Giải pháp nâng cao khả năng tự học

Tự học là một trong những kỹ năng cốt lõi để thành công trong học tập. Tuy nhiên dù bạn áp dụng các phương pháp tự học nào thì việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi tự học là điều hết sức cần thiết, tạo tiền đề vững chắc cho cả quá trình học. Qua bài viết này, Hanoi Academy sẽ giúp bạn những quy tắc, tiêu chí cần đạt khi tự học.

Lập kế hoạch và mục tiêu – đề ra các phương pháp tự học cụ thể

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Để áp dụng các phương pháp tự học hiệu quả, bạn phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu.

Giải pháp nâng cao khả năng tự học

Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu sẽ là động lực học tập của bạn. Bởi bạn biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và đề ra các phương pháp tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

Phương pháp  đi kèm với sự kiên trì, nhẫn nại

Việc học không đơn giản là việc ngồi vào bàn ghi ghi chép chép hay cầm quyển sách lên đọc… Để có được những kiến thức hay, bổ ích bạn phải có phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháp học của mỗi người mỗi khác, đừng cố áp dụng phương pháp của người khác vào mình rồi ép bản thân phải làm được như vậy.

Hãy tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân để việc học không gây khó khăn và chán nản cho bạn. Hãy kiên trì và nhẫn nại thay đổi các phương pháp học nếu thấy không mang lại hiệu quả. Dần dần bạn sẽ tìm thấy phương pháp học đúng đắn và phù hợp với mình thôi.

Kỷ luật khi học

Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học trên lớp cũng như lúc tự học. Khi học bạn hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng.

Giải pháp nâng cao khả năng tự học

Dù bạn sử dụng các phương pháp tự học hợp với bản thân mà không kỷ luật khi học thì mọi cố gắng cũng sẽ thành công cốc mà thôi. Ngoài ra, kỷ luật khi học cũng là cách tốt nhất để bạn rèn luyện tính kỹ luật cho bản thân mình sau này.

Tìm kiếm tài liệu

Nếu đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm, hãy tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Mặc dù không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác, nhưng khi rèn luyện dần dần kỹ năng này của bạn cũng sẽ lên thôi. Việc này chỉ khó khi bạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.

Giải pháp nâng cao khả năng tự học

Tự kiểm tra kiến thức

Không phải kiến thức của bạn lúc nào cũng được người khác kiểm tra, vì vậy để việc học đạt hiệu quả cao bạn phải biết cách tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách như: tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽ biểu đồ, bản đồ tư duy… Việc kiểm tra lại kiến thức cũng là cách bạn một lần nữa cũng cố lại những gì đã học được, những gì còn mơ hồ cần phải học thêm.

Học cách ghi nhớ

Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, có người sẽ viết lại nhiều lần ra giấy, liệt kê những nội dung chính, có người sẽ đọc thật to, có người chỉ đọc thầm… miễn sao có thể nhớ được kiến thức đó. Hãy thử tất cả những cách trên xem cách nào sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Chọn lọc thông tin, kiến thức

Mỗi ngày bạn sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từ thầy cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo… Nếu không có kỹ năng chọn lọc thông tin, kiến thức sẽ khiến cho bạn bị nhấn chìm trong một mớ bong bong của quá nhiều kiến thức khác nhau.

Hãy biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thức quan trọng, cần thiết và ghi nhớ lại chúng. Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độn trong đầu, điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồi tệ.

Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại

Việc hiểu sâu những kiến thức sẽ giúp bạn luôn nhớ và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học, nếu không những gì bạn đã học được sẽ dần bị lãng quên theo thời gian. Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn vẫn nhớ như in những gì đã học được, nếu không bạn sẽ phải ân hận đấy.

Để được tư vấn trực tiếp về các phương pháp tự học hãy truy cập vào website: hanoiacademy.com.vn hoặc gọi vào hotline: 0986.94.0909 để được giúp đỡ hoặc tìm kiếm những thông tin hữu ích khác.

Xem thêm thông tin: tại đây 

Walter Scott từng nói rằng “Tất cả những người đáng giá đều có phần tự lập trong học vấn của mình”. Từ đó đề cao tinh thần tự giác học hỏi trong mỗi người chúng ta. Kỹ năng tự học rất quan trọng, đặc biệt hơn khi chúng ta bước chân vào giảng đường. Bởi quãng đời sinh viên được coi là bước chuẩn bị cuối cùng trước khi chúng ta chính thức bước chân vào cuộc chiến ngoài xã hội.

