Giáo an Ngữ văn 11 học kì 2 mới nhất

Giáo an Ngữ văn 11 học kì 2 mới nhất

Giáo án ngữ văn lớp 11 học kì 2 MỚI NHẤT NĂM 2022 RẤT HAY

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Giáo án ngữ văn lớp 11 học kì 2 MỚI NHẤT NĂM 2022 RẤT HAY. Đây là bộ Giáo án ngữ văn lớp 11 học kì 2.

Tìm kiếm có liên quan​


Giáo án Ngữ văn lớp 11 Nam 2021

Giáo an Ngữ

văn 11 học kì 2 mới nhất

Giáo

án văn 11 tập 2

Giáo án Ngữ văn 11

Giáo An Ngữ văn 11 Hai đứa trẻ

Giáo an Ngữ

văn 11 chuẩn cả năm

Giáo an Ngữ

văn 11 trọn bộ

Lý thuyết

văn 11 VietJack

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 73 – Đọc văn

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Tiết 1)

- Phan Bội Châu -


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. - Giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc.

4. Năng lực:

- Có năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Có năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Có năng lực tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh thơ tiêu biểu, trình bày 1 phút về nhân vật. - Có năng lực ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo - Có năng lực đọc- hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Có năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, bài KTHK của HS... - Phương pháp: thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: SGK, vở viết, vở soạn.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra vở soạn.

3. Bài mới:

“Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam , trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại” (Tôn Thất Phiệt). Phan Bội Châu là linh hồn của phong trào giải phóng dân tộc khoảng 25 năm đầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông gắn liền với các tổ chức yêu nước như Duy Tân hội, Phong trào Đông Du… Tên tuổi ông còn gắn liền với hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách… Năm 1904, ông sáng lập ra Duy Tân hội – một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong trào Đông du. Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông đã viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ là một mốc son chói lọi của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.

Gv yêu cầu HS đọc hiểu phần tiểu dẫn. - Hãy nêu vài nét về tác giả? (Hs trả lời, Gv nhận xét chốt ý)

(yêu cầu và cũng là tiêu chuẩn TM của loại VC này trước hết là sự nâng cao nhận thức và gây xúc động đối với người đọc bởi nó là tiếng nói tâm huyết nhất, cao cả nhất, sôi trào nhất của thời đại. Tố Hữu nói rất đúng về bản sắc giá trị VC Phan Bội Châu: PBC câu thơ dậy sóng. Phần lớn các sáng tác của PBC xuất phát từ mục đích trực tiếp tuyên truyền CM -> khi phân tích, nên đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh sáng tác).

- Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? - Tình hình xã hội của nước ta đầu thế kỉ XX? (Hs trả lời, Gv bổ sung chốt ý) - Gv cho Hs đọc bài thơ. - Hai câu đề tác giả nêu lên quan niệm gì? Từ ngữ nào thể hiện điều này? - Quan niệm này có giống với quan niệm của các nhà thơ nhà văn trong văn học trung đại không? Tìm những câu thơ thể hiện điều này? (Hs trả lời, gv chốt ý)

(Công danh… Vũ Hầu – PNL; Chí làm trai… hồng mao – CPNgâm, ĐTCôn; Đã mang tiếng… núi sông , Chí làm trai Nam bắc… bốn biển – NCTrứ; )

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Phan Bội Châu (1867 - 1940) thuở nhỏ tên là Phan Văn San (biệt hiệu: Sào Nam) - Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An. - Là lãnh tụ của các phong trào yêu nước và CM, “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (NAQ).

(ông học giỏi, đỗ đạt cao nhưng không làm quan, ông cho rằng: học là chuẩn bị vốn liếng để làm CM.

+ 1904: lập Duy Tân hội – tổ chức Cmtheo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta. + 1905 – 1925: hoạt động ở nước ngoài (NB, TQ, TLan), lập ra nhiều tổ chức yêu nước như: Đông Du, Vnam Quang phục hội… (từ 1 trí thức PK yêu nước -> nhà CMDCTS). + 1925: bị bắt ở Thượng Hải, giải về nước và giam lỏng ở bến Ngự - Huế đến cuối đời. - PBC ko xem văn chương là mục đích cuộc đời mình nhưng vì sự nghiệp CM, ông đã viết văn thơ và trên thực tế, ông đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.) - PBC là người khởi đầu và cũng là cây bút xuất sắc nhất của dòng văn chương tuyên truyền, cổ động CM. - TP tiêu biểu: SGK

2. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh ra đời: Viết trong buổi chia tay với bạn bè để ra nước ngoài (sang TQ, Nhật Bản nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bạn với phong trào CM trong nước) - Bối cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.

