Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì

Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

Cây chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh nào của Tây Nguyên ?

Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là?

Thành phố nổi tiếng về trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là

Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Tây Nguyên là

Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là

Vai trò chủ yếu của các công trình thủy điện ở Tây Nguyên không phải

Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng vì

Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do

Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là

Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ

Những năm qua, việc triển khai, cụ thể hóa Kết luận 12 và Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ được các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên tiến hành chủ động, sáng tạo, đạt nhiều kết quả quan trọng, từng bước xây dựng Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế trọng điểm, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của vùng so với cả nước.

Phát triển nông lâm, nghiệp bền vững gắn với thế mạnh của vùng

Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN- PTNT), Tây Nguyên có tiềm năng, lợi thế lớn về đất đai (toàn vùng có 2 triệu hecta đất sản xuất nông nghiệp); có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao. Hiện toàn vùng có gần 610.000ha cà phê (chiếm 90% diện tích cà phê cả nước); hồ tiêu có 90.000 ha (chiếm hơn 60%); điều có 83.000 ha (chiếm 28%); cao su hơn 250.000ha (chiếm 26%); bơ có 2,8 nghìn ha (chiếm hơn 82%); sầu riêng có 12,6 nghìn ha (chiếm 34%); vùng rau, hoa tại Lâm Đồng có hơn 30% diện tích được sản xuất theo hướng công nghệ cao... Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung một số sản phẩm chủ lực, là vùng chuyên canh lớn cây công nghiệp, cây ăn quả, góp phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước, đồng thời từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế trọng điểm.

Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì

Cán bộ Công ty 72 – Binh đoàn 15 hướng dẫn bà con đồng bào DTTS ở xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai chăm sóc cà phê.

Đồng chí Đào Quốc Luân, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NN-PTNT cho biết: Những năm qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với các địa phương cả nước, trong đó có vùng Tây Nguyên, để chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu chuyển dịch mô hình phát triển nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ vậy, giai đoạn 2011-2019, nông nghiệp Tây nguyên tiếp tục duy trì được tăng trưởng khá, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng-an ninh trên địa bàn. Từ năm 2016-2019, giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản vùng Tây Nguyên tăng bình quân 6,5% (giai đoạn 2006-2010 tăng 5,21%).

Kết luận 12 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020, xác định: “Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các vùng sinh thái đặc thù; tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa có quy mô lớn, gắn với thế mạnh của vùng theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ sạch và có giá trị gia tăng cao…; tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm sản”. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các bộ, ngành, các địa phương trong vùng đã ban hành một số cơ chế chính sách quan trọng, đặc thù, tạo “cú huých” về tăng trưởng, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân vùng Tây Nguyên, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Trao đổi với đồng chí Nguyễn Cảnh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắc Lắc, chúng tôi được biết: Để đưa Kết luận 12 vào cuộc sống, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 10-CTr/TU ngày 11-1-2012; UBND tỉnh có Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 14-5-2012; tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong gần 10 năm (2010-2019), tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân 8,48% năm; quy mô, chất lượng nền kinh tế tiếp tục được nâng lên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Quy mô nền kinh tế của tỉnh năm 2020 ước khoảng 62.500 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2015, tăng 2,04 lần so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 22,46 triệu đồng, năm 2020 ước đạt 54,21 triệu đồng. Tỉnh đang tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để xây dựng Đắc Lắc trở thành trung tâm của Tây Nguyên và là tỉnh đứng đầu khu vực...

Theo lãnh đạo tỉnh Gia Lai, nhờ triển khai chủ động, sáng tạo Kết luận 12 và Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, chú trọng xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế địa phương, nên kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc. Năm 2019, có 19/21 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tăng 8,16% so với năm 2018; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt hơn 49 triệu đồng/người (năm 2018 là 45,36 triệu đồng/người).

Với phương châm “Vượt qua thách thức, tạo động lực, đột phá…”, trong những năm qua, đặc biệt năm 2019, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đều đạt và vượt so với kế hoạch; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt 66,7 triệu đồng (cao hơn nghị quyết đề ra); tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 1% so với năm 2018…

Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, cũng như tìm hiểu thực tế của phóng viên Báo Quân đội nhân dân, những năm qua, việc phát triển nông nghiệp tại một số địa phương vùng Tây Nguyên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh; việc liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ yếu dừng ở khâu sản xuất và sơ chế thô. Đặc biệt, việc người dân phát triển ồ ạt, tự phát một số cây công nghiệp lợi thế kinh tế trước mắt (cà phê, hồ tiêu…) đã phá vỡ quy hoạch, dẫn đến nhiều hệ lụy về KT-XH, môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững, nhất là khi năng suất và giá bán cà phê, hồ tiêu, mủ cao su… giảm mạnh, cùng những tác động bất lợi do thời tiết khí hậu diễn biến cực đoan.

