hợp đồng. Không chỉ vậy, đối với các loại bảo hiểm đầu tư như bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị… người tham gia còn có thể gia tăng tài sản tích lũy hiệu quả thông qua các quỹ đầu tư.