Festival nho và vang ninh thuận 2023

Chủ Nhật, ngày 23/10/2022 06:14 AM (GMT+7)

Festival Nghề truyền thống Huế 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 28/4/2023 đến hết ngày 5/5/2023 với hàng loạt chương trình chính và hoạt động hưởng ứng, hoạt động cộng đồng.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế, Festival Nghề truyền thống Huế 2023 sẽ diễn ra vào ngày 28/4-5/5/2023. Trong đó, lễ khai mạc tổ chức vào tối 28/4/2023 và bế mạc vào tối 5/5/2023. Không gian chính trải dài xuyên suốt hai bên bờ sông Hương và nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố Huế.

Festival nho và vang ninh thuận 2023

Đông đảo người dân và du khách tham gia lễ khai mạc tại Festival nghề truyền thống Huế năm 2019.

Các chương trình chính của Festival Nghề truyền thống Huế 2023 gồm không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống của các thành phố quốc tế (từ ngày 28/4-5/5/2023); không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống Huế và một số địa phương tiêu biểu trong cả nước (từ ngày 28/4-5/5/2023); lễ hội ẩm thực với chủ đề "Tinh hoa nghề Bún"; chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa thành phố Huế và các thành phố hợp tác, kết nghĩa trong nước và quốc tế (tối 29/4/2023); lễ hội Quảng diễn đường phố; lễ hội Tri ân dòng Hương - thuyền hoa đăng trên sông (tối 30/4/2023); lễ tế bách nghệ và lễ rước (16h ngày 5/5/2023).

Các hoạt động hưởng ứng, hoạt động cộng đồng gồm bình chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu; xác lập một kỷ lục mới liên quan đến nghề truyền thống được thực hiện tại Festival nghề truyền thống Huế 2023, lễ hội Festival Thuận An Biển gọi năm 2023; không gian thủ công mỹ nghệ sáng tạo; Chương trình Nghệ thuật "Giai điệu Tổ quốc" (tối 1/5); chương trình nghệ thuật "Giai điệu trữ tình" (tối 2/5/2023); chương trình nghệ thuật "Giai điệu trẻ" (tối 3/5/2023); các chương trình biểu diễn nghệ thuật dành cho giới trẻ tại các sân khấu và phố đi bộ; lễ hội Diều, không gian thư pháp; các hoạt động liên hoan võ thuật, thi đấu cờ người, trò chơi dân gian, dance sport, dân vũ, jogging, VnExpress Marathon…

Về quy mô và phương án tổ chức, trọng tâm là giới thiệu sản phẩm độc đáo của các nghề, làng nghề truyền thống Huế, của các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế như kim hoàn, thêu, pháp lam, chạm khảm, đúc đồng, mộc mỹ nghệ, trúc chỉ, dệt Zèng, gốm, may áo dài, sản phẩm mây tre, cỏ bàng, nón lá, hoa giấy, tranh dân gian, đèn lồng, diều, ẩm thực, giới thiệu y học cổ truyền Huế, đặc sản địa phương...

Festival nho và vang ninh thuận 2023

Trưng bày cổ vật "Gấm vóc vàng son thời Nguyễn" nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế năm 2017.

Với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt", Festival Nghề truyền thống Huế 2023 là một trong những sự kiện lớn được UBND TP Huế tổ chức nhằm gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống, tăng cường quảng bá tới du khách, kích cầu du lịch và nâng tầm hình ảnh, vị thế của Huế.

Trải qua 8 kỳ Festival Nghề truyền thống Huế, có nhiều nghề và làng nghề truyền thống Huế trên địa bàn đã được hồi sinh và phát triển...

Festival nho và vang ninh thuận 2023

Thử ăn nho Ninh Thuận, xem nghệ nhân trình diễn nặn gốm Bàu Trúc, dệt vải Mỹ Nghiệp truyền thống và tìm hiểu về các địa danh, trải nghiệm du lịch mới tại Ninh Thuận v.v... là các hoạt động quảng bá trong sự kiện Ngày Văn hóa và Du lịch Ninh Thuận, được tổ chức từ ngày 1-2/10 tại trung tâm Thành phố Hà Nội.

Hướng tới mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ninh Thuận chú trọng việc khai thác các tiềm lực về thiên nhiên, di sản, văn hóa đặc sắc của mình.

Nơi đây có khí hậu ít mưa, nhiều nắng, ít chịu ảnh hưởng của bão, có bờ biển dài 105km với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng sinh học và nhiều thắng cảnh nổi tiếng, trong đó Vườn quốc gia Núi Chúa đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, vịnh Vĩnh Hy là một trong tám vịnh đẹp nhất Việt Nam, nghệ thuật văn hóa Chăm đặc sắc cùng khả năng phát triển những loại cây trồng, vật nuôi đặc thù, là tiềm năng để phát triển du lịch như nho, táo, tỏi, măng tây, dê, cừu…

[Du lịch Ninh Thuận: Phát triển bền vững từ những tiềm năng riêng có]

Qua sự kiện, các giá trị văn hóa, du lịch được đưa tới gần hơn cho người dân tại Thủ đô, tạo cơ hội quảng bá và tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành.

Theo định hướng phát triển du lịch Ninh Thuận từ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, địa phương sẽ phát triển du lịch theo hướng toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; phấn đấu đón 6 triệu lượt khách, doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP và giải quyết việc làm cho 20% lao động của toàn tỉnh./.