Từ thực tế đó, yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên, gắn với thế mạnh của từng vùng theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ sạch, có giá trị gia tăng cao, bền vững theo tinh thần Kết luận 12 đặt ra cấp thiết, nhất là cần có chiến lược phát triển bền vững cây công nghiệp, từng bước đưa Tây Nguyên thành vùng trọng điểm cây ăn quả của cả nước, tạo thế mạnh mới của nông nghiệp Tây Nguyên. Trong chuyến khảo sát cuối năm 2019, chúng tôi thấy, Vùng Tây Nguyên đã và đang bắt đầu chuyển mình, nhờ cách làm hay, sáng tạo trong chuyển đổi cây trồng để thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng...

Cùng cán bộ huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc, chúng tôi đến thăm một số gia đình nông dân làm kinh tế giỏi ở thị trấn Quảng Phú. Bà Nguyễn Thị Thái Hà- một “tỷ phú” bơ, sầu riêng trên vùng đất này, chia sẻ: “Để tăng thu nhập, tôi lựa chọn nhóm cây ăn quả có giá trị cao, như bơ, bưởi da xanh, sầu riêng… trồng xen vào các vườn cà phê. Đến nay tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của gia đình là gần 22ha, với 5.000 cây cà phê, 15.000 gốc hồ tiêu, hơn 800 gốc bưởi da xanh, hơn 1.000 gốc sầu riêng..; năm 2019, nguồn thu của gia đình từ cây sầu riêng đạt gần 7 tỷ đồng".

Theo chủ các hộ gia đình nông dân có thu nhập cao ở huyện Cư M’gar, do hạn hán ngày càng nghiêm trọng, nên việc chuyển sang trồng xen canh cây bơ, sầu riêng, mít, bưởi… là phù hợp, vì các loại cây này chịu được hạn, giảm chi phí so với trồng cà phê, hồ tiêu, lại cho giá trị kinh tế cao. Cùng với đó, để ứng phó với hạn hán ngày càng gay gắt, nhiều hộ dân trong vùng đã mạnh dạn đầu tư hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt cho diện tích cây trồng, với mức đầu tư khoảng 50 triệu đồng/ha, giúp tiết kiệm khoảng 50% lượng nước tưới, giảm 80% công lao động; giảm nhiều chi phí về điện năng, hao mòn máy móc so với cách tưới thông thường.

Xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắc là một trong những vùng cà phê nổi tiếng và từng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tình trạng cà phê rớt giá. Tuy nhiên, mấy năm gần đây kinh tế của xã đã tìm được hướng đi mới, hiệu quả, bền vững hơn, bằng việc trồng xen cây sầu riêng, cây bơ… vào các vườn cà phê. Vào mùa thu hoạch, mỗi ngày xã có hàng chục xe container đến nhập hàng. Ông Ngô Văn Tam, một nông dân của xã cho biết, mấy năm nay, ông và các nhà vườn ở địa phương trúng mùa lớn. Mỗi mỗi hécta trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê cho thu nhập bình quân hơn 700 triệu đồng/năm. Cây bơ, sầu riêng trồng xen lại trở thành cây chủ lực. Hướng đi bền vững được các hộ dân triển khai là trồng, chăm sóc sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP; cây kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất, chất lượng cao, góp phần bảo vệ môi trường.

Đến nay, riêng tỉnh Đắc Lắc đã xây dựng 7 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận VietGAP; có 3 mô hình được kết nối theo chuỗi, sản phẩm được bày bán tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch. Các mô hình còn lại đang đẩy mạnh sản xuất để duy trì nguồn hàng ổn định nhằm hướng đến kết nối theo chuỗi với các cửa hàng thực phẩm sạch, các siêu thị. Tỉnh cũng đã chuyển gần 6.000ha trồng cây công nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Nông dân xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum nâng cao hiệu quả sản xuất từ mô hình trang trại.

