Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không

02:08 Ngày 03/09/2020

Bị suy giãn tĩnh mạch có nên chạy bộ không là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch. Bài viết là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về thắc mắc chạy bộ hay tập thể dục thể thao liệu có thực sự tốt cho bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch?

       Xem thêm:

Người bị giãn tĩnh mạch sâu có nên tập thể dục? 

Có nên ngâm chân cho người suy giãn tĩnh mạch?

1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Cấu tạo hệ tĩnh mạch của cơ thể trong giải phẫu hình học tựa như mạng lưới có dạng cấu trúc hình ống. Chúng hoạt động theo cơ chế: tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ dẫn máu quay về các tĩnh mạch lớn ở gần sau đó ngược trở lại tim. Hệ thống tĩnh mạch được chia thành: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên.

Trong lòng tĩnh mạch chân có các van tựa như các túi có bề mặt lõm. Cấu tạo của van tĩnh mạch vừa có phần dình vào thành tĩnh mạch, vừa có phần tự do trong lòng tĩnh mạch. Cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch là khi cơ chân co thì van mở ra, khi thả lỏng thì van tĩnh mạch đóng lại khiến máu không chảy ngược về phía dưới. Đây được gọi là quá trình bơm tĩnh mạch để máu từ chân sẽ quay trở về tim và chỉ chạy từ dưới lên trên.

Suy giãn tĩnh mạch hình thành khi máu trong tĩnh mạch không được vận chuyển quay về tim nhịp nhàng, ứ đọng. Các van tĩnh mạch bị tổn thương sẽ dẫn đến tăng áp lực đến hệ thống tĩnh mạch làm cho tĩnh mạch to lên và lâu dần dẫn đến suy giãn.

Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không

Suy giãn tĩnh mạch chân

       2. Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch dựa vào cấu trúc tĩnh mạch có thể chia làm 2 dạng:

       - Suy giãn tĩnh mạch nông: Tổn thương tĩnh mạch nằm ngay dưới da khiến bạn bị đau chân, khó cử động chân, nhìn thấy rõ hệ thống tĩnh mạch nổi to lên, sờ vào thấy cứng và đau.

       - Suy giãn tĩnh mạch sâu: Tĩnh mạch sâu bị thương tổn khiến bắp chân luôn đau mỏi, cử động khó khăn, phù chân, biến dạng màu sắc da chân, lở loét chân…

Suy giãn tĩnh mạch rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng lở loét, hoại tử chân, sống thực vật nếu phải cắt cụt phần hoại tử. Do vậy, bạn cần đi thăm khám để được điều trị sớm, kết hợp với sống khoa học trong chế độ ăn uống, sinh hoạt để sớm lấy lại đôi chân khỏe mạnh.

Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch nông, phòng và điều trị theo Đông y

       3. Suy giãn tĩnh mạch có nên chạy bộ không?

Khi bạn chạy bộ sẽ làm thể tích máu và áp lực trong tĩnh mạch bị thay đổi. Khi bạn đứng yên thì không có dòng chảy tĩnh mạch. Vì vậy, khi chân hoạt động, nhấc lên cao hạ xuống thấp sẽ khiến tĩnh mạch ở vùng gót chân và bàn chân đẩy máu lên tĩnh mạch sâu ở cẳng chân. Tiếp tục dòng chảy đẩy tiếp máu lên tĩnh mạch vùng đùi và sau đó quay trở về tim.

Sự co cơ khi chạy bộ làm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả hơn. Lực ép của cơ vào thành tĩnh mạch cũng tốt hơn, làm giảm ứ đọng máu cũng như giảm áp lực cho tĩnh mạch.

Tuy nhiên với người mắc suy giãn tĩnh mạch nông, việc chạy bộ sẽ khiến máu dồn về tĩnh mạch nông nhiều hơn, dẫn đến suy giãn nặng nề hơn. Còn ngược trở lại, với người mắc suy giãn tĩnh mạch sâu, máu chuyển về tĩnh mạch nông trước, sau đó mới dồn về tĩnh mạch sâu và nhanh chóng đẩy về tim nên việc chạy bộ đem lại hiệu quả cải thiện bệnh hơn.

Trong trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch sâu gây đau chân khó chạy bộ bạn có thể đi bộ cũng đem lại tác dụng tương tự. Bạn nên đi từng quãng ngắn trước, sau đó gia tăng về thời gian và quãng đường. Khuyến cáo những người mắc suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nặng, đã có lở loét chân không nên đi bộ mà cần có các bài tập trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Nghiên cứu về tác dụng của đi bộ và chạy bộ đối với người mắc suy giãn tĩnh mạch đã cho thấy người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi chi dưới. Các nhà khoa học sử dụng kim nhựa luồn vào tĩnh mạch nông ở bàn chân và nối kim với cột nước. Khi người bệnh đứng im, cột nước dâng cao đến ngang tim nhưng khi gập duỗi chân, cột nước này vơi xuống 50%. Điều này chứng tỏ lòng tĩnh mạch đã giảm đi áp lực máu.

Như vậy, với người mắc suy giãn tĩnh mạch nông cần cẩn trọng khi chạy bộ hay đi bộ vì có thể làm tĩnh mạch suy giãn nhiều hơn do đã sẵn tổn thương. Còn với người suy giãn tĩnh mạch sâu nên chạy bộ để có kết quả tốt. Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp với đi tất y khoa hằng ngày, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng thuốc phù hợp để sớm khỏe mạnh.

Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không

Tĩnh mạch linh – Đem tin vui cho người mắc suy giãn tĩnh mạch

Tĩnh mạch linh là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên đem lại công dụng bồi bổ máu huyết, tăng cường chức năng thành mạch, từ đó giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, máu huyết là gốc rễ của con người, khi máu huyết không thông sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác dẫn đến bệnh lý về tĩnh mạch. Vì vậy, lấy máu huyết con người làm gốc để tăng cường chính khí cơ thể sẽ giúp bạn sớm khỏe mạnh.

Tĩnh mạch linh bao gồm các thành phần:

       - Đan sâm, Xích thược, Hoàng kỳ: Thảo dược “vàng” trong Y học cổ truyền giúp tăng cường bồi bổ máu, đẩy nhanh tuần hoàn máu và ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cục máu đông.

       - Hoa hòe: Dược liệu bổ máu, tăng sức bền thành mạch.

       - Thiên niên kiện: Thảo dược giảm nhanh triệu chứng đau nhức chân tay, tê bì tay chân của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.

Bạn nên kết hợp sử dụng Tĩnh mạch linh mỗi ngày, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa chất kích thích, tập luyện thể thao theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng vớ chân thì bệnh sẽ sớm khỏi. Sản phẩm an toàn và không gây tác dụng phụ với người dùng.

Tĩnh mạch linh – Hạnh phúc là hành trình nhẹ nhàng trên từng bước chân

Liên hệ tìm hiểu về sản phẩm

Công ty TNHH dược phẩm Khang Linh

Hotline:1800.0037.

04:15 Ngày 09/10/2019

Đi bộ không chỉ giúp thư giãn, loại bỏ căng thẳng, chống trầm cảm và nạp năng lượng. Đi bộ còn tiếp thêm sinh lực cho đôi chân, chống hoặc cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Có lẽ bạn chưa biết đến 10 lợi ích của việc đi bộ đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Vậy thì hãy cùng đọc ngay những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

Theo Brightside, các nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp cơ thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, giảm nguy cơ bệnh Alzheimer, giảm căng thẳng thần kinh. Vì vậy mà tinh thân được giải tỏa stress, giúp ích cho việc điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh chỉ cần 15-30 phút đi bộ mỗi ngày, sức khỏe được cải thiện tổng thể.

2. Giúp kiểm soát cân nặng  

Như bạn đã biết, một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch là do cân nặng quá cỡ. Vì vậy việc đi bộ mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát được cân nặng, ngăn ngừa béo phì và cho phép duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng và giúp điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể. Tránh được 50% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Đi bộ tác động cải thiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới 

Việc đi bộ sẽ giúp dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim. Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Hoạt động đi bộ sẽ giúp giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày sẽ có nguy cơ loét chân cao hơn so với những người duy trì hoạt động thể dục trên 10 phút mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã nói như vậy, vì thế người bệnh nên duy trì thói quen đi bộ.

Một số lưu ý khi đi bộ cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Việc đi bộ thì người bệnh cũng cần có những vấn đề lưu ý. Đối với những bệnh nhân chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường đi bộ. Thời gian đầu có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân , nhưng về sau sẽ cải thiện dần. Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao.

Với những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ. 

Đọc thêm về:

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy giãn tĩnh mạch   

Bệnh giãn tĩnh mạch ở tay 

Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, những người bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên dành thời gian đi bộ mỗi ngày, tổi thiểu 20 phút để phòng ngừa các biến chứng của bệnh và hỗ trợ cho quá trình điều bệnh.

Tại sao bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân nên đi bộ

Như chúng ta biết, khi chúng ta đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ làm cho máu huyết ứ động, lưu thông kém, gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch, điều đó không có lợi cho tĩnh mạch và là nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch. Trong khi chúng ta di chuyển, đi lại, gót chân được nhấc lên cao, giúp máu huyết trong tĩnh mạch ở lòng bàn chân và phía hót chân được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của phần cẳng chân. Ngoài ra, khi đi lại sẽ giúp máu huyết lưu thông, dòng máu được đẩy về tĩnh mạch đùi và dần chảy về tĩnh mạch vùng cao và đổ về tim.

Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không

Xem thêm bài viết: Khi tập thể dục, người suy giãn tĩnh mạch không nên làm điều này

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết đi bộ có tác dụng rất tốt cho hoạt động bơm tĩnh mạch. So với lúc bạn đứng một chỗ hoặc ngồi một chỗ, lực ép vào cơ của hệ tĩnh mạch sâu khi bạn đi lại sẽ cao hơn nhiều, điều đó giúp áp lực trong hệ tĩnh mạch nông, giảm tình trạng ứ đọng, giúp đẩy máu về tim.

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính, đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày có nguy cơ bị loét chân cao hơn so với những người hoạt động thể dục thể thao và đi bộ.

Vì thế bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân được khuyến cáo nên đi bộ mỗi ngày, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.  Đi bộ mỗi ngày có tác dụng giúp máu huyết lưu thông về tim tốt hơn, giảm các triệu chứng đau buốt, tê bì, nặng chân.

Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không

Có thể bạn quan tâm: Rèn luyện thói quen này, bạn sẽ sở hữu đôi chân thon gọn

Đi bộ đúng cách tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân, khi đi bộ cần lưu ý. Lúc mới bắt đầu đi bộ, bệnh nhân chưa quen thì nên đi bộ từ từ, sau đó tăng dần thời gian và đoạn đường đi. Còn với những trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch nặng, loét chân, vận động cổ chân không linh hoạt, cần phải giảm đau trước khi đi bộ.

Chủ động dành thời gian đi bộ, vận động thường xuyên, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng tốt, đi tất y khoa phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch, các bạn sẽ giảm thiểu tối đa những biến chứng khó chịu do bệnh gây ra và nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh.

Xem thêm các sản phẩm tại: Tất chống giãn tĩnh mạch để chữa bệnh suy giản  tĩnh mạch.