Giáo án dạy học theo góc môn Toán ở tiểu học

Giáo án dạy học theo góc môn Toán ở tiểu học

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMNGUYỄN THỊ THU THÙYTỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓCMỘT SỐ NỘI DUNG MÔN TOÁNCÁC LỚP CUỐI CẤP Ở TIỂU HỌCLUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCThái Nguyên, tháng 4 năm 20161ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMNGUYỄN THỊ THU THÙYTỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓCMỘT SỐ NỘI DUNG MÔN TOÁNCÁC LỚP CUỐI CẤP Ở TIỂU HỌCChuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn ToánMã số : 60.14.01.11LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCNgười hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Danh NamThái Nguyên, tháng 4 năm 20162LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016Xác nhận của GV hướng dẫn luận vănTác giả luận vănTS. Nguyễn Danh NamNguyễn Thị Thu ThùyXác nhận của khoa chuyên môn3LỜI CẢM ƠNEm xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Danh Nam, người thầy đãtận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin trân trọng cảmơn Ban giám hiệu, Khoa Toán, Khoa Sau Đại học, Phòng Đào tạo trường Đại học Sưphạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình họctập và làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, GV và HS trường Tiểuhọc Ỷ La và Trường Tiểu học Nông Tiến thuộc thành phố Tuyên Quang, tỉnh TuyênQuang đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập.Dù đã rất cố gắng, xong Luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết,tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.Tác giảNguyễn Thị Thu Thùy4MỤC LỤCMỞ ĐẦU............................................................................................................................ 11. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 12. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 33. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 33.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................... 33.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 43.3. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 44. Giả thuyết khoa học........................................................................................................ 45. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 46. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 56.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................................... 56.2. Phương pháp điều tra - quan sát ........................................................................... 56.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ................................................................... 56.4. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................................... 57. Đóng góp của luận văn ................................................................................................... 57.1. Về mặt lí luận........................................................................................................ 57.2. Về mặt thực tiễn.................................................................................................... 68. Cấu trúc của luận án ....................................................................................................... 6Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 71.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 71.1.1. Trên thế giới....................................................................................................... 71.1.2. Ở Việt Nam........................................................................................................ 91.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................................... 121.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá ở tiểu học.............. 121.2.2. Phương pháp dạy học theo góc........................................................................ 161.2.3. Cơ sở tâm lý học (đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS tiểu học) ................................ 181.2.4. Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 191.2.5. Những thuận lợi và khó khắn trong áp dụng phương pháp dạy học theo góc ởtiểu học ............................................................................................................................. 241.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 275Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC MỘT SỐ NỘI DUNG TOÁN CÁCLỚP CUỐI CẤP Ở TIỂU HỌC .................................................................................... 282.1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở BẬC TIỂU HỌC......................... 282.1.1. Mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học................................................................. 282.1.2. Mục tiêu, nội dung chương trình Toán ở Tiểu học lớp 4, 5............................. 282.2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ DẠY HỌC THEO GÓC Ở TIỂU HỌC........................... 362.2.1. Tổ chức dạy học theo góc bài “Dấu hiệu chia hết cho 9” (lớp 4).................... 362.2.2. Tổ chức dạy học theo góc bài “Mét khối” (lớp 5) ........................................... 