II. Đọc–hiểu:
1. Hai câu đề: quan niệm về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.


- Chí làm trai: lí tưởng nhân sinh thời PK, thể hiện quan niệm nhập thế của con người. - Làm trai:

+ phải lạ: phải làm điều mới lạ cho đời.


+ há để… : khẳng định tư thế của 1 con người anh hùng, phải biết sống cho phi thường, xoay chuyển trời đất chứ ko để cho trời đất tự chuyển xoay – ko thể sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, ko bị khuất phúc trước hoàn cảnh.
-> ý tưởng lớn lao, mãnh liệt, táo bạo, tạo cho con người một tâm thế đẹp, một tư thế khỏe khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ, thách thức với càn khôn.

4. Củng cố: - Hệ thống hóa kiến thức. - Quan niệm về chí làm trai của tác giả?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc bài thơ cả phiên âm và dịch thơ. - Rèn kỹ năng đọc hiểu và phân tích bài thơ. Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 74 – Đọc văn

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Tiết 2)

- Phan Bội Châu -


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. - Giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc.

4. Năng lực:

- Có năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Có năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Có năng lực tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh thơ tiêu biểu, trình bày 1 phút về nhân vật. - Có năng lực ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo - Có năng lực đọc- hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan. - Có năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, bài KTHK của HS... - Phương pháp: thuyÕt gi¶ng, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: SGK, vở viết, vở soạn.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Quan niệm sống của tác giả Phan Bội Châu được thể hiện như thế nào trong hai câu đầu?

3. Bài mới:

- Đã là nam nhi thì phải có ý thức cá nhân của mình như thế nào? Từ ngữ nào thể hiện được điều này? - Tác giả đưa ra tình cảnh cụ thể của đất nước. Đó là tình cảnh gì? - Tác giả đề xuất tư tưởng mới mẻ về nền học vấn cũ như thế nào? - Hình ảnh nào trong câu thơ nói lên tư thế và khát vọng của nhân vật trữ tình trong buổi ra đi tìm đường cứu nước? Em có nhận xét gì về cách dịch của tác giả? - Em hãy rút ra nghĩa văn bản của bài thơ? - Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? II. Đọc–hiểu:
2. Hai câu thực: ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc
- “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời) - ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên tỉa hậu” (nghìn năm sau) -> Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

3. Hai câu luận: thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước:


- Non sông đã chết – sống thêm nhục: ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, DT. - Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ: “hiền thánh còn đâu học cũng hoài”. (ý tưởng bỏ sách thánh hiền của PBC – 1 người vốn xuất thân từ 1 gđình nhà Nho, có nhiều gắn bó với cửa Khổng sân Trình – quả là mới mẻ, táo bạo và có ý nghĩa tiên phong đối với thời đạ. Đó là nhờ ông đã đón nhận được luồng ánh sáng mới về ý thức hệ từ phong trào Tân thư) => Quan niệm mới mẻ, đúng dắn, tiến bộ, khơi gợi tình cảm CM, bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết – một nhà nho đáng quý, đáng trân trọng.

4. Hai câu kết: Khát vọng và tư thế của người thanh niên lên đường cứu nước.

- Hình ảnh: + “Trường phong” (ngọn gió dài), biển Đông + “thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” (ngàn lớp sóng bạc cùng bay lên) -> Hình tượng vừa hào hùng, mạnh mẽ, lớn lao, kì vĩ vừa lãng mạn, mang tính chất anh hùng ca, thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt. - Nói về cá nhân mình nhưng PBC cũng thể hiện lí tưởng sống, quan niệm nhân sinh sáng suốt của một thế hệ, một thời đại.

III. Tổng kết:
1. Nội dung:

Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sô sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

2. Nghệ thuật:

Ngôn ngũ phóng đại, hình ảnh kì vĩ ngang tầm vũ trụ.

Ghi nhớ Sgk.

4. Củng cố: - Hệ thống hóa kiến thức. - Những yếu tố nào tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc bài thơ cả phiên âm và dịch thơ. - Rèn kỹ năng đọc hiểu và phân tích bài thơ. - Chuẩn bị bài mới: “ Nghĩa của câu” theo hệ thống câu hỏi sgk. Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 75 – Đọc văn

HẦU TRỜI (Tiết 1)

- Tản Đà -


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm về nghề văn của Tản Đà. - Những sáng tạo hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sinh động.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Bình giảng những câu thơ hay.