Video dưới đây nói về kỹ năng tự học của sinh viên. Video sẽ đưa ra những tình huống cụ thể, phân tích những ưu điểm mà việc tự học mang lại. Đồng thời là lời khuyên bổ ích của chuyên gia giúp bạn rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả hơn.

Nếu bạn đang là sinh viên, và bạn không biết cách để tự học một cách hiệu quả, những chia sẻ dưới đây được viết ra dành cho bạn.

6 bí quyết rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả

1. Có mục tiêu rõ ràng

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có mục tiêu rõ ràng. Với việc học cũng vậy, bạn cần biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

Giải pháp nâng cao khả năng tự học

2. Chủ động lập kế hoạch học tập

Không chỉ trong học tập, mà trong bất kì công việc nào chúng ta cũng cần phải có kế hoạch cụ thể mới hoàn thành tốt được. Kế hoạch giúp bạn tận dụng thời gian, biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Nếu bạn chỉ học mà có kế hoạch cũng giống như đi du lịch mà không có bản đồ vậy. Bạn chỉ tốn thời gian đi lang thang trong khi không đến được điểm cần phải đến.

Kế hoạch học tập mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu học tập của mỗi người. Lập kế hoạch nghĩa là bạn vạch ra tất cả những điều cần phải làm để đạt được mục tiêu. Chúng ta cùng lấy một ví dụ đơn giản. Nếu mục tiêu của bạn là lấy bằng tiếng anh, thì trong kế hoạch có thể bao gồm những mục  như sau: học từ vựng, học công thức, học ngữ pháp,… Ở mỗi mục sẽ bao gồm cách thức để thực hiện.

Đối với mỗi mục khác cũng tương tự như vậy. Khi có những công việc cụ thể, bạn chỉ cần thực hiện theo. Nó tựa như ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho bạn vậy. Tuy nhiên, để thực hiện theo đúng kế hoạch, bạn phải rèn luyện cho mình một tinh thần quyết tâm cao. Đồng thời bạn cũng cần xem xét đánh giá kế hoạch của mình có hiệu quả hay không sau một thời gian thực hiện. Chúng ta cần biết linh hoạt điều chỉnh nếu có bất kì vấn đề gì xảy ra.

3. Lựa chọn thời gian và địa điểm tự học

Thời gian và địa điểm tự học cũng quan trọng không kém so với việc bạn lập kế hoạch học tập. Bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn nếu lựa chọn được thời gian và địa điểm phù hợp.

Về thời gian, khoa học đã chứng minh rằng con người ta sẽ nhớ lâu hơn nếu học vào sáng hoặc vào buổi tối, nhưng buổi tối thì hiệu quả không cao bằng. Nếu có thể bạn nên học vào buổi sáng. Tuy nhiên, vì là sinh viên nên chắc hẳn ai cũng phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống nên thời gian rảnh rỗi không giống nhau. Vì vậy bạn phải tranh thủ thời gian để học. Nếu bạn phải đi làm hoặc đến trường vào buổi sáng, bạn có thể thức dậy sớm hơn khoảng một tiếng để tự học.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn địa điểm học tập. Cho dù có thể học ở bất kì nơi nào, nhưng có những nơi được công nhận là thuận lợi hơn cho việc học. Đó là thư viện, phòng đọc sách, hoặc ở phòng riêng là tốt nhất – vì ở đây bạn sẽ không lo bị người khác làm phiền trong suốt quá trình học. Đôi khi chỉ vì một âm thanh bất ngờ cũng khiến bạn dễ dàng quên mất kiến thức vừa tiếp nhận. Nơi học tập tốt nhất là một nơi không có gì phân tán sự chú ý của bạn.

4. Luôn chuẩn bị chu đáo cho giờ lý thuyết

Tự học không phải là một công việc độc lập, mà nó song song với việc học ở trường. Như đã nói, thì việc học ở trường – những gì mà thầy cô giảng dạy cho phép bạn biết bạn cần học những gì khi ở nhà. Bởi kiến thức là vô biên, bạn không thể học hết tất cả, bạn chỉ nên tiếp nhận những kiến thức có ích giúp bạn thực hiện ước mơ của mình. Mục đích của tự học phần nào cũng chính là giúp việc học ở trường đạt kết quả cao hơn. Do vậy, một trong những công việc mà bạn cần làm là chuẩn bị chu đáo cho giờ lý thuyết ở tiết học sắp diễn ra.