412.2.3. Tổ chức dạy học theo góc bài “ Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số hai số đó” ..472.2.4. Tổ chức dạy học theo góc bài “Phép nhân số thập phân với một số thập phân”(lớp 5) ............................................................................................................................... 532.2.5. Tổ chức dạy học theo góc bài “Phép chia số thập phân cho 10, 100, 1000”... 582.2.6. Tổ chức dạy học theo góc bài “Hai đường thẳng song song” ......................... 622.2.7. Tổ chức dạy học theo góc bài “Hình tam giác” (Lớp 5).................................. 682.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 74Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 753.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 753.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM .................................................................................. 753.2.1. Khái quát các bước tiến hành thực nghiệm ..................................................... 753.2.2. Ưu thế và một số vấn đề thực nghiệm sư phạm .............................................. 763.2.3. Thực nghiệm chọn mẫu ................................................................................... 763.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM .................................................................................... 773.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM................................................................ 793.4.1. Phân tích định tính ........................................................................................... 793.4.2. Phương pháp định lượng.................................................................................. 843.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 93KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 94DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬNVĂN.................................................................................................................................. 94TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 94PHỤ LỤC .......................................................................................................................1006DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTViết đầy đủViết tắtGVGiáo viênGVCNGiáo viên chủ nhiệmGV THCSGiáo viên Trung học cơ sởHSHọc sinhVNENMô hình trường học mớiDHDạy họcVARK(visual, auditory, write, kinaesthetic)PPDHPhương pháp dạy họcDHTGDạy học theo gócGD & ĐTGiáo dục và Đào tạoĐGĐánh giáTNThực nghiệmSGKSách giáo khoaTrTrang7DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 3.1: Bảng số liệu thống kê kết quả thực nghiệm PPDH theo góc .....................83Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn HS sau khi áp dụng PPDH theo góc ...........................85Hình 3.2: Một số hình ảnh thực nghiệm PPH theo góc tại trường Tiểu học...............89Bảng 3.3: Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm: ...........................89Bảng 3.3.1: Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm bài Hình tam giác(lớp 5)……………………………………………………………….......... …………90Bảng 3.3.2: Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm bài: Dấu hiệu chiahết cho 9 (lớp 4) .......................................................................................................90Bảng 3.3.3: Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm bài: Phân số bằngnhau (lớp 4).............................................................................................................91Bảng 3.3.4: Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm bài: Hai đườngthẳng song song (lớp 4) ........................................................................................... 92Bảng 3.3.5: Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm bài: Mét khối (lớp 5).. 93Bảng 3.3.6: Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm bài: Tìm hai số khibiết tổng và tỷ (lớp 4) ...............................................................................................94Bảng 3.4: Thống kê điểm kiểm tra của HS thực nghiệm ...........................................95Bảng 3.5: Thống kê điểm kiểm tra của HS không thực nghiệm ................................958DANH MỤC HÌNH VẼHình 1.1: Chu trình học tập của Kolb ………………………… .. ………………….9Hình 2.1: Hình lập phương………………………………… .. ………...…..….…..46Hình 3.1: Sơ đồ di chuyển các góc của HS…………………….…… ... ….…...…..83Hình 3.2: Một số hình ảnh thực nghiệm PPDH theo góc tại trường Tiểu học....…..87Hình 3.3: Mô hình dạy học theo góc đã áp dụng……………………………. .....…88Biểu đồ 3.1: Kết quả phỏng vấn HS sau khi áp dụng PPDH theo góc…………….. 86Biểu đồ 3.2: Kết quả bài làm kiểm tra sau giờ học của lớp ĐC và lớp thực nghiệm………………89Biểu đồ 3.3: Kết quả bài làm kiểm tra sau giờ học của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm........ 90Biểu đồ 3.4: Kết quả bài làm kiểm tra sau giờ học của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ..... 91Biểu đồ 3.5: Kết quả bài làm kiểm tra sau giờ học của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ..... 92Biểu đồ 3.6: Kết quả bài làm kiểm tra sau giờ học của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ..... 