3. Thái độ:

- Có thái độ trân trọng những giá trị văn chương và người nghệ sĩ.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu - Năng lực đọc – hiểu văn bản để tìm nghĩa của câu - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nghĩa của câu - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tóm tắt , vẽ sơ đồ tư duy bài học - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, bài KTHK của HS... - Phương pháp: thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Gv gọi một Hs đọc phần tiểu dẫn sgk. - Hãy nêu vài nét về tác giả Tản Đà? lưu ý: bút danh Tản Đà. - Nêu đặc điểm văn chương Tản Đà? - Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm? - Nêu bố cục bài thơ? Hs đọc TP. - Tác giả kể lại lí do, thời điểm lên hầu trời như thế nào? - NX cách vào truyện của TG? Hs đọc đoạn hai - Tác giả kể chuyện mình đọc thơ cho trời và các vị chư tiên như thế nào? - Thái độ của Trời, chư tiên khi nghe đọc thơ như thế nào?

- NX về tình huống hầu trời của tác giả?

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tản Đà tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu(1889 - 1939). - Quê: Khê Thượng - Bất Bạt - tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì - Hà Nội). - Là một thi nhân mang đầy đủ tính chất “con người của hai thế kỉ”. Cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương.

(+ Xuất thân trong một gia đình quan lại PK nhưng lại sống theo phương thức của lớp TTS thành thị Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu
+ Học chữ Hán từ nhỏ nhưng lại sớm chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ, ham học hỏi để kịp thời đại. Là nhà Nho nhưng lại ít chịu khép mình vào khuôn phép Nho gia.

+ Sáng tác VH chủ yếu theo thể loại cũ nhưng nguồn cảm xúc lại mới mẻ.) - Có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam – gạch nối giữa 2 thowiff đại VH của DT: trung đại và hiện đại. - Tác phẩm chính: SGK.

2. Bài thơ Hầu trời:


- Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” xuất bản lần đầu năm 1921. - Bài thơ là câu chuyện kể việc lên gặp trời của thi sĩ Tản Đà. - Bố cục: 4 đoạn

II. Đọc - hiểu:
1. Lí do nhân vật trữ tình được gọi lên hầu trời:

- Canh ba (rất khuya): buồn, ngồi dậy đun nước uống, ngắm trăng trên sân nhà, ngâm ngợi thơ văn – vang cả sông Ngân Hà. - Hai cô tiên xuất hiện, cùng cười, nói: + Trời đang mắng vì người ngâm thơ làm mất giấc ngủ của trời. + Trời sai lên đọc thơ cho trời nghe.

(đó là giấc mơ, nhưng mơ mà như tỉnh, hw mà như thực nên Chẳng phải hoảng hốt, ko mơ màng...)

- Trời đã sai gọi buộc phải lên!

Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.

(nhà thơ cũng là vị “trích tiên” - tiên bị đày xuống hạ giới. Việc lên đọc thơ hầu trời cũng là việc bất đắc dĩ: “Trời đã sai gọi thời phải lên” - Có chút gì đó ngông nghênh, kiêu bạc! tự nâng mình lên trên thiên hạ, trời cũng phải nể, phải sai gọi lên đọc thơ hầu trời) -> Cách vào chuyện tự nhiên, độc đáo mà có duyên, hấp dẫn, gợi trí tò mò cho người đọc.

2. Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và chư tiên:

* Không gian cảnh tiên: - “Đường mây” rộng mở. - “Cửa son đỏ chói” - tạo vẻ rực rỡ - “Thiên môn đế khuyết”, “Ghế bành như tuyết vân như mây” - nơi ở của vua sang trọng, quý phái. (không phải ai cũng được lên đọc thơ cho trời nghe. Cách miêu tả làm nổi bật cái ngông của nhân vật trữ tình). * Hành động, thái độ của các nhân vật: - Thi sĩ:

+ “Vừa trông thấy trời sụp xuống lạy” - vào nơi thiên môn đế khuyết phải như thế!

+ Đọc thơ say sưa: hết văn vần sang văn xuôi, hết văn thuyết lí lại văn chơi – tâu trình những áng văn đã in. + “đắc ý đọc đã thích”, “Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi” (hài hước), “văn dài hơi tốt ran cung mây” - có cảm hứng, càng đọc càng hay. - Trời: + khen, tán thưởng: “trời nghe, trời cũng lấy làm hay”, “Trời nghe trời cũng bật buồn cười”.

+ khẳng định cái tài của người đọc thơ: văn thật tuyệt, được thế chắc có ít, Nhời văn chuốt đẹp như sao băng, Khí văn hùng mạnh như mây chuyển, êm - gió thoảng, tinh- sương, đầm – mưa sa, lạnh – tuyết.
-> công khai nói về cái tài của mình. (trước TĐ, ít ai dám nói trắng ra cái hay, tuyệt của thơ văn mình như vậy, hơn nữa, lại nói trước mặt trời -> ý thức cá nhân phát triển cao, táo bạo, ngông)

- Chư tiên: xúc động, tán thưởng và hâm mộ

+ Tâm như nở dạ: mở mang nhận thức được nhiều cái hay.