Chuẩn bị như thế nào? Bạn có thể đọc trước giáo trình để biết hôm nay học gì, nắm bắt trước những kiến thức cơ bản và dễ hiểu. Nếu trong đó có những thuật ngữ khó hiểu, bạn có thể lên mạng tìm hiểu. Trong lúc giảng dạy đôi khi giảng viên hay sử dụng thuật ngữ chuyên ngành gây khó hiểu. Nắm bắt trước được những thuật ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu hơn. Bên cạnh đó, đọc trước giáo trình sẽ giúp bạn tìm thấy những vấn đề gây khó hiểu, và tìm ra những câu hỏi để hỏi giảng viên vào hôm sau. Lý do mà sinh viên Việt Nam thường quá thụ động trong mỗi tiết học là họ không có gì để hỏi, không phải họ đã biết hết, mà bởi vì họ không biết gì, nên cũng chẳng hay phải đặt câu hỏi ra sao. Đối với sinh viên chưa nắm bắt được kiến thức cơ bản, thì việc biết thêm kiến thức nâng cao chỉ làm họ rối hơn mà thôi.

Nói một cách khác, không có sự chuẩn bị trước, chẳng khác nào bạn ra chiến trường mà không mặc áo giáp, như thế bạn sẽ nhanh chóng thua trận mà thôi.

5. Tự đặt ra những câu hỏi và nghiên cứu

Đã bao giờ bạn ngồi vào bàn học, nhưng rồi lại không biết phải học gì? Tôi chắc chắn là rất nhiều bạn đã gặp phải vấn đề ấy. Nếu chỉ học thuộc những gì có trong giáo trình hay những gì giảng viên cho ghi, thì việc tự học cũng chẳng phần nào có ý nghĩa gì, kết quả kiểm tra của bạn cũng sẽ không cao hơn.

Để kiến thức về một vấn đề nào đó được nâng cao hơn, việc tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi “Vì sao” để nghiên cứu là rất cần thiết và hiệu quả. Sự thật là ngay từ nhỏ chúng ta đã tiếp thu được rất nhiều câu hỏi “Vì sao” của chúng ta dành cho người lớn. Sau khi đặt ra câu hỏi, chúng ta có thể tìm câu trả lời bằng nhiều cách khác nhau: đọc sách, trên mạng, hoặc những người bạn có thể hỏi – như giảng viên chẳng hạn. Không chỉ trong tiết học, mà bạn có thể gặp gỡ hay trao đổi với giảng viên qua email, facebook. Tôi tin rằng không giảng viên nào từ chối một sinh viên hiếu học. Nhờ vào việc tự đặt câu hỏi và nghiên cứu, bạn sẽ thấy việc tự học thú vị hơn rất nhiều.

6. Sẵn sàng sửa đổi để hoàn thiện kế hoạch học tập

Như đã nói, việc lập kế hoạch học tập ở trên sẽ chẳng có ý nghĩa nếu bạn không có quyết tâm cao, không làm hết mình vì nó. Nếu như bạn đặt ra mục tiêu, mục tiêu sẽ vẫn chỉ nằm ở trên giấy nếu bạn không thực hiện. Bạn muốn được điểm cao, thì chắc hẳn bạn phải học nhiều hơn những người khác, phải dành nhiều thời gian hơn cho mục tiêu của mình.

Để có thời gian, bắt buộc bạn phải lấy thời gian ở những công việc khác, đem nó dành cho việc học. Bạn thích chơi game, thích xem phim, thích la cà với bạn bè. Nếu cứ duy trì như vậy thì kế hoạch học tập của bạn sẽ khó lòng có thể thực hiện được. Để bắt tay vào tự học, bạn phải sẵn sàng sửa đổi những thói quen đó.

Một thói quen khác mà sinh viên cũng cần sửa đổi để việc học trở nên hiệu quả hơn, chính là sự mất tập trung trong quá trình học của mình, mà một trong những nguyên nhân gây ra chính là mạng xã hội. Bạn có thể nghe nhạc khi học bài, nhưng phải tuyệt đối tránh xa mạng xã hội vì chúng có khả năng khiến bạn xao nhãng cao. Nếu không việc tự học của bạn cũng chỉ làm mất thời gian chứ không mang lại lợi ích gì.

Tổng kết

Kỹ năng tự học là vô cùng quan trọng đối với sinh viên, là chìa khóa thành công ở giảng đường mà bất kì sinh viên nào cũng cần. Vì vậy nếu chưa có, bạn cần phải rèn luyện để biến tự học thành thói quen của mình. Như Les Brow từng chia sẻ: “Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác”.