93Biểu đồ 3.7: Kết quả bài làm kiểm tra sau giờ học của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ..... 94Biểu đồ 3.8: Biểu đồ đối chứng kết quả đối với các HS thực nghiệm và không thựcnghiệm ................................................................................................................... 969MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiHiện nay, giáo dục nước ta đã và đang thay đổi trong toàn bộ quá trình dạyhọc: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện, đánh giá. Tuynhiên, việc tổ chức dạy học nhằm phát huy được khả năng, sở trường của cá nhântừng HS và phát triển năng lực toàn diện của HS thì còn hạn chế. Đổi mới phươngpháp phải góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng cho sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đã được khẳng định trong Nghịquyết 29 hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khoá XI về Đổi mới căn bảnvà toàn diện giáo dục, đào tạo có ghi: “...Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đápứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tậpsuốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theohướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹnăng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tựcập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếutrên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoạikhóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy và học” [1].Mô hình trường học mới (VNEN) đã được triển khai ở cấp tiểu học và từ nămhọc 2013 – 2014 cho đến nay. Mô hình VNEN nhấn mạnh đến vai trò tự chủ, tích cựctừ khâu quản lí, điều hành hoạt động của lớp học đến việc tổ chức các hoạt động họctập. Với mô hình này HS sẽ có nhiều cơ hội thể hiện mình, chủ động hơn trong mọihoạt động học tập cũng như sinh hoạt, trên tinh thần hợp tác. Kết quả học tập sẽ doHS tự đánh giá chính mình, đánh giá bạn cùng nhóm và sẽ được ghi vào bảng đo sựtiến độ. GV sẽ là người tổ chức hướng dẫn các hoạt động cho HS, không tham giacho điểm HS, HS hình thành các thói quen làm việc trong học tập như: HS sử dụngtài liệu, đồ dùng học tập rồi làm việc theo nhóm; ghi tên bài vào vở, tìm hiểu mục tiêucủa bài học, bắt đầu hoạt động cơ bản, báo cáo kết quả với GV, thực hành cá nhân rồicùng trao đổi, chia sẻ với bạn, trao đổi nhóm; ứng dụng, đánh giá... Dạy học theo mô1hình VNEN đã rất quan tâm đến hoạt động học của HS, tạo được môi trường học tậpđể HS có thể phát huy tốt tính tích cực, chủ động và sáng tạo.Thực tiễn cho thấy, mỗi cá nhân người học có đặc điểm tâm sinh lí riêng biệt, cónhu cầu nhận thức và năng lực khác nhau. Chính vì vậy, muốn phát huy tốt tính tíchcực, tự lực và sáng tạo của HS thì một mặt GV cần soạn thảo tiến trình dạy học đápứng được sự phân hóa HS. Mặt khác, tiến trình dạy học phải huy động tối đa các phongcách học khác nhau để người học có thể học sâu với đa phong cách học. GV có thểcung cấp những lựa chọn để một số HS có thể học tập độc lập trong khi đó một số HSkhác lại học tập cùng nhau hoặc đáp ứng những phong cách học tập khác nhau của HSnhư: Học qua nghiên cứu tài liệu; học qua phân tích dựa trên lí thuyết; học qua trảinghiệm, khám phá, làm thử; học qua thực hành áp dụng và học qua quan sát. Như vậy,quá trình dạy học vừa đảm bảo yêu cầu chung nhưng vẫn tôn trọng sự khác biệt tronghọc tập và chính sự thích ứng được với các khác biệt đó, chất lượng và hiệu quả dạyhọc được nâng cao.Trong hệ thống giáo dục thì Tiểu học được coi là nền tảng đặt cơ sở ban đầu choviệc hình thành và phát triển toàn diện con người, cung cấp cho HS những kiến thức sơgiản nhất những cũng rất cơ bản làm nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và hệthống giáo dục quốc dân. Trong đó, môn Toán ở trường Tiểu học là môn học có vị trívà ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc hình thành những phẩm chất và nănglực của con người trong thời đại mới. Môn Toán trang bị cho HS một hệ thống tri thứcvà phương pháp riêng để nhận thức thế giới, làm công cụ cần thiết để học tập các mônhọc khác tốt hơn.Nội dung các bài học cuối lớp 4 và lớp 5 trong môn Toán lớp 4, 5 ở Tiểu học giúphọc sinh hình thành và phát triển khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của HS và giúp cácem có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân;các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.Hướng tới dạy học đáp ứng các yêu cầu nói trên, cần phải tổ chức cho đượccác tiến trình dạy học phù hợp như: dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng, dạyhọc theo dự án, dạy học theo chủ đề… đồng thời phải biết sử dụng các kỹ thuật dạyhọc hiện đại như: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật các mảnh ghép, bể cá, công não…2Ở đây, chúng tôi quan tâm đến tổ chức dạy học theo góc (corner work/working inconners). Dạy học theo góc (DHTG) được hiểu theo nghĩa là “Một mô hình theo đóHS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học,nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khácnhau” [dẫn theo 38, tr. 2].Tổ chức dạy học theo góc là một cách tổ chức học tập mà GV quan tâm tớiviệc học của từng HS, chứ không như kiểu dạy học truyền thống là tất cả HS phảicùng nghiên cứu vấn đề theo một hướng mà GV đã vạch sẵn duy nhất. Với cách tiếpcận đó, GV có nhiều