+ Cơ lè lưỡi: văn hay làm người nghe đến bất ngờ!
+ Hằng nga, chức nữ: Chau đôi mày - văn hay làm người nghe phải suy nghĩ tưởng tượng.
+ Song Thành, Tiểu Ngọc: Lắng tai đứng đứng ngây ra để nghe.
+ “Chư tiên ao ước tranh nhau dặn
Anh gánh lên đây bán chợ trời” -> cảnh đọc thơ diễn ra thật sôi nổi, hào hứng, Trời hỏi – tác giả tự xưng tên tuổi, thân thế...

=> Tiểu kết: Tình huống hầu trời quả là một cơ hội tuyệt vời để nhà thơ khẳng định tài năng thiên phú của mình. Có lẽ chỉ ở tiên giới, nhà thơ mới gặp được người tri âm như vậy. Lời Trời khen là một sự thẩm định có giá trị, ko thể bác bỏ hay nghi ngờ - sự tự khẳng định rất ngông.


Giọng kể đa dạng, hóm hỉnh, có phần ngông nghênh, tự đắc. Thái độ này dường như được phóng đại một cách có ý thức, gây ấn tượng mạnh.

4. Củng cố: - Hệ thống hóa bài học. Những biểu hiện của nét “ngông” riêng của Tản Đà?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ. Nắm vững kiến thức cơ bản của bài học. Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 76 – Đọc văn

HẦU TRỜI (Tiết 2)

-

Tản Đà -


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm về nghề văn của Tản Đà. - Những sáng tạo hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sinh động.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Bình giảng những câu thơ hay.

3. Thái độ:

- Có thái độ trân trọng những giá trị văn chương và người nghệ sĩ.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu - Năng lực đọc – hiểu văn bản để tìm nghĩa của câu - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nghĩa của câu - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tóm tắt , vẽ sơ đồ tư duy bài học - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, bài KTHK của HS... - Phương pháp: thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Những biểu hiện của nét “ngông” riêng của Tản Đà?

3. Bài mới:

- Qua việc đọc thơ hầu trời, tác giả muốn bày tỏ thái độ của mình về điều gì? (Hs chia nhóm thảo luận. Gv quan sát, định hướng) - Tuy Tản Đà không nói trực tiếp, nhưng em có thể nhận biết quan niệm của Tản Đà về văn chương như thế nào? - ý thức cá nhân của Tản Đà qua lời tự nói về mình như thế nào? So sánh với các thi sĩ khác ùng thời? (Cá nhân độc lập trả lời) So với các danh sĩ khác:

“ Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên Hạ hà nhân khấp Tố Như”

(Nguyễn Du - Đọc Tiểu Thanh kí) Hoặc:

“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng (NCTrứ – Bài ca ngất ngưởng)

Hay:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

(Hồ Xuân Hương – Mời trầu) - Hs nhận xét những nét đáng chú ý về ND, nghệ thuật của bài thơ? (Một vài cá nhân trả lời, bổ sung)
II. Đọc - hiểu:
3. Lời trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghiệp văn

(ở đoạn trước, TĐ tự xưng danh – tên thật chứ ko phải là tự, hiệu; ông còn nói rõ mình là con người của Á Châu, xứ sở của nền văn minh tinh thần cao quý, đáng tự hào, kiêu hãnh nhận mình là con đất Việt, sông Đà, núi Tản -> thái độ tự tôn DT, một tình cảm nước non đáng quý, cũng là lai lịch của bút danh Tản Đà.
Đoạn sau: nói về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghiệp văn và thực hành thiên lương ở hạ giới).
- Nhiệm vụ truyền bá thiên lương mà trời giao cho, tự nhận mình là trích tiên bị đày xuống hạ giới để thực hành thiên lương – chứng tỏ TĐ lãng mạn nhưng ko thoát li cuộc đời, ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời. Đó cũng là một cách tự khẳng định mình. - Thực tế cuộc đời: cơ cực, tủi hổ (cụ thể: XHTD nửa PK hết sức bất công với ông – người nghệ sĩ tài hoa ấy). + Ko một tấc đất cắm dùi. + VC rẻ như bèo, khó kiếm được đồng tiền, làm ko đủ ăn. + Thân phận bị rẻ rúng, bị o ép nhiều chiều. + Ko tìm được tri âm tri kỉ - phải lên tận trời. -> bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời tác giả và nhiều nhà văn khác. Hai nguồn cảm hứng LM & HT thường đan cài khăng khít trong thơ ông như thế. - Quan niệm của Tản Đà về nghề văn: + Văn chương là một nghề kiếm sống - có kẻ bán, người mua, có chuyện thuê, mượn, đắt rẻ, vốn, lãi... Quả là bao nhiêu chuyện hành nghề văn chương - một quan niệm mới mẻ lúc bấy giờ.