Với quan điểm “thay đổi để thích nghi”, Tây Nguyên đã nhanh chóng hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kon Tum... đạt hiệu quả cao. Chỉ riêng tỉnh Lâm Đồng, có hơn 50% diện tích trồng rau, hoa; 25% diện tích chè được ứng dụng công nghệ cao. Theo các chuyên gia, nhà quản lý, thực hiện tốt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, có giá trị gia tăng cao, gắn với đẩy mạnh chế biến sâu các sản phẩm nông lâm nghiệp, tăng cường kết nối vùng…, là hướng đi chủ đạo để đưa Tây Nguyên trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao hàng đầu của cả nước.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo “mũi nhọn” đột phá

Thực hiện Kết luận 12, những năm qua, Chính phủ và các địa phương trong vùng Tây Nguyên đã có những giải pháp đột phá, tập trung huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp; chuyển dịch mô hình phát triển nông lâm nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án của Chính phủ về phát triển KT-XH trong toàn vùng, giải quyết kịp thời những vấn đề bức thiết.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, nhiều công trình thủy lợi đã được Nhà nước và địa phương quan tâm đầu tư phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng Tây Nguyên, nhất là ở vùng khó khăn, vùng DTTS. Đến nay, toàn vùng có gần 2.400 công trình thủy lợi, trong đó, có 1.190 hồ chứa, 972 đập dâng, 130 trạm bơm và các công trình nhỏ khác, với diện tích tưới hơn 200.000 ha. Một số công trình lớn do Bộ NN và PTNT quản lý đã được đầu tư xây dựng, như: Dự án hồ Đạ Lây, hồ Ka La, Đắk Lông Thượng (tỉnh Lâm Đồng); hồ Ia Ring, Ia MLá, Ia Mơ (tỉnh Gia Lai); hồ Ea Suop Thượng, Krông Buk Hạ, Krông Pach Thượng ( tỉnh Đắc Lắc)…

Được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (trước đây), cùng nỗ lực, chủ động của cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, nhất là đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nên các tỉnh Tây Nguyên đã đổi thay rõ rệt về hạ tầng KT-XH, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt. Tại các hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên, các tỉnh trong vùng đã mời gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mà vùng có thế mạnh, như: Chế biến nông lâm sản theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khai thác năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió); du lịch sinh thái-văn hóa… Quá trình hoạt động (từ năm 2002 đến 2017), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã tích cực nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp phát triển KT-XH, giải quyết các vấn đề bất cập, khó khăn cho vùng Tây Nguyên; cùng các tỉnh trong vùng phát huy nội lực và sức mạnh đoàn kết, đưa kinh tế toàn vùng tăng trưởng bình quân hằng năm (GRDP) hơn 10%, vốn đầu tư phát triển hằng năm tăng khoảng 20%. Với 4 lần phối hợp tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư vào khu vực Tây Nguyên, Ban đã góp phần tích cực, giúp các tỉnh thu hút hàng trăm dự án đầu tư, với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng.

Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của Tây Nguyên là gì
Bà con nông dân xã Cuor Dăng, huyện Cư M' Gar, tỉnh Đắc Lắc bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn đầu tư vào các tỉnh Tây Nguyên tăng gấp đôi so với giai đoạn 2006 - 2010; cả 5 tỉnh trong vùng đều quy hoạch và xây dựng được khu công nghiệp tập trung; phần lớn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều có cụm công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho số lượng đáng kể lao động tại chỗ của địa phương. Đáng chú ý, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước đối với các tỉnh trong vùng đều tăng mạnh, ngay cả với các tỉnh còn nhiều khó khăn như Đắk Nông, Kon Tum.

Cuối năm 2019, chúng tôi có dịp tham dự “Sự kiện Trình diễn, kết nối cung-cầu công nghệ” (Techdemo) 2019, do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức tại TP Pleiku; có sự kết hợp giữa hoạt động kết nối cung cầu công nghệ với các dự án xúc tiến đầu tư của tỉnh Gia Lai. Tại sự kiện này, đã có 12 biên bản ghi nhớ, thoả thuận hợp tác chuyển giao công nghệ được ký kết với tổng giá trị hơn 500 tỷ đồng; 10 dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư và trao ghi nhớ đầu tư tại tỉnh Gia Lai, với tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh tiếp tục triển khai Khu công nghiệp Nam Pleiku, Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, các cụm công nghiệp ở các huyện, thị xã, thành phố… để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tỉnh cũng tập trung thực hiện những đột phá quan trọng, gồm: Đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị; phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp năng lượng tái tạo; hình thành các vùng nguyên liệu để kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư tham gia phát triển công nghiệp, chế biến sâu các sản phẩm nông lâm nghiệp; đẩy mạnh phát triển du lịch, bởi tỉnh có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này.

