Đông phong có nghĩa là gì

gmail.com

Động phòng hoa chúc là phiên âm từ tiếng Hán 洞房花燭, dùng để chỉ đêm tân hôn cô dâu chú rể nằm ngủ với nhau lần đầu tiên sau đám cưới. 

Bạn đang xem: động phòng là gì

Đông phong có nghĩa là gì


Xuất xứ của động phòng hoa chúc?

Động phòng hoa chúc là thành ngữ bắt nguồn từ một câu chuyện thời nhà Tần (221 TCN - 206 TCN) liên quan đến cung A Phòng(1) nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.Tương truyền sau khi xây dựng xong cung A Phòng, Tần Thủy Hoàng đã cho bức tuyển hàng vạn mỹ nữ trong thiên hạ để đưa vào đây. Tam Cô Nương là một cô gái xinh đẹp trong số hàng vạn mỹ nữ đó. Do không chịu nổi cảnh tù hãm, nhục nhã nên cô đã bỏ trốn khỏi cung, chạy đến núi Hoa Sơn. Tại đây, nàng đã gặp chàng trai nghèo tên là Thẩm Bác cũng chạy trốn đến đây. Sau đó, họ phải lòng nhau và kết tóc se duyên. Nhưng vì không có nhà cửa và chốn nương thân nên họ đã dùng hang động dưới ngọn núi làm nơi ở mới, sống bên nhau. Đêm đầu tiên ăn ở với nhau cũng ở cái hang động ấy. Về sau, người ta gọi chỗ ở mới của họ là Động phòng (洞房). Theo Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, chữ động 洞 nghĩa là cái hang núi, lỗ hổng. Như vậy động phòng (洞房) nghĩa là phòng trong hang núi, hoàn toàn phù hợp với tình cảnh khi đó của Tam Cô Nương và Thẩm Bác. Sau này động phòng được hiểu thành phòng cưới, tức là phòng của đêm tân hôn để cô dâu chú rể nằm ngủ với nhau lần đầu tiên sau đám cưới.Còn chữ chúc 燭 nghĩa là đuốc. Hoa chúc nghĩa là đuốc hoa. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã dùng từ đuốc hoa là dịch sát nghĩa của từ hoa chúc khi tả lại đêm ân ái đầu tiên giữa Thúy Kiều và Mã Giám Sinh và hành động cục súc, thô bỉ của hắn:
Tiếc thay một đóa trà miCon ong đã tỏ đường đi lối vềMột cơn mưa gió nặng nềThương gì đến ngọc tiếc gì đến hươngĐêm xuân một giấc mơ màngĐuốc hoa để đó mặc nàng còn trơ (câu 845 đến 850)
Thời cổ Trung Quốc, người ta dùng nứa hay cỏ khô kết lại thành bó để đốt sáng khi đi đêm. Cổ thi có câu: Trú đoản khổ dạ trường, hà bất bỉnh chúc dạ du? - 晝短苦夜長,何不秉燭遊 (nghĩa là ngày ngắn khổ đêm dài, sao chẳng đốt đuốc chơi?). Còn trong bài Xuân Dạ Yến Đào Lý Viên Tự - 春夜宴桃李園序 (Đêm xuân uống rượu trong vườn đào mận), thi hào Lý Bạch có câu "cổ nhân bỉnh chúc dạ du" - 古人秉燭夜遊 (nghĩa là người xưa cầm đuốc chơi đêm) là để nói về tục này.Bó đuốc chưa đốt gọi là "tiêu". Ðuốc đốt lên cầm tay gọi là "chúc". Ðuốc lớn đóng cọc xuống đất mà đốt gọi là "đình liệu". Theo tục lệ đời nhà Chu, khi đầu canh năm, vua sắp ra triều thì ở trước điện đình bày hai hàng đèn bằng đuốc hoặc bằng sáp, để rọi đường cho các quan vào triều.Sách Mộng lương lục đời Tống chép: "cô dâu xuống xe, mấy con hát cầm đuốc làm hình cánh hoa sen đi trước đưa đường". Như vậy, bó đuốc để đi đưa dâu hay rước dâu có kết hoa bên ngoài cho đẹp vì tục lệ Trung Quốc trước kia là rước dâu vào chập tối.Trong Truyện Kiều, khi tả quan Phủ truyền tổ chức lễ thành hôn cho Kiều và Thúc Sinh, Nguyễn Du đã viết:
tức là đốt đuốc để đi (đi mau) đêm dưới trời đầy sao.Sách Quy điền lục của Âu Dương Tu(2) đời Bắc Tống có chép: "ở Ðặng Châu có thứ hoa lạp chúc (tức nến làm bằng sáp hoa - Quang Nguyễn) nổi tiếng trong nước, ngay kinh đô cũng không chế nổi".Như vậy, đến thời cận kim, người Trung Hoa đều hiểu chúc là nến, chứ không hiểu là đuốc như thời cổ. Và như vậy đuốc hoa (tức hoa chúc) là từ dùng để chỉ ngọn nến đốt trong phòng của đôi vợ chồng mới cưới.Để chỉ hai trong số bốn niềm vui mừng (tứ hỉ) của đời người con trai/đàn ông, gồm thi đỗ (đại đăng khoa) và cưới vợ (tiểu đăng khoa), Ấu Học Ngũ Ngôn Thi (幼學五言詩) có chép hai câu thơ sau:

Xem thêm: Game Huấn Luyện Lái Trực Thăng Cứu Hộ/Helicopter Rescue Simulator /Game Wfk

Ðộng phòng hoa chúc dạ (洞房花燭夜)Kim bảng quải danh thì (金榜掛名時)Nghĩa là: Động phòng đêm hoa chúc Bảng vàng thi đỗ cao


Lý do động phòng đi đôi với hoa chúc với ý nghĩa là đêm tân hôn chính là xuất xứ từ hai câu thơ trong bài Tam Hòa Vịnh Vũ Thi của Dũ Tín thời Nam Bắc triều:
Như vậy, đuốc hoa (hoa chúc) đã được phổ thông để chỉ cặp nến trong phòng đặc biệt của đôi vợ chồng mới (tân lang và tân nương) đêm tân hôn. 

Đông phong có nghĩa là gì

Xem thêm: Bundle Là Gì Trong Kpop - Hy Vọng Sẽ Không Phải Lên Bài

Theo cổ tục hôn lễ Trung Hoa, đêm động phòng, cặp nến được kết hoa này (tức hoa chúc) phải giữ làm sao được cháy sáng song hành với nhau, tức là cùng thắp sáng và cùng tàn lụi một lần. Có như thế thì vợ chồng mới bách niên giai lão, không phải sống cảnh người chết trước kẻ chết sau. Ngoài ra, sáp đèn cầy cũng không được tan chảy dễ dàng nhễu xuống như những giọt buồn bã phân ly.Chú thích(1) A Phòng nguyên là tên một hòn núi, nhân lấy để đặt tên cung, tại Hàm Dương. Cung này do vua Tần Thủy Hoàng dựng lên, dài hơn 100 thước, rộng 50 thước, lâu đài liên tiếp, cứ 5 bước 1 cái lâu, 10 bước 1 cái các, có thể chứa được 10 nghìn người. Cung nữ đông đến 3-4 nghìn người, nhiều người ở trong cung đến 36 năm chưa từng thấy mặt trời. Tiền để kiến trúc, xây dựng lên đến mấy trăm nghìn vạn. Về sau cung A Phòng bị Hạng Vũ đốt, lửa cháy đến 3 tháng mới tắt.(2) Âu Dương Tu (歐陽修) sinh năm 1007, mất năm 1072, có tên tự là Vĩnh Thúc hiệu "Tuý Ông" là nhà thơ thời Tống ở Trung Quốc. Quê Âu Dương Tu ở Lư Lăng (nay thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc). Năm 1030 đỗ đầu khoa thi tiến sĩ; từng giữ các chức quan Hàn lâm học sĩ, Xu mật viện phó sứ, Tham tri chính sự... Dưới thời vua Tống Thần Tông làm Binh bộ Thượng Thư, khi mất được đặt tên thụy là Văn Trung.Âu Dương Tu là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm Từ xuất sắc. Ông là người khai sáng ra thể loại "thi thoại" (bình luận và ghi chép lại các cuộc bàn luận của các thi nhân,...), cuốn "Lục Nhất thi thoại" là cuốn thi thoại đầu tiên của Trung Quốc. Ông còn viết những bài rất nổi tiếng như Tuý Ông đình kí, Mai Thánh Du thi tập tự, Thu thanh phú, Bằng đảng luận. Vì thế, Âu Dương Tu tự xưng mình là "Lục nhất cư sĩ" (cư sĩ với 6 cái "một": một vạn quyển sách, một ngàn thạch văn, một cây đàn, một bàn cờ, một bầu rượu và một thân già).Website cùng hệ thốngAtaHome.vn Kênh thông tin bất động sản - Nền tảng mua bán, cho thuê nhà đất #1 Bình Dương.