“Nhờ trời văn con còn bán được” “Anh gánh lên đây bán chợ trời” “Vốn liếng còn một bụng văn đó” “Giấy người, mực người, thuê người in

... Kiếm được đồng lãi thực là khó”

+ Những yêu cầu rất cao của nghề văn: nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có nhận thức phong phú, phải viết được nhiều thể loại: thơ, truyện, văn, triết lí, dịch thuật (đa dạng về thể loại).

4. Phút chia tay đầy xúc động giữa nhân vật trữ tình với Trời, chư tiên:

- Trời sai đóng xe tiễn. Chư tiên ra tiễn biệt. - Không khí đầy xúc động: 2 hàng lụy biệt.

III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:

Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.

2. Nghệ thuật:


Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị sinh động.

4. Củng cố: Hệ thống hóa bài học. Những biểu hiện của nét “ngông” riêng của Tản Đà?

5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ. Nắm vững kiến thức cơ bản của bài học.

- Rèn kỹ năng đọc - hiểu và kỹ năng làm văn nghị luận. - Chuẩn bị bài: tìm hiểu các bài thuộc phong trào Thơ mới. Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 77 – Làm văn

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Về kiến thức:

- Nhận biết thể và loại trong văn học. - Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Thơ, truyện + Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. + Truyện tiêu biểu cho loại tự sự.

2. Về kĩ năng:

Nhận biết đặc trưng của các thể loại thơ, truyện. Phân tích, bình giá tp thơ, truyện theo đặc trưng thể loại.

3. Về thái độ: Ý thức đọc thơ truyện đúng với đặc trưng thể loại.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực cảm thụ các tác phẩm thơ. - Năng lực tư duy, sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KT-KN, TLTK khác… - Phương pháp: Phương pháp thuyết trình, gợi mở, vấn đáp.

2. Học sinh: SGK, vở viết, vở soạn.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

- Đặc trưng cơ bản của thơ làgì? - Thơ được phân loại như thế nào? Có bao nhiêu loại? - Nêu yêu cầu chung khi đọc thơ? - HS đọc ghi nhớ SGK.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK. Mỗi nhóm 1 ý nhỏ.

1. Khái lược về thơ:
a/ Đặc trưng của thơ:
- Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. - Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú. - Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. - Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan. - Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ.

b/ Phân loại thơ.

- Phân loại theo nội dung biểu hiện có: + Thơ trữ tình + Thơ tự sự + Thơ trào phúng - Phân loại theo cách thức tổ chức có: + Thơ cách luật. + Thơ tự do. + Thơ văn xuôi.

2. Yêu cầu về đọc thơ:

- Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác... - Đọc kĩ văn bản, cảm nhận ý thơ qua từng dòng, từng câu, từng từ, từng hình ảnh, nhịp điệu… - Lí giải, đánh giá về nội dung và nghệ thuật

3. Tổng kết: Ghi nhớ. SGK


4. Luyện tập: Bài tập SGK tr136.

4. Củng cố: - Nắm vững những đặc trưng thể loại của thơ. - Nhớ các loại thơ, truyện và yêu cầu khi đọc thơ.

5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ. Soạn bài mới: Một thời đại trong thi ca.

............................................................................................................. Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 78 – Đọc văn

Một thời đại trong thi ca

- Hoài Thanh -


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HiÓu ®îc quan niÖm cña Hoµi Thanh vÒ tinh thÇn th¬ míi trên cả hai bình diện: v¨n ch¬ng vµ x· héi.

- ThÊy râ nét đặc sắc trong cách nghÞ luËn của Hoài Thanh: khoa häc, chÆt chÏ, thÊu ®¸o vµ c¸ch diÔn ®¹t tµi hoa tinh tÕ, giµu c¶m xóc cña t¸c gi¶.

2. kĩ năng:

3. thái độ:

- gi¸o dôc lßng tr©n träng vµ ý thøc g×n gi÷ tinh hoa v¨n ch¬ng d©n téc.

4. những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn nghị luận hiện đại Việt Nam. - Năng lực đọc – hiểu các văn nghị luận hiện đại Việt Nam. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn nghị luận hiện đại VNam.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KT – KN, các TLTK khác... - Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp, đàm thoại.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. KiÓm tra bµi cò:

3. Bµi míi:

Phong trào Thơ mới là trào lưu thơ ca Việt Nam xuất hiện năm 1932 và phát triển mạnh mẽ đến CMT8/1945. Chưa đầy 15 năm, Thơ mới nói riêng, văn học lãng mạn nói chung, với sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã đánh dấu một bước tiến nhiều ý nghĩa của VHVN hiện đại.