cơ hội hơn để giúp cho quá trình dạy học của mình trở lên linhhoạt và sáng tạo. DHTG còn quan tâm được đến sở thích và đáp ứng sự khác biệt củatừng cá nhân HS.PPDH theo góc một trong những PPDH tích cực được sử dụng trong một sốmôn học ở Tiểu học trong đó có Toán học. Tổ chức DHTG phù hợp với nội dung họctập và nhận thức của HS dễ dàng khắc sâu kiến thức một cách vững chắc vì nhữngkiến thức này là do các em tự phát triển ra dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của GV tạocho các em niềm say mê hứng thú trong học tập, phát triển tính tự giác, tích cực vàkhả năng tư duy của HS. Phương pháp này được sử dụng hầu hết đối với HS cuối cấpTiểu học vì HS ở giai đoạn này tính tự giác và khả năng tư duy của HS phát triển cao.Dựa trên cơ sở lí luận của DHTG, với việc phân tích đặc điểm nội dung chủyếu của một số nội dung kiến thức các lớp cuối cấp, chúng tôi thấy có thể thiết kế tiếntrình DHTG nhằm phát huy tiềm năng cá nhân của HS trong học tập. Với những lí dotrên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học theo góc một số nội dung mônToán các lớp cuối cấp ở Tiểu học”.2. Mục đích nghiên cứuĐề xuất quy trình dạy học theo góc trong dạy học Toán và vận dụng quy trìnhđó để thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức lớp 4,5 bậc Tiểu học nhằm phát huytiềm năng cá nhân của mỗi HS trong học tập.3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Khách thể nghiên cứu3Quá trình tổ chức dạy học theo góc một số nội dung Toán học ở các lớp cuốicấp 4,5 ở bậc Tiểu học.3.2. Đối tượng nghiên cứuMột số nội dung kiến thức trong chương trình Toán lớp 4,5 ở bậc Tiểu học.3.3. Phạm vi nghiên cứu: HS lớp 4,5 ở trường Tiểu học.4. Giả thuyết khoa họcDựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm hiểu một số thành tố chủ yếu của pháthuy tiềm năng cá nhân của mỗi HS Tiểu học. Trên cơ sở đó, thiết kế được các hoạtđộng dạy học theo góc một số nội dung toán lớp 4,5 ở Tiểu học thì có thể phát huytiềm năng cá nhân của HS Tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toánở bậc Tiểu học.Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể là:1. Tại sao cần phát huy tiềm năng cá nhân của mỗi HS ở bậc Tiểu học?2. Thực trạng của việc dạy học theo góc một số nội dung ở lớp 4, 5 các trườngTiểu học hiện nay như thế nào?3. Quy trình dạy học theo góc trong dạy học Toán tiểu học?4. Các hoạt động dạy học theo góc được thiết kế có thực sự phát huy tiềm năngcá nhân của mỗi HS Tiểu học?5. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến:+ Tiềm năng cá nhân của HS trong học tập.+ Hoạt động dạy và học ở bậc Tiểu học.+ Dạy học theo góc.- Điều tra thực trạng dạy học theo góc và dạy học theo hướng phát huy tiềmnăng cá nhân của mỗi HS triển tính tích cực, tự lực, sáng tạo của trong dạy học Toánở bậc Tiểu học.- Bổ sung lí luận về dạy học theo góc.- Thiết kế một số hoạt động nhằm góp phần phát huy tiềm năng cho HS thôngqua dạy học theo góc một số nội dung Toán cuối cấp ở bậc Tiểu học.- Đề xuất quy trình dạy học theo góc trong giờ học Toán bậc Tiểu học.4- Nội dung và đặc điểm kiến thức một số nội dung Toán cuối cấp ở bậc Tiểu học.- Thiết kế tiến trình dạy học theo góc kiến thức một số nội dung Toán cuối cấpở bậc Tiểu học nhằm phát huy tiềm năng cá nhân của mỗi HS.- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng và đánh giá tính khả thi của giả thuyếtkhoa học và các câu hỏi nghiên cứu.6. Phương pháp nghiên cứu6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luậnTìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn như:Nghiên cứu các lí luận về: sinh lí thần kinh, tâm lí học lứa tuổi của HS bậc Tiểu học, dạyhọc tích cực, DHTG chung cho các môn học, đánh giá trong dạy học.6.2. Phương pháp điều tra - quan sátNghiên cứu thực trạng tổ chức dạy và học Toán nói chung và học Toán theogóc một số nội dung Toán cuối cấp ở bậc Tiểu học nói riêng của GV và HS tại một sốtrường Tiểu học thông qua các hình thức qua dự giờ, quan sát, dùng phiếu điều tra vàphỏng vấn trực tiếp GV ở trường Tiểu học.6.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợpPhỏng vấn trực tiếp nhóm HS, nghiên cứu sản phẩm của các nhóm để thấyđược các sơ đồ di chuyển của HS từ các góc như: HS trung bình thường chọn điểmxuất phát là góc quan sát, HS khá giỏi thường chọn điểm xuất phát là góc thựcnghiệm hoặc góc phân tích. Nhiều HS giỏi có thể di chuyển thẳng từ góc thực nghiệmhoặc góc phân tích sang góc áp dụng. Như vậy, HS rất chủ động trong việc chọnphong cách học tập phù hợp với khả năng của mình.6.4. Thực nghiệm sư phạmTổ chức dạy thực nghiệm tại một số trường Tiểu học để xem xét tính khả thivà hiệu quả của các nội dung nghiên cứu được đề xuất. Xử lý các số liệu bằngphương pháp thống kê toán học.7. Đóng góp của luận văn7.1. Về mặt lí luận- Bổ sung lí luận về dạy học theo góc ở bậc Tiểu học:+ Quy trình học theo góc của HS, quy trình dạy theo góc của GV.5+ Cách thiết kế phiếu học tập và phiếu hỗ trợ tại góc- Đề xuất quy trình dạy học theo góc trong dạy học Toán bậc Tiểu học.- Thiết kế một số hoạt động trong dạy học theo góc ở một số nội dung mônToán lớp 4 và 5 ở Tiểu học.- Thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo. Phân tích, đánh giá giảthuyết của đề tài.7.2. Về mặt thực tiễn- Soạn thảo tiến trình DHTG một số kiến thức môn Toán lớp 4 và 5 ở Tiểu họctheo quy trình đã đề xuất để minh họa cho phần lí luận DHTG.