Ý nghĩa của từ Đông phong là gì:

Đông phong nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 2 ý nghĩa của từ Đông phong. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Đông phong mình


2

Đông phong có nghĩa là gì
  2
Đông phong có nghĩa là gì


(Từ cũ, Văn chương) gió mùa xuân, thổi từ phương đông tới "Hiên mai hây hẩy đông phong, Hương đầm áo thuý, hoa l� [..]


0

Đông phong có nghĩa là gì
  1
Đông phong có nghĩa là gì


Đông Phong hay đông phong có thể chỉ:



Nói đến từ “Động phòng” có lẽ mọi người đều nghĩ đến câu thơ “Động phòng hoa chúc dạ”, và hiểu là “đêm động phòng hoa chúc”, “đêm tân hôn”. Tuy nhiên, ý nghĩa từ “động phòng” này hiện nay đại đa số mọi người đang hiểu nhầm, cho rằng “động phòng” nghĩa là “hoạt động phòng the”, mà chữ “động” ở đây là hang động, về mặt nghĩa đen, “động phòng” là phòng nơi thâm sâu như hang động.

Ấn tượng của đại đa số người Việt là từ "Động phòng" là chuyện vợ chồng của cặp đôi mới cưới. Đây là một sai lầm nghiêm trọng mà có lẽ đại đa số người Việt chúng ta mắc phải. Từ "Động phòng" là gốc Hán, chữ Hán viết 洞房, theo từ điển của cả Đài Loan và Trung Quốc đều định nghĩa là: 1. Buồng trong thâm sâu; 2. Phòng cưới của vợ chồng mới cưới. Vậy tại sao từ Động phòng - phòng hang động, lại có nghĩa là phòng cưới?

Từ Động phòng được sử dụng trong các thư tịch lịch sử

Từ “Động phòng” này có nguồn gốc và quá trình diễn biến ngữ nghĩa rất lâu dài. Thời xưa, người ta đã gọi phòng tân hôn là “động phòng” rồi. Các văn sĩ xưa lấy “động phòng” làm đề tài sáng tác rất nhiều, không đếm xuể. 

Từ “Động phòng” xuất hiện sớm nhất trong bài thơ Chiêu Hồn trong Sở Từ rằng: “Khoa dung tu thái, cắng động phòng ta”, có nghĩa là: “Dung mạo xinh đẹp, hình dáng thon thả, bước đi uyển chuyển trong động phòng”. 

Dữu Tín thời Bắc Chu Trung Quốc có câu thơ: “Động phòng hoa chúc minh, vũ dư song yến khinh”, nghĩa là “Động phòng hoa đuốc sáng, đôi én múa nhẹ nhàng”.

Hồng Mại đời Tống viết câu thơ đẹp trong “Dung trai tùy bút” rằng: “Động phòng hoa chúc dạ, kim bảng đề danh thì”, nghĩa là: “Đêm động phòng hoa chúc, lúc bảng vàng ghi danh”.

Có thể thấy, mỹ danh “Động phòng” đã được sử dụng trong các thư tịch lịch sử từ rất lâu đời rồi.

Tại sao lại gọi Phòng tân hôn là Động phòng?

“Động phòng” ban đầu vốn không phải là chỉ phòng tân hôn. Tương truyền, đại tài tử đời Hán là Tư Mã Tương Như đã từng làm một bài phú “Trường môn phú”, đã miêu tả chuyện Trần Hoàng hậu bị thất sủng, khi được biết Vũ Đế hứa sáng đi chiều đến, bà đã nấp nỏm đợi chờ. Đến khi trời sắp tối vẫn chưa thấy quân vương giá lâm, thế là bà một mình dạo bước loanh quanh, “Huyền minh nguyệt dĩ tự chiếu hĩ, tồ thanh dạ ư động phòng”, nghĩa là: “Treo vầng trăng sáng tự chiếu mình, đến lúc đêm thanh về động phòng”.