Cùng các cán bộ tỉnh Đắc Lắc về cơ sở, chúng tôi chứng kiến sự đổi thay nhanh chóng ở nhiều địa phương, nhất là tạo đột phá về quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân và kết nối vùng Tây Nguyên, như: Dự án đường Hồ Chí Minh; nâng cấp các quốc lộ 14, 26, 27, 29, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột… Đồng chí Huỳnh Văn Tiến, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắc Lắc, khẳng định: Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư đã góp phần để kinh tế Đắc Lắc phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng là địa bàn trung tâm, động lực phát triển của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt, Đắc Lắc cũng như các tỉnh Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh lớn về năng lượng tái tạo là điện mặt trời, điện gió (số giờ nắng từ 2.200 đến 2.600 giờ/năm). Riêng tại Đắc Lắc, từ năm 2016 đến nay đã có hơn 24 dự án điện mặt trời với tổng số vốn đăng ký hơn 50.000 tỷ đồng, một số dự án đã đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả; nhiều doanh nghiệp đã đến khảo sát xây dựng dự án điện gió.

Gia Lai cũng là một trong những tỉnh tiên phong trong vùng về triển khai các dự án điện mặt trời; đến nay đã có hơn 20 nhà đầu tư đăng ký 33 dự án điện mặt trời với tổng công suất gần 4.000 MW. Các dự án năng lượng tái tạo có quy mô tổng cộng khoảng 7.000 MW, được coi là động lực lớn cho sự phát triển của Gia Lai. Còn với tỉnh Đắc Nông, riêng tại huyện Cư Jút, đã có hai dự án nhà máy điện mặt trời công suất lớn được xây dựng. Theo đánh giá của lãnh đạo các địa phương và các nhà đầu tư, phát triển điện mặt trời, điện gió là hướng đi có tính đột phá, mang lại hiệu quả KT-XH cao hơn hẳn so với sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là ở những địa phương nghèo, đất đai khô cằn, nhưng giàu tiềm năng về nắng và gió.

Những năm qua, Ban chấp hành đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên đều có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) phù hợp với thực tế địa phương, nhất là tạo chuyển biến rõ nét, thực chất ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và các xã đặc biệt khó khăn. Theo đồng chí Châu Ngọc Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai: Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Chỉ thị số 12-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS trên địa bàn. Đây là cách làm riêng, đột phá của tỉnh. Qua hai năm thực hiện, đã tạo đổi thay căn bản ở nhiều làng DTTS; hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng cơ bản; khu dân cư và nhà ở của người dân được quy hoạch sắp xếp lại hợp lý, khoa học; nhiều mô hình sản xuất mới được triển khai; đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là làm thay đổi nhận thức của bà con vùng DTTS, không trông chờ, ỷ lại mà chủ động, tích cực tham gia xây dựng NTM.

Tháng 8-2016, Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về tiếp tục xây dựng các xã đặc biệt khó khăn trong tình hình mới; trong đó, phân công các sở, ban, ngành, LLVT, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia kết nghĩa xây dựng các xã đặc biệt khó khăn, xã trọng điểm về quốc phòng-an ninh; chỉ đạo các huyện, thành phố phân công các cơ quan, đơn vị cấp huyện tham gia kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS. Các cơ quan, đơn vị kết nghĩa của tỉnh, huyện đã dành nhiều nguồn lực hỗ trợ giúp các xã đặc biệt khó khăn thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm ANTT địa bàn; phấn đấu đến hết năm 2020 giảm khoảng 30% xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

Theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, đến cuối năm 2019, vùng Tây Nguyên có 245/599 xã (chiếm 37,73%) đạt chuẩn NTM ( trong đó Đắc Nông 16/61 xã; Lâm Đồng 100/116 xã; Gia Lai 58/184 xã; Kon Tum 19/86 xã; Đắk Lắk 52/152 xã); có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM là huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và TP Pleicu, tỉnh Gia Lai. Hệ thống giao thông đã phát triển đến 100% trung tâm xã; điện lưới quốc gia đạt 99%. Tập trung đẩy nhanh xây dựng NTM cũng là để khai thác lợi thế, tiềm năng của vùng Tây Nguyên, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển KT-XH của vùng so với cả nước, nhất là ở các xã nghèo, vùng đồng bào DTTS, theo tinh thần Kết luận 12 của Bộ Chính trị.

“Nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các vùng sinh thái đặc thù; tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa có quy mô lớn, gắn với thế mạnh của vùng Tây Nguyên theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ sạch và có giá trị gia tăng cao. Đầu tư phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội…; tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản”. (Trích Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị).

(Còn nữa)

Bài và ảnh: QUÂN THỦY-TIẾN DŨNG-TRỊNH DŨNG-HỒNG SÁNG