Giá dầu the giới hôm nay

Chốt phiên giao dịch 6/12, dầu thô Mỹ WTI giảm 3,5% về 74,25 USD một thùng – thấp nhất kể từ tháng 12/2021. Loại dầu này đã mất giá 43% kể từ khi chạm 130 USD hồi tháng 3 do xung đột Nga – Ukraine.

Dầu Brent hôm qua cũng giảm 4%, về 79,5 USD một thùng – thấp nhất kể từ tháng 1. Sáng nay, giá Brent và WTI vẫn dao động quanh mốc đóng cửa hôm qua.

Giá dầu the giới hôm nay

Diễn biến giá dầu thô Mỹ WTI một năm qua.

Nỗi lo suy thoái vẫn đang tác động lên các thị trường, từ dầu mỏ đến chứng khoán. Wall Street hôm qua giảm mạnh phiên thứ hai liên tiếp. Các báo cáo lạc quan về thị trường việc làm, số đơn hàng nhà máy và lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ chỉ càng thổi bùng lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất để ghìm lạm phát.

Dầu thô cũng bị bán tháo trong bối cảnh phương Tây áp lệnh trừng phạt mới lên dầu Nga. Dù vậy, các biện pháp này dường như chưa khiến thị trường năng lượng toàn cầu rối loạn.

Liên minh châu Âu (EU) hôm 5/12 áp lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga qua đường biển. Trần giá dầu 60 USD của phương Tây cũng có hiệu lực. Cả hai biện pháp đều nhằm siết nguồn tài chính của Nga cho cuộc chiến tại Ukraine mà không ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

"Dầu Nga vẫn hiện diện trên thị trường. Đến nay, có vẻ Nga sẵn sàng tham gia cuộc chơi này", Robert Yawger – Phó chủ tịch phụ trách dầu mỏ tại Mizuho Securities cho biết.

Yawger nói rằng thị trường "cảm thấy nhẹ nhõm" khi trần giá không quá thấp. Nếu thấp hơn 60 USD, Nga có thể đáp trả bằng cách giảm cung.

Bất chấp giá năng lượng thế giới giảm, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) vẫn giữ nguyên kế hoạch sản xuất. Cuối tuần trước, nhóm này thông báo duy trì hạn ngạch dầu hiện tại đến cuối năm 2023, thay vì giảm thêm nguồn cung.

Ngày 26.12, giá dầu thô WTI của Mỹ tiến 21 cent, lên 79,35 USD/thùng; dầu Brent chuẩn toàn cầu giao tháng 3.2023 đi ngang, giao dịch ngưỡng 84,55 USD/thùng.

Trong tuần trước, giá hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn Brent và WTI đã liên tục biến động, kết thúc, giá dầu đã có thêm một tuần leo dốc, tăng khoảng 4,5 - 5,5%.

Theo các nhà phân tích, giá dầu biến động trước thông tin Mỹ tăng mua vào để dự trữ, Nga tuyên bố có thể cắt giảm sản lượng trong năm tới và chính sách nới lỏng các hạn chế phòng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc. Một số dự báo lạc quan khác lại kỳ vọng giá dầu có thể lên 90 - 100 USD/thùng trong năm 2023 nhờ nhu cầu tăng.

Giá dầu the giới hôm nay

Thủ tướng chỉ đạo không để thiếu xăng trong mọi tình huống trong dịp tết

L.N

Trong nước, Thủ tướng Chính phủ mới đây có chỉ thị về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Trong đó, Thủ tướng giao cho Bộ Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối bảo đảm nguồn cung xăng dầu, điện không để thiếu hụt trong mọi tình huống.

\n

Mới đây, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cũng có báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 ghi nhận có sự tăng trưởng đột biến về sản lượng kinh doanh, doanh thu. Doanh thu hợp nhất của PV OIL lần đầu tiên vượt mốc 100.000 tỉ đồng, tăng 123% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 763 tỉ đồng, hoàn thành 153% kế hoạch năm. Đáng lưu ý, mặc dù đã chịu tổn thất không nhỏ trong quý 3 do giá dầu giảm sâu và nguồn cung khan hiếm, nhưng cả 26 đơn vị thành viên của PV OIL không có đơn vị nào báo lỗ.

So với năm 2021, doanh thu của PV OIL đã tăng khoảng 73% còn lợi nhuận trước thuế giảm 18%.

Ngày 26.12, giá bán lẻ xăng dầu trong nước phổ biến như sau: xăng E5 RON92 19.975 đồng/lít; xăng RON95 20.707 đồng/lít; dầu diesel 21.601 đồng/lít; dầu hỏa 21.836 đồng/lít và dầu mazut 12.863 đồng/kg.