- Các tiến trình dạy học này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên (GV)tiểu học và giảng viên các trường sư phạm.8. Cấu trúc của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễnChương 2: Tổ chức dạy học theo góc một số nội dung toán các lớp cuối cấp ởTiểu họcChương 3: Thực nghiệm sư phạm6Chương 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUTrong những năm qua, định hướng đổi mới phương pháp giáo dục ở phổ thôngnói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng đã được thực hiện bằng việc đổi mới chươngtrình, nội dung sách giáo khoa và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Trong hệthống giáo dục thì Tiểu học được coi là nền tảng ban đầu của giáo dục phổ thông vàcho việc hình thành và phát triển toàn diện con người. Ở bậc Tiểu học, Toán là mônhọc có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất và năng lựccon người trong thời đại mới. Môn Toán còn là một công cụ cần thiết để học tập cácmôn học khác tốt hơn. Vì vậy, nghiên cứu về dạy học tích cực trên thế giới đã khiếnnhiều nhà khoa học và giáo dục quan tâm.1.1.1. Trên thế giớiNghiên cứu và đưa ra các phương pháp dạy học nhằm hướng đến việc phát huytính tích cực, tự chủ và sáng tạo của HS là hướng đi thu hút được rất nhiều các nhànghiên cứu. Trong công trình: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thếnào” do Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang dịch, tác giả Khalamop I. F [21] đã dẫncác nguyên tắc cơ bản của dạy học của Đancop L. V như sau:1. Việc dạy học phải được tiến hành ở mức độ khó khăn cao.2. Việc nắm vững kiến thức lý thuyết phải chiếm ưu thế.3. Trong quá trình DH phải duy trì nhịp độ khẩn trương của việc nghiên cứu tàiliệu, còn những kiến thức đã lĩnh hội sẽ được củng cố khi nghiên cứu kiến thức mới.4. Trong dạy học phải tích cực chăm lo cho sự phát triển của tất cả HS kể cảnhững em học khá cũng như những em học kém.5. HS phải ý thức được quá trình học tập [21].Theo đó Khalamop I. F khẳng định “Sự thành công của việc dạy học phụ thuộcvào mức độ mà nhà trường áp dụng toàn bộ hệ thống những phương tiện sư phạmnhằm duy trì tính nhận thức cao của học sinh ở trên lớp cũng như khi học tập ở nhà”7[21]. Đây đươc xem là một quan điểm giáo dục tiến bộ nhằm phát huy “nhận thức cao”của HS bằng việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học.Tác giả Claparet E đã đưa ra những điểm lớn trong dạy học như: Khơi dậy mộtnhu cầu học tập của HS; Khơi dậy phản ứng thích hợp của HS; Tiếp nhận những hiểubiết phù hợp để kiểm tra phản ứng ấy, điều khiển và hướng chúng đến mục đích đề ra[34]. Tác giả còn nhấn mạnh ðến nhu cầu và sở trường học tập của mỗi cá nhân HS.Theo đó, GV phải tạo cơ hội để HS phát huy được tính tích cực và tự lực của cá nhân.Đề xuất các giải pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạocủa HS trong học tập là những điểm chung trong các công trình nghiên cứu của cáctác giả Marzano R. J [35] Zverena N. M [28] và Hunter. M [27]. Hầu hết các tác giảnày đều cho rằng PPDH đáp ứng cách học của từng HS, cũng như đáp ứng sự pháttriển của hai bán cầu não trong não bộ của HS là quan trọng và cần thiết.Trong dạy học theo hướng tích cực, dạy học theo góc là một trong những nộidung được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm.Carol Ann Tomlinson (1974), với quan điểm “Lớp học phân hoá” (Thedifferentiated classroom) đã giới thiệu việc dạy học bởi PPDH đặc biệt cho mỗi cánhân để cá nhân có thể học tập một cách sâu sắc, người học khác nhau sẽ có phươngpháp học tập khác nhau. Theo đó, tác giả đưa ra các biện pháp học tập khác nhau đểphát huy sự chủ động, tích cực của học sinh trong học tập.Tác giả David Kolb có công trình “Learning styles and disciplinarydifferences” [25]. Đây là một công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học mới từrất sớm. Tác giả cho rằng HS có 4 phong cách học chủ yếu sau đây:(i) Học qua kinh nghiệm (concrete experience): HS tiếp nhận thông tin mớithông qua kinh nghiệm cụ thể của cá nhân và khả năng tri giác lại các sự vật, hiệntượng đã có.(ii) Học qua quan sát, phản ánh (reflective observation): HS có thể quan sátmẫu vật thật hoặc quan sát hình ảnh vật, mô hình, thí nghiệm ảo, hiện tượng, sựkiện,… trên màn hình máy tính hoặc tivi và rút ra kiến thức cần lĩnh hội.8(iii) Học qua tóm tắt, phân tích lí thuyết (abstract hypothesis): HS tiếp nhậnthông tin mới thông qua các biểu tượng, ý tưởng, khái niệm trừu tượng, đọc các tàiliệu hướng dẫn để hình thành quan điểm cá nhân và khái quát hóa.