Động phòng ở đây không phải là phòng tân hôn, mà là chỉ phòng ở hoa lệ chốn thâm cung. Đến thời Bắc Chu (557-581), câu thơ của Dữu Tín “Động phòng hoa chúc minh”, là lần đầu tiên gắn “động phòng” với “hoa chúc” (đèn hoa, hoa đuốc).

Đến thời nhà Đường (618-907) thì từ “động phòng” dùng chỉ nơi nam nữ yêu đương, dùng để miêu tả tình cảm chốn khuê phòng. Ví dụ:

“Lạc diệp lưu phong hướng ngọc đài, dạ hàn thu tư động phòng khai”. (Cổ ca - của Thẩm Thuyên Kỳ)

Tạm dịch: “Lá rụng gió bay đến ngọc đài, đêm thu lạnh nhớ động phòng khai”.

“Mạc xuy Khương địch kinh lân lý, bất dụng tỳ bà huyên động phòng”. (Xương nữ hành - của Kiều Tri Chi)

Tạm dịch: “Chớ thổi sáo Khương kinh hàng xóm, chẳng gảy tỳ bà nhiễu động phòng”.

Trong những câu thơ này, “động phòng” vẫn chưa phải là danh từ chỉ phòng tân hôn. 

Thời nhà Đường, Phật giáo rất thịnh hành, “động phòng” còn được dùng để chỉ sơn phòng của tăng nhân, tức phòng của hòa thượng tu hành trên núi. Vương Duy có câu thơ: “Động phòng ẩn thâm trúc, thanh dạ văn dao tuyền”, nghĩa là: “Động phòng ẩn sâu sau khóm trúc, đêm thanh văng vẳng tiếng suối xa”.

Từ thời Trung Đường về sau, từ "động phòng" mới dần dần mở rộng nghĩa là phòng tân hôn. Thi nhân Chu Khánh Dư có câu thơ rằng: “Động phòng tác dạ đình hồng chúc, đãi hiểu đường tiền bái cữu cô”, nghĩa là: “Động phòng đêm xuống tắt đuốc hồng, đợi sáng lên bái bố mẹ chồng”.

Trong tác phẩm “Cổ kim tiểu thuyết” của tài tử đời Minh Phùng Mộng Long có viết: “Hai người bái thiên địa, rồi bái cha chồng, mẹ chồng, sau đó phu thê giao bái, lễ xong, trở về động phòng mở tiệc hoa chúc”.

Nổi tiếng nhất là câu thơ của Hồng Mại đời Tống: “Động phòng hoa chúc dạ, kim bảng đề danh thì”, nghĩa là: “Đêm động phòng hoa chúc, lúc bảng vàng ghi danh”. Câu thơ bất hủ này được mọi người yêu thích và lưu truyền rộng rãi từ đó đến ngày nay. Từ đó từ "động phòng" dần dần trở thành danh từ chuyên dùng chỉ phòng tân hôn.

Đông phong có nghĩa là gì
Hai người bái thiên địa, rồi bái cha chồng, mẹ chồng, sau đó phu thê giao bái, lễ xong, trở về động phòng mở tiệc hoa chúc. (Ảnh: Wikipedia)

Từ đó, từ “Động phòng” được sử dụng rộng rãi ở vùng Trung Nguyên và dần lan sang các nước Á Đông, bao gồm cả Việt Nam, và được sử dụng đến ngày nay. Nhưng thời cận và hiện đại, một số người dịch từ các ngôn ngữ phương Tây, đã dùng từ “Động phòng” để dịch cho từ “Consummation” (qua đêm tân hôn)  trong tiếng Anh, gây nên những hiểu sai của đại đa số mọi người ngày nay.

Tuy nhiên, trong truyền thuyết dân gian thì từ "Động phòng" này là do Hiên Viên Hoàng Đế quy định ra.

Từ “Động phòng” theo truyền thuyết dân gian

Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, dẹp yên chiến tranh, xây dựng liên minh các bộ lạc, xóa bỏ tục quần hôn, kết thúc thời kỳ hoang dã, khởi đầu thời kỳ văn minh nhân loại.

Con người khi đó đã quá quen với cuộc sống quần hôn, trong thời gian ngắn thay đổi thành chế độ một vợ một chồng quả là rất khó khăn, có lẽ cách đây 5000 năm, đó là một cuộc cải cách lớn. 