Cả dầu Brent và WTI đều đã “bỏ túi” khoảng 5 USD trong tuần giao dịch này. Cụ thể, dầu Brent tăng 4,88 USD, dầu WTI tăng 5,27 USD. Đây là mức tăng hằng tuần lớn nhất kể từ tháng 10 của hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn.

Trong các phiên giao dịch, giá dầu liên tục biến động mạnh, lúc lấy lại được “mất mát”, lúc mất dần những khoản lãi đầu phiên.

Giá dầu the giới hôm nay
Giá dầu the giới hôm nay
Giá dầu the giới hôm nay
Giá dầu the giới hôm nay
Giá dầu the giới hôm nay
Giá xăng dầu trải nghiệm tuần tăng thứ hai. Ảnh minh họa: Reuters 

Giá dầu tuần này chịu tác động mạnh bởi tâm lý lạc quan xung quanh việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế dịch Covid-19 lấn át lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng; triển vọng xấu đi của một cơn bão mùa đông lớn ở Mỹ làm dấy lên lo ngại rằng hàng triệu người Mỹ có thể hạn chế các kế hoạch du lịch trong kỳ nghỉ lễ; sự suy yếu của đồng USD; kế hoạch bổ sung cho kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ; dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước giảm; kế hoạch khởi động lại đường ống Keystone; và dữ liệu kinh tế lạc quan của xứ sở cờ hoa.

Trong 5 phiên giao dịch, giá dầu đã leo dốc 4 phiên và đổ đèo 1 phiên.

Giá dầu bắt đầu tuần với đà tăng mạnh. Tuy nhiên, về cuối phiên, giá dầu đã giảm mức lợi nhuận ban đầu vì mối lo ngại về một cuộc suy thoái lớn sắp xảy ra vẫn chưa biến mất. "Sẽ rất khó để kiếm được lợi nhuận lớn ở đây", Bob Yawger, giám đốc phụ trách hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho đã nhận xét như vậy.

Phiên tiếp theo, giá dầu tăng nhẹ. Đà tăng của giá dầu đã bị kìm lại bởi sự không chắc chắn về tác động của số ca nhiễm Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc, cũng như sự phục hồi kinh tế ở quốc gia Đông Á này, và khả năng đường ống dẫn dầu Keystone sẽ được khởi động trở lại sau 2 tuần đóng cửa bởi sự cố tràn dầu tồi tệ nhất ở Mỹ trong vòng 9 năm qua.

Những tưởng giá dầu sẽ trải nghiệm phiên thứ 4 tăng giá liên tiếp, nhưng giá dầu đã đảo chiều, giảm khoảng 1 USD do tác động của dự trữ dầu thô của Mỹ thắt chặt hơn bởi cơn bão mùa đông ở Mỹ lấn át lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc làm giảm nhu cầu ở đây.

Giữa tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tăng lãi suất chính sách thêm 50 điểm cơ bản lên mức 4,25%-4,50%, mức cao nhất kể từ cuối năm 2007. Các quan chức Fed kỳ vọng tỷ lệ này sẽ tăng lên 5,00%-5,25% vào năm tới.

Giá dầu đã lấy lại được đà leo dốc ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần sau khi Moscow cho biết có thể cắt giảm sản lượng dầu thô, khoảng 500.000 đến 700.000 thùng/ngày để đối phó với mức trần giá mà G7 áp lên dầu xuất khẩu của Nga.

Giá dầu the giới hôm nay
Giá dầu the giới hôm nay
Giá dầu the giới hôm nay
Giá dầu the giới hôm nay
Giá dầu the giới hôm nay
Tiếp tục có những thông tin khiến giá xăng dầu biến động tăng-giảm trong từng phiên giao dịch. Ảnh minh họa: Reuters 

Trong tuần, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần tính đến ngày 16-12 đã giảm 5,89 triệu thùng, giảm mạnh so với ước tính giảm 1,66 triệu thùng của các nhà phân tích. Cũng theo EIA, dự trữ sản phẩm chưng cất của Mỹ giảm 242.000 thùng, trái ngược so với ước tính của các nhà phân tích là tăng 336.000 thùng.

Theo dự kiến của ngân hàng Thụy Sĩ UBS, giá dầu có thể tăng trở lại mức hơn 100 USD/thùng vào năm tới. Trong khi đó, Eli Tesfaye, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết nếu nhu cầu toàn cầu tiếp tục duy trì ở cấp độ hiện tại, việc cắt giảm sản lượng của Nga có thể có tác động đáng kể và giá dầu có thể dao động trong phạm vi 80 USD/thùng.  

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 25-12 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 19.975 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 20.707 đồng/lít; dầu diesel không quá 21.601 đồng/lít; dầu hỏa không quá 21.836 đồng/lít và dầu mazut không quá 12.863 đồng/kg.