- Nêu những nét chính về tác giả Hoài Thanh? - Vị trí đoạn trích ? - Nội dung bao trùm đoạn trích và cách triển khai vấn đề?

- Gọi HS đọc từ đầu -> Huống bây giờ nó đến một mình.


- VÊn ®Ò mà HThanh cho là quan trọng hơn trong việc đi tìm tinh thần thơ mới lµ g×? - Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là gì? - Lµm thÕ nµo ®Ó có thể nhËn diÖn tinh thÇn Th¬ míi?

- Theo tác giả, cái ta trong thơ cũ và cái tôi trong thơ mới có những điểm giống và khác nhau ntn?

- Tinh thÇn th¬ lµ g×? Em hiÓu thêi ®¹i ch÷ T«i vµ thêi ®¹i ch÷ Ta nh thÕ nµo?

- C¸c nhµ th¬ míi t×m con ®êng gi¶i tho¸t bi kÞch tuyÖt väng, bÕ t¾c, buån sÇu Êy nh thÕ nµo? (đoạn cuối Tr 102) - Nhãm 4. NhËn xÐt nghÖ thuËt viÕt v¨n nghÞ luËn phª b×nh cña t¸c gi¶?
I. Tìm hiểu chung: 1. T¸c gi¶: SGK 2. Tác phẩm: SGK

3. Đoạn trích:

- Vị trí: §o¹n trÝch thuéc phÇn cuèi bµi tiÓu luËn.

- Nội dung: Vấn đề tinh thần thơ mới.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Con đường đi tìm tinh thần thơ mới.

+ Phần 2: Xác định tinh thần thơ mới là ở chữ “tôi”. + Phần 3: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

II. Đọc - hiểu:
1. Con đường đi tìm
tinh thần thơ mới:
* Nêu vấn đề:
đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.


* Phương pháp lập luận của Hoài Thanh:
- B¾t ®Çu: TrÝch dÉn th¬
- Tiếp theo: Đưa ra luận cứ + Ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không rạch ròi, ko dễ nhận ra. + Nhà thơ nào cũng có thể có những câu thơ hay nhưng không tiêu biểu. + Thời đại nào cũng có thể có những bài thơ dở. -> cả hai loại thơ đó đều ko thể đại diện cho thời đại.

- Cuối cùng: Đưa ra quan điểm về cách nhận diện tinh thần thơ mới:

+ Phải sánh bài hay với bài hay (không căn cứ vào cái dở). + Phải nhìn vào đại thể (vì: hôm nay đã phôi thai từ hôm qua, cái mới còn rớt lại ít nhiều cái cũ). -> Đoạn văn lập luận theo lối quy nạp, có những luận chứng tiêu biểu, luận cứ xác đáng, luận điểm rõ ràng; cách dẫn dắt vấn đề tự nhiên; thể hiện cách nhìn khách quan, biện chứng, khoa học của tác giả.

2. Xác định tinh thần thơ cũ là ở chữ ta, tinh thần thơ mới là ở chữ “tôi”:
*
Tác giả lí giải tinh thần thơ mới bằng cách đối sánh giữa thơ cũ và thơ mới, đặt cái tôi trong mối quan hệ với cái ta để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng:

- Điểm giống nhau: đều nói về con người (có thể là chủ thể hay khách thể của hành động), có khi dùng “ta” lại diễn tả cái “tôi”. - Điểm khác nhau:

+ tinh thần thơ cũ la ở chữ ta – cái chung - với ý thức sâu sắc về cộng đồng, quốc gia (chữ tôi trước đây nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chữ ta)


+ tinh thần thơ mới là ở chữ tôi – cái riêng, mang ý nghĩa tuyệt đối của nó với ý thức sâu sắc về cá nhân, cá thể. -> cách thâu tóm vấn đề vừa hàm súc vừa ấn tượng, vừa lạ lại vừa hay. * Tác giả đã nhìn vào lịch sử, văn học và xã hội để chỉ ra đặc điểm này: - Về đại thể: Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể.

- Thảng hoặc có những bậc kỳ tài ghi dấu ấn riêng của mình, nhưng đó không phải cái tôi với ý nghĩa tuyệt đối của nó.