Tuy nhiên quần hôn lại là mối nguy cơ nghiêm trọng cho liên minh các bộ lạc mới được thành lập, vì quần hôn thường xảy ra chuyện cướp hôn, nam cướp nữ, có cả nữ cướp nam. Giữa các bộ lạc thường xảy ra mâu thuẫn đánh nhau do chuyện cướp hôn. Thời gian càng lâu thì mâu thuẫn giữa các bộ lạc càng gay gắt, khả năng liên minh các bộ lạc bị chia rẽ tan rã là rất lớn. 

Hoàng Đế vì thế mà thường lo nghĩ ưu sầu. Ông triệu tập các đại thần là Thường Tiên, Đại Hồng, Phong Hậu, Lực Mục, Thương Hiệt đến, nhiều lần thương nghị làm thế nào để ngăn chặn quần hôn, xây dựng chế độ một vợ một chồng. Mọi người đều không nghĩ ra biện pháp khả thi nào.

Một hôm, Hoàng Đế cùng các đại thần đi tuần tra các hang động người dân cư trú xem có an toàn hay không. Họ bỗng phát hiện ra một gia đình trú ở 3 hang động để phòng ngừa dã thú xâm hại. Ở xung quanh, họ dùng đá xếp thành bức tường bao khá cao, chỉ để một cổng vừa một người đi lọt. Phát hiện này khiến Hoàng Đế rất vui mừng. Tối hôm đó, ông triệu tập các đại thần lại. Hoàng Đế nói: “Ta đã có ý tưởng ngăn chặn quần hôn, giờ nói ra để mọi người cùng thảo luận xem có được hay không”.

Đông phong có nghĩa là gì
Hoàng Đế nói: “Ta đã có ý tưởng ngăn chặn quần hôn, giờ nói ra để mọi người cùng thảo luận xem có được hay không”. (Ảnh qua SOH)

Chúng thần đều xin Hoàng Đế mau nói ra ý tưởng. Hoàng Đế nói:

“Hôm nay chúng ta đã thấy hang động cư trú của dân chúng, ta nghĩ, biện pháp duy nhất để ngăn chặn quần hôn là từ nay về sau thực hiện chế độ một vợ một chồng, khi kết hôn thì trước tiên tập trung cư dân của cả bộ lạc đến để chúc mừng, cử hành nghi lễ, trước tiên bái thiên địa, sau đó bái cha mẹ, rồi phu thê giao bái. Sau đó uống rượu chúc mừng, hát ca nhảy múa, tuyên bố 2 người đã chính thức kết hôn. Sau đó, đưa hai vợ chồng tân hôn vào một phòng hang động đã chuẩn bị từ trước, xung quanh xếp tường cao, chỉ để một cửa ra vào. Việc ăn uống đều do người thân hai bên nam nữ cung cấp, dài thì 3 tháng, ngắn thì 40 ngày, để họ ở trong hang động tạo dựng tình cảm vợ chồng, học cách nổi lửa nấu ăn, học cách sống". 

"Từ nay về sau, hễ người trong bộ lạc kết hôn, nam nữ vào trong phòng ở hang động, gọi là động phòng, thì đó gọi là hôn phối chính thức, không được phép cướp nam nữ của người khác. Để phân biệt người đã kết hôn và người chưa kết hôn thì phụ nữ đã kết hôn không được thả tóc nữa mà phải vấn tóc. Mọi người nhìn là biết người nữ này đã kết hôn, những người nam khác không được mưu tính gì với cô nữa, nếu không sẽ phạm vào quy định pháp luật của bộ lạc".

Hoàng Đế nói xong ý tưởng của mình, lập tức các đại thần Thường Tiên, Đại Hồng, Lực Mục và những người khác đều ủng hộ. Chúng thần đề nghị bảo Thương Hiệt viết quy định pháp luật, công bố cho dân chúng. Thế là quy định này đã rất nhanh chóng được dân chúng các bộ lạc ủng hộ. Họ đều đua nhau đào hang động, xây tường bao cho con cái của họ. Khi con cái của họ kết hôn, sau khi cử hành nghi lễ xong thì đưa hai người mới kết hôn vào động phòng. Thế là hủ tục quần hôn dần dần biến mất, chế độ một vợ một chồng dần dần hình thành.
(Nguồn: KKnews)

Hoàng Mai

Bạn bình luận gì về tin này?

Chuyên mục: Văn hoá Kiến giải văn minh Văn hóa Thần truyền