(iv) Học qua thực nghiệm, trải nghiệm hoạt động (active experimentation):HS thực hành, thực nghiệm, tham gia hoạt động, đọc phiếu học tập trợ giúp, sau đóáp dụng để giải quyết các tình huống mới.Hình 1.1: Chu trình học tập của KolbTác giả Fleming trong nghiên cứu của mình đã phân chia người học theo 4 kiểu,đó là: Người học kiểu nhìn (tranh, ảnh, phim, sơ đồ); người học kiểu nghe (âm nhạc, thảoluận, thuyết trình); người học kiểu đọc và viết (tạo danh sách, đọc SGK, ghi chép); ngườihọc kiểu vận động (chuyển động, thí nghiệm, thực hành). Mô hình VARK (visual,auditory, write, kinaesthetic) của Fleming khá phù hợp với quá trình học của HS nhỏ tuổivà là một trong các mô hình phổ biến nhất hiện nay và có thể sử dụng được trong DHTGkhi thiết kế các góc học tập theo cách học.Tác giả Lee Sing Kong khi cho rằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp sưphạm với sở thích của HS sẽ khuyến khích HS; khi đó: HS trở thành người học cóđộng cơ, HS trở nên năng động và tham gia [26].Letchmi Devi Ponnusamy cho rằng, với người học, có 3 vấn đề cơ bản là:Mức độ sẵn sàng, mối quan tâm và sở thích học tập của người học thì sẽ đáp ứngđược các yêu cầu của cá nhân trong học tập [37].1.1.2. Ở Việt NamQua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề đổi mới dạyhọc chúng tôi nhận thấy các nhà sư phạm đều đưa ra những giải pháp, biện pháp9nhằm phát huy được năng lực học tập của HS. Quan điểm DH này đã nhanh chóngđược nhiều nước ở châu Âu (trong đó có Bỉ) triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả tốt.Ở Việt Nam, trong Khoản 2, Điều 28 Luật Giáo dục Việt Nam ghi rõ như sau:“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cự, tự giác, chủ động, sángtạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp, từng môn học; bồi dưỡng phươngpháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [45].Như vậy, vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục được đặc biệt coi trọng ở Việt Nam.Nghiên cứu về dạy học tích cực và dạy học theo góc cũng được giới nghiên cứuquan tâm. Với việc nghiên cứu Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trungtâm, tác giả Thái Duy Tuyên đã đưa ra 4 đặc trưng cơ bản của phương pháp này là:- Trò là chủ thể của hoạt động giáo dục;- Lớp học là cộng đồng các chủ thể, là thực tiễn xã hội ngày nay và cả ngàymai của người học ở ngay trong nhà trường. Lớp học được tổ chức nhằm mục đíchgiáo dục, làm môi trường xã hội trung gian giữa trò và thầy;- Thầy là người định hướng cho HS tự mình khám phá ra kiến thức cùng vớicách tìm ra kiến thức. Thầy là người tổ chức cho trò biết cách hành động, biết hợp tácvới các bạn và với thầy để tự mình khám phá ra chân lí;- Trò phải tự đánh giá, phải biết trao đổi, hợp tác với bạn. Dựa vào kết luậncủa thầy, người học tự đánh giá lại sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa chữa lỗi lầmmắc phải trong sản phẩm đó, tự rút ra kinh nghiệm về cách học, cách giải quyết vấnđề và tự điều chỉnh, tự hoàn thiện một sản phẩm tiến bộ hơn sản phẩm ban đầu [44].Đây là một công trình có giá trị thiết thực trong việc thực hiện dạy học tích cực ởnước ta.Trong những năm đầu của thế kỷ 21, dự án Việt - Bỉ đã tiến hành triển khaibồi dưỡng cho GV Tiểu học và GV THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam vềcác PPDH và kỹ thuật dạy học tích cực. Trong đó có nhóm các phương pháp: DHTG,dạy học theo hợp đồng và học theo dự án … Tổ chức VVOB tại Việt Nam cũng đãtiến hành bồi dưỡng cho GV bậc Cao đẳng, Đại học, sinh viên các trường Sư phạm vàGV THCS ở các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam... về PPDH10theo góc, PPDH theo hợp đồng, PPDH dự án..., mang lại những kết quả tốt trong việctích cực hóa hoạt động học của HS cấp THCS.Các công trình “Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học “ (2005), (Dự ánPhát triển Giáo dục Tiểu học) và “Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học” (2006),(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên) do Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành có ý nghĩaquan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học.Nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, CaoThị Thặng (2010) với công trình “Dạy và học tích cực - Một số kỹ thuật và phươngpháp dạy học” [2]. Trong công tình này, các tác giả đã đưa ra khái niệm, quy trìnhthực hiện, phiếu đánh giá kế hoạch bài học, đánh giá giờ dạy theo góc, các ưu điểmvà hạn chế, điều kiện cần đảm bảo để tổ chức có hiệu quả [2, tr.116 ].Tác giả Nguyễn Tuyết Nga với “Modul phương pháp học theo góc, dự ánVVOB” (2010), đã đưa ra khái niệm DHTG, đặc điểm, quy trình, các mức độ (hìnhthức) và ví dụ minh họa thiết kế các phiếu học tập, phiếu nhiệm vụ tại các góc.Luận văn thạc sĩ: “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với họcphần “Phương pháp dạy học Toán Tiểu học” theo phương thức đào tạo tín chỉ” củatác giả Hoàng Thị Hòa năm 2012, Trường Đại học Giáo dục đã có những đóng gópquan trọng trong việc hướng dẫn sinh viên khoa Tiểu học áp dụng những phươngpháp dạy học tích cực vào học tập và giảng dạy; Tác giả Lê Văn Tiến với công trình“Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán ởtrường phổ thông” trong Tạp chí Khoa học, ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh(2009).Điểm qua một số công trình trên chúng tôi nhận thấy: các tác giả đã có nhữngđóng góp quan trọng trong việc đưa ra những quan điểm đổi mới trong dạy học trênnhững khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu và vận dụng một phương pháp mới và cụ thểtrong việc tổ chức dạy học một số nội dung môn Toán ở bậc Tiểu học là chưa có. Vớinghiên cứu này, chúng tôi đóng góp một phần về lý thuyết đổi mới phương pháp dạyhọc theo góc và ứng dụng, hiệu quả của phương pháp dạy học theo góc trong một sốnội dung toán cuối cấp Tiểu học.111.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá ở tiểu họcHiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được toàn Đảng toàndân quan tâm. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện nhằm tạo chuyển biến cănbản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; Quy định 404 của Thủtướng Chính phủ về phê duyệt chương trình SGK nhằm mục tiêu góp phần tạochuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển conngười Việt Nam toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, hướng tới “công dân toàn cầu”. Đổimới PPDH không phải là loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ và thay thế bằng hàngloạt các phương pháp mới. Về mặt bản chất đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hànhphương pháp, đổi mới các phương tiện các hình thức tổ chức. Triển khai phươngpháp trên cơ sở khai thác triệt để của phương pháp truyền thống, vận dụng linh hoạtmột số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo củangười học, giúp người học sớm đạt được như mong muốn. Định hướng đổi mới [1]như sau:- Đổi mới PPDH phát huy tính cao độ, tính tích cực chủ động người học trongquá trình lĩnh hội kiến thức.- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn các PPDH khác(hiện đại và truyền thống) nhằm đạt được mục tiêu dạy học.- Đổi mới PPDH theo hướng phát huy khả năng tự học của HS.- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhómvà phát huy khả năng học của HS.- Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành của HS.- Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học.- Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới các phương pháp kiểm tra và đánh giákết quả học tập của người học.- Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập kế hoạch bàidạy và xây dựng mục tiêu bài dạy.Các nội dung trong đổi mới PPDH ở Tiểu học phải thực hiện đồng bộ với việcđổi mới mục tiêu và nội dung giáo dục, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng GV, đổi mới cơ12sở vật chất và thiết bị, đổi mới chỉ đạo và đánh giá giáo dục Tiểu học. Mức độ đổimới PPDH ở trong Tiểu học cũng tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cũngnhư và sự cố gắng của từng địa phương của GV từng trường, từng lớp.Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 đểdạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy HS làmtrung tâm. Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới các hoạt động sư phạm, đó là hệthống tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp học, phương pháp giáo dục HS. Nhậnthấy những ưu điểm của mô hình này, lãnh đạo Bộ GD & ĐT đã báo cáo và đề xuấtvề việc nghiên cứu áp dụng mô hình trường học mới vào Việt Nam. [1]Dự án trường học mới được thực hiện trong 3 năm, từ 2012-2015. Phạm vi Dựán tập trung vào 20 tỉnh khó khăn nhất trong toàn quốc, có nhiều HS dân tộc thiểu số.19 tỉnh ít khó khăn hơn thuộc nhóm ưu tiên 2 và 24 tỉnh đồng bằng, thành phố thuộcnhóm ưu tiên 3. Tùy theo tính chất ưu tiên, các trường học thuộc các nhóm ưu tiên sẽđược thụ hưởng một hợp phần hoặc cả 4 phần của dự án. Đó là: Phát triển tài liệu cho đổimới sư phạm (bao gồm các tài liệu Hướng dẫn học tập cho học sinh, tài liệu cho cán bộquản lý, giáo viên, cộng đồng, tài liệu cho các trường sư phạm); Tập huấn và cung cấptài liệu; Hỗ trợ cấp trường để triển khai; Quản lý Dự án và truyền thông. Theo đó, nămhọc 2012 – 2013, Bộ GD & ĐT chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình trường học mới ViệtNam (VNEN) tại 1447 trường trên tinh thần tự nguyện, các trường tiểu học này sẽ trựctiếp được hưởng lợi từ Dự án. Nhóm ưu tiên 1 có 1240 trường, nhóm ưu tiên 2 có 183trường (mỗi huyện có 1 trường), nhóm ưu tiên 3 có 24 trường (mỗi tỉnh có 1 trường).Muốn mô hình này đạt hiệu quả cao, GV cần có sự thay đổi tư duy về dạy học trêncơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình. GV thiết kế bài dạy, tổchức dạy học phù hợp nhận thức và nhu cầu của từng đối tượng HS ở từng khối lớp; GVphải đặc biệt chú trọng phát huy sáng tạo trong dạy học, vận dụng các hình thức dạy họclinh hoạt trong các tiết học, áp dụng các mô hình mới như dạy học theo góc, theo dự ánđể kích thích HS tích cực học tập thông qua các hoạt động và tăng cường sự tham gia,nâng cao hứng thú ở HS. Ngoài ra, để các em HS phát huy được tính sáng tạo, GVCNluôn đề cao vai trò của thủ lĩnh lớp học trong việc tổ chức các hoạt động học tập, tạo cơhội để nhiều HS trong lớp được thể hiện vai trò của mình.13Theo Bộ GD & ĐT, mô hình VNEN được thực hiện theo nguyên tắc lấy HSlàm trung tâm, vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống,vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu họctập, phương pháp dạy, học và cách đánh giá, cách tổ chức quản lý lớp học. Kết quảtriển khai cho thấy HS tự tin, tích cực và tham gia sôi nổi, hào hứng vào bài học;bước đầu hình thành thói quen làm việc hợp tác, hỗ trợ giúp nhau trong học tập. Nămhọc 2015-2016, ngoài việc triển khai theo chương trình, dự án ở 1.447 trường tiểuhọc, trên cả nước còn có 451.665 học sinh của 2.318 trường tiểu học ở 53 tỉnh, thànhphố đăng ký triển khai nhân rộng. Nhiều địa phương triển khai hiệu quả và đánh giátốt mô hình VNEN.