=>Tiểu kết: cách trình bày vấn đề của tác giả hết sức chặt chẽ, sắc sảo. Bằng cách so sánh giữa thơ mới và thơ cũ, giữa chữ tôi và chữ ta, tác giả đã giúp người đọc thấy rõ tinh thần thơ mới.
3. Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó:
a. Qúa trình cái tôi xuất hiện và thái độ của XH với nó:

+ Ngày thứ nhất: bỡ ngỡ, lạ lẫm, cảm giác lạc loài. Mọi người nhìn nó một cách khó chịu.

+ Ngày một ngày hai: mất dần cái vẻ bỡ ngỡ.

Được vô số người quen và thấy nó đáng thương. -> Hình tượng hóa cái tôi - có dáng vẻ, điệu bộ, cảnh ngộ, bi kịch như một con người.

b. Bi kịch của cái tôi:

- Đó là bi kịch của cái tôi bé nhỏ, tội nghiệp, mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Để làm điều này, tác giả so sánh thơ Xuân Diệu với thơ Nguyễn Công Trứ: + NCT: cười trước cảnh nghèo + X.Diệu: khóc than trước cảnh nghèo -> yếu đuối, khổ sở, thảm hại của thơ mới. - Bi kịch của cái tôi “mất bề rộng”: + không nghiêng về đoàn thể, cộng đồng như thơ cũ. + “Tìm bề sâu”: đi sâu vào ý thức cái tôi, ý thức cá nhân. + “càng đi sâu càng lạnh” à Sự cô đơn, bế tắc, trốn chạy vào ý thức cá nhân, thoát li cuộc đời. (con đường tìm lối thoát của các nhà thơ mới) - Bi kịch của cái tôi bàng hoàng vì thiếu một lòng tin không đầy đủ, ko còn có thể nương tựa vào một cái gì ko di dịch như cái ta thưở trước.

c. Giải pháp cho bi kịch:

- Họ gửi vào tình yêu tiếng Việt. + Họ dồn tình yêu đất nước thiết tha trong tình yêu tiếng mẹ đẻ thân thương và thiêng liêng.

+ Họ hiểu lời ông chủ báo Nam Phong “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, nước ta còn”


+ Tìm cách thoát li hiện tại, tìm về dĩ vãng với di sản tinh thần của cha ông, với nguồn sống dồi dào, mạnh mẽ trong ca dao. - Kết quả: + Trong thất vọng nảy mầm hi vọng. + Tinh thần nòi giống chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt. (à Con ®êng riªng cña th¬ míi, cã nh÷ng t¸c dông tích cực nhng cũng cßn h¹n chÕ. Tuy nhiªn nã còng ®¸ng ®îc lÞch sö ghi nhËn vµ tr©n träng.)

III. Tổng kết: SGK

4. Cñng cè:

+ Sự vận động của cái tôi với bi kịch của nó.

+ Giải pháp cho bi kịch. + Nghệ thuật lập luận của tác giả.

5. Híng dÉn vÒ nhµ.

- N¾m néi dung bµi häc. - §äc kĩ v¨n b¶n, tìm hiểu về: - So¹n bµi theo ph©n phèi ch¬ng tr×nh. Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 79 – Đọc văn

VỘI VÀNG (Tiết 1)

- Xuân Diệu –


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Niềm khao khát giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh thẫm mĩ mới mẻ của XDiệu. - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám

2. Kĩ năng: Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Phân tích một bài thơ mới.

3. Thái độ: Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và NT của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu với các nhà thơ Mới khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, bài KTHK của HS... - Phương pháp: thuyết trình kết hợp, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Những biểu hiện của nét “ngông” riêng của Tản Đà?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV & HS

- Đọc Tiểu dẫn – SGK. - Hãy nêu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả? - Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? - Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung chính từng phần? - Gv gọi 1 Hs đọc bài thơ. - Học sinh đọc, GV hướng dẫn cách đọc, giọng đọc từng đoạn cho phù hợp. - Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì lạ đên ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ nào thể hiện điều này?

Sở dĩ Xuân Diệu có khát vọng kì lạ đó bởi dưới con mắt của thi sĩ, mùa xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sự quyến rũ.


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
:
a. Cuộc đời: - Xuân Diệu (1916 - 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh khác: Trảo Nha. - Xuất thân: gia đình nhà Nho. - Quê nội: làng Trảo Nha (nay: xã Đại Lộc) Can Lộc, Hà Tĩnh. Quê ngoại: Gò Bồi, xã Tùng Giản, Tuy Phước, Bình Định. Nhưng ông sống với mẹ ở Quy Nhơn. - Trước CM: từng đi dạy học tư và làm viên chức ở Mỹ Tho rồi ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, tham gia hoạt động CM (Mặt trận Việt Minh). - Sau CM: ông hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ hai cuộc kháng chiến, được bầu là Uỷ viên BCH Hội Nhà văn VNam các khóa I, II, III (1957 - 1985). - 1983, XD được bầu làm Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm NT CHDC Đức.

b. Sự nghiệp sáng tác:


- XD là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới và những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. - Là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ. - Được Nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT (1996). - TP tiêu biểu: SGK.

