Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật môi trường 2022

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020: Sẽ sửa đổi để hài hòa lợi ích doanh nghiệp

Lê Bảo

06:54 21/10/2021

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp với một số hiệp hội doanh nghiệp xung quanh những nội dung tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Trước đó, đại diện 30 hiệp hội, doanh nghiệp (DN) đã có thư kiến nghị về nội dung dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 (do Bộ Tài nguyên-Môi trường xây dựng). Trong đó kiến nghị nêu rõ, cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm; cần sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư - kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, kiến nghị bổ sung khung pháp lý phải rõ ràng nhằm quản lý “đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải; điều chỉnh tỉ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỉ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam; lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1/2025 để có thời gian xây dựng công nghiệp tái chế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng được khả thi, đồng thời giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Trước những kiến nghị trên,Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Luật Bảo vệ môi trườngđã quy định về việc này, các DN có nhãn xanh sẽ được hưởng nhiều chính sách từ việc có nhãn sinh thái, Nghị định sẽ quy định cụ thể hơn.

Về các thủ tục hành chính, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay, với Luật Bảo vệ môi trường thông qua thời gian và thủ tục hành chính đã giảm được 34%, Bộ Tài nguyên- Môi trường đứng thứ 5 trong các bộ, ngành thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và cắt giảm các thủ tục hành chính, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi từ nhữngchính sách này.

Mặc dù các ý kiến của cộng đồng DN, chuyên gia đã được Bộ Tài nguyên – Môi trường tiếp thu và chỉnh sửa, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều vấn đề của dự thảo cần làm lại, đơn cử như khoản 4, điều 28 của dự thảo quy định, nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án nhóm III hoặc cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương dự án nhóm III phải bảo đảm đơn giản hơn dự án đầu tư, cơ sở nhóm II…Tuy nhiên, quy định về việc phân biệt rõ từng nhóm dự án cũng như yếu tố “đơn giản hơn” không hề được làm rõ. Vì vậy, quy định này là rủi ro chính sách rất lớn cho DN, khi hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp cơ quan quản lý “đặt tùy ý” các quy định không được làm rõ.

“Có thể cần phải xây dựng lại Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường thay vì tiếp tục sửa đổi. Với dự thảo này, nếu ban hành chỉ tăng thêm chi phí xã hội, tăng thêm quyền lực cho cơ quan Nhà nước, đó không phải là điều chúng ta cần”- TS Nguyễn Đình Cung - chuyên gia độc lập nhấn mạnh.

Còn theo TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhận thức của người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang ngày càng được nâng cao và rất sẵn sàng để thực thi các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tuy nhiên dự thảo quy định mức đóng góp cho hoạt động thu gom, tái chế bắt buộc (công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR) là 1% tổng giá trị lô hàng bao gồm bao bì thuốc bảo vệ thực vật, tã lót, bìm, băng vệ sinh… là quá cao.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục tiếp thu và chỉnh sửa. Những vấn đề chung sẽ đưa vào trong Nghị định, những vấn đề chi tiết hơn và thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng sẽ đưa vào trong thông tư hướng dẫn. Bộ cũng mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp từ thực tiễn của các Hội, Hiệp hội để đưa ra những chính sách chung có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước, tạo sự công bằng về môi trường cho người dân Việt Nam ngang bằng với các nước phát triển.

Chủ đề: sửa đổi luật bảo vệ môi trường 2020 Dự thảo Nghị định hướng dẫn hài hòa lợi ích doanh nghiệp

Nhằm quy định các chế tài tương thích với những quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Luật BVMT 2020) và Nghị định hướng dẫn Luật BVMT 2020 (hiện đang trong giai đoạn dự thảo), Chính phủ đã tiến hành soạn thảo Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Dự thảo Nghị định). Một số quy định mới sau đây của Dự thảo Nghị định có thể ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp:

(i) Quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;(ii) Quy định về xử phạt liên quan đến Giấy phép môi trường;

(iii) Quy định về xử phạt liên quan đến khoảng cách an toàn về môi trường.

29/10/2021

    Ngày 28/10/2021, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với các Bộ, ngành liên quan về Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2020.

    Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị, để đảm bảo đưa Luật BVMT năm 2020 đi vào cuộc sống đúng theo lộ trình vào đầu năm 2022, các Bộ, ngành cần cùng nhau thảo luận làm rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn quản lý của các Bộ, ngành; tránh chồng chéo, tạo sự thống nhất giữa các Bộ, ngành để trình Dự thảo Nghị định hướng dẫn lên Chính phủ.

    Theo đại diện Tổng cục Môi trường, hiện có 11 vấn đề liên quan đến các Bộ, ngành vẫn đang tiếp tục cho ý kiến, xem xét để thống nhất. Cụ thể, về các quy định cơ quan chuyên môn về BVMT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật BVMT trong ngành, lĩnh vực quản lý; thẩm quyền cấp nhãn sinh thái; việc xác nhận dự án xanh để làm cơ sở cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam xem xét trước khi cấp tín dụng xanh; rà soát, chỉnh lý quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, bảo đảm đúng với thẩm quyền và trách nhiệm.

    Dự thảo cũng không nên quy định một số điều về di sản thiên nhiên đã có trong các luật chuyên ngành; không quy định các khoản 2 và 3, Điều 19 về khu dự trữ sinh quyển và công viên địa chất; các khoản 3, 4, 5, Điều 21 về phân nhóm, phân cấp và phân vùng di sản thiên nhiên vì không phải là nội dung về BVMT di sản thiên nhiên; không quy định về quy trình lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước mà thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn có các vấn đề chưa thống nhất về BVMT trong hoạt động mai táng, hoả táng; quy định lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường; công tácphòng ngừa, ứng phó sự cố về môi trường, cách phân cấp và triển khai sự cố môi trường.

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật môi trường 2022

Toàn cảnh buổi làm việc

    Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ để thống nhất các ý kiến, bỏ hoặc bổ sung thêm các quy định cần thiết, đồng thời, đề xuất báo cáo Chính phủ xem xét, quy định, ban hành lộ trình và kèm kế hoạch thực hiện phù hợp.

    Theo Bộ TN&MT, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đối với Nhãn sinh thái do cơ quan quản lý nhà nước chứng nhận, phần lớn các quốc gia đều giao việc chứng nhận cho Bộ Môi trường hoặc cơ quan môi trường quốc gia thực hiện mà không giao đồng thời cho cả Bộ Môi trường và các bộ quản lý ngành sản xuất cùng thực hiện. Vì vậy, quy định của Luật VMT và Dự thảo Nghị định về Nhãn sinh thái Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Tổ Biên tập cũng đã bổ sung trong Dự thảo Nghị định quy định việc phân vùng chức năng đối với các khu bảo tồn thiên nhiên thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa.

    Hiện nay, một số lĩnh vực có liên quan như lâm nghiệp, đất đai… cũng đang phân định thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng mà không có cận dưới diện tích đất hoặc diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng. Dự thảo Nghị định đang tiếp cận với việc phân định thẩm quyền này theo pháp luật có liên quan để bảo đảm đồng nhất được thẩm quyền thẩm định đánh giá tác động môi trường và thẩm quyền quyết định các nội dung có liên quan của dự án đầu tư, bảo đảm thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính về môi trường và pháp luật có liên quan. Tổ Soạn thảo đề xuất không quy định thủ tục xác nhận dự án xanh để không làm phát sinh thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh như một số ý kiến lo ngại.

Phương Linh