Để đảm bảo việc thực hiện đổi mới một cách toàn diện và căn bản, Thông tư30 được Bộ GD & ĐT được ban hành nhằm hướng dẫn tổ chức thực hiện việc đánhgiá đối với HS Tiểu học [3]. Trong đó tại Điều 8 và Điều 9 quy định cụ thể nội dung,cách thức đánh giá mức độ tiến bộ của HS trên cả 2 mặt: kiến thức và phẩm chất đạođức như sau:Tại Điều 8 quy định về sự đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triểnnăng lực của HS Tiểu học đã nêu rõ: Các năng lực của HS được hình thành và pháttriển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong vàngoài nhà trường. GV đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực củaHS thông qua các biểu hiện hoặc hành vi; HS trong giao tiếp trao đổi và hợp tác hìnhthành năng lực mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nộidung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện,chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận. Trên cơ sởđó, HS tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trênlớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúpđỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm;tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìmkiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, GV hoặc người khác; vận dụng những điều đã họcđể giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huốngmới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết. Cùng với sự14hình thành phát triển các năng lực của học sinh, hàng ngày, hàng tuần, GV quan sátcác biểu hiện trong các hoạt động của HS để nhận xét sự hình thành và phát triểnnăng lực; từ đó động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểmvà các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ; Hàng tháng, GV thông quaquá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có)để nhận xét HS, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.Tại Điều 9 quy định về sự đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triểnphẩm chất của HS như: các phẩm chất của HS được hình thành và phát triển trongquá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhàtrường. GV giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của HS thông quacác biểu hiện hoặc hành vi như trong học tập, rèn luyện. Hình thành năng lực tích cựctham gia học tập, thực hành. Giúp HS tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạnkhi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sứcmình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làmchưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nóiđúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữlời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phảicủa mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người laođộng; nhường nhịn bạn; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quêhương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn,biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tậpthể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường;tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương;thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương. Hàng ngày, hàngtuần, GV quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của HS để nhận xét sự hìnhthành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khókhăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịpthời để tiến bộ; Hàng tháng, GV thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với chamẹ HS và những người khác (nếu có) để nhận xét HS, ghi vào sổ theo dõi chất lượnggiáo dục [3].151.2.2. Phương pháp dạy học theo góc1.2.2.1. Khái niệmHọc theo góc là “Một PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tạicác vị trí cụ thể trong không gian lớp học, nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nộidung học tập theo các phong cách học khác nhau” [2, tr. 116].Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người họcthực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứngnhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn họat độngvà phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển,sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy;Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm. Do vậy, học theo góc kích thích người họctích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giácthoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữathầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Ví dụ: Với chủ đề môi trườnghoặc giao thông có thể tổ chức các góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảoluận,... về nội dung chủ đề. [2]1.2.2.2. Phương pháp dạy học theo gócDHTG là một phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiệncác nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học, nhưng cùnghướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau, đảmbảo cho HS học sâu, thoải mái và hiệu quả bền vững [36].PPDHtheo góc cần phối hợp thêm một số phương pháp khác như: phươngpháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trựcquan, sử dụng đa phương tiện,… Trong tổ chức dạy học, GV cần nắm được nhữngđặc điểm cá nhân của HS bao gồm cả các đặc điểm về xúc cảm, tâm lí, hoàn cảnh giađình, từ đó xác định phong cách học, chỉ ra cách thức ưu thế của cá nhân HS khi tiếpnhận và xử lí thông tin trong môi trường học tập.PPDH theo góc là một hình thức tổ chức các hoạt động học tập, HS thực hiệncác nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí khác nhau trong không gian lớp học nhưng cùnghướng tới chiếm lĩnh một nội dung theo các phong cách học khác nhau. Phương pháp16