2. Bài thơ Vội vàng:


- Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ (1938) - tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. - Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của XD trước CMT8. - Bố cục: 3 đoạn + 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. + 16 câu tiếp (câu 14 - 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người. + 10 câu cuối: Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, vũ trụ.

II. Đọc - hiểu.


1. Niềm ngây ngất trước cảnh sắc trần gian: a. 4 câu đầu:

-

Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng: Tắt nắng, buộc gió. (khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời.)
- Điệp ngữ Tôi muốn: nhấn mạnh khát vọng giữ lại cái đẹp, hương sắc của cuộc đời.
à Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động với thời gian.

4. Củng cố: - Hệ thống hóa kiến thức bài học. - Khát vọng kì lạ của tác giả thể hiện qua 4 câu thơ đầu?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc đoạn thơ đầu. Nắm vững kiến thức cơ bản bài học. - Đọc kĩ các đoạn còn lại. Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 80 – Đọc văn

VỘI VÀNG (Tiết 2)

- Xuân Diệu –


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Niềm khao khát giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh thẫm mĩ mới mẻ của XDiệu. - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám

2. Kĩ năng: Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Phân tích một bài thơ mới.

3. Thái độ: Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và NT của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu với các nhà thơ Mới khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, bài KTHK của HS... - Phương pháp: thuyết trình kết hợp, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Những biểu hiện của nét “ngông” riêng của Tản Đà?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV & HS

- Dưới đôi mắt của tác giả, bức tranh mùa xuân được hiện lên như thế nào? - Để miêu tả bức tranh thiên nhiên đầy xuân tình, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? - Hãy cho biết tâm trạng của tác giả qua đoạn thơ trên?

Giáo viên hướng dẫn nắm đoạn “Xuân Diệu là … trong các nhà thơ mới” và cắt nghĩa từ “mới nhất” ở những phương diện nào? (nội dung và nghệ thuật).

II. Đọc - hiểu.
1. Niềm ngây ngất trước cảnh sắc trần gian:
b. 9 câu tiếp: Khu vườn xuân tràn ngập cảnh sắc mê li

- Điệp ngữ: này đây (kết hợp với hình ảnh, âm thanh, màu sắc). - Hình ảnh: + Bướm ong dập dìu + Hoa nở trên đồng nội + Lá non phơ phất trên cành + Chim chóc ca hót -> Vạn vật đều tươi đẹp, căng đầy sức sống và hương sắc, hấp dẫn đến lạ thường. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tình yêu, cặp mắt tuổi trẻ nên nhuốm màu tình tứ, biến thành chốn thiên đường, thần tiên. - Đẹp nhất là con người trần thế trong tuổi trẻ, tình yêu:

+ AS chớp hàng mi.


+ Tháng giêng - ngon nhứ cặp môi gần -> vẻ đẹp rất con người, rất trần gian. (Hình ảnh sáng tạo, độc đáo: thơ xưa thường lấy TN làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người, còn ở đây, con người là chuẩn mực, là thước đo TM của vũ trụ)

- Điệp ngữ: này đây (5 lần dồn dập); liệt kê -> sự phong phú dường như bất tận của thiên nhiên đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian – rất gần, rất sẵn.


- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội, tranh thủ thời gian để tận hưởng CS tươi đẹp này.
=> XD đã phát hiện ra có một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú. Thi sĩ muốn tắt nắng, buộc gió là vì muốn lưu giữ mãi hương sắc cho một thế giới tươi đẹp.

4. Củng cố: Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ xuất phát từ quan niệm thái độ, tình cảm gì đối với cuộc sống? (bi quan, chán nản hay thiết tha yêu đời)

5. Hướng dẫn về nhà:- Học thuộc đoạn thơ đầu. Nắm vững kiến thức cơ bản bài học.

…………………………………………………………………………. Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 81 – Đọc văn

VỘI VÀNG - Xuân Diệu –

(Tiết 3)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Niềm khao khát giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám

2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích một bài thơ mới.

3. Thái độ: Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và NT của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu với các nhà thơ Mới khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KT - KN. - Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc đoạn 1 của bài Vội vàng.

3. Bài mới.

Hoạt động của GV & HS

- Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận được điều gì? Chi tiết nào thể hiện được điều đó? II. Đọc - hiểu:
2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người: - Sự cảm nhận của tác giả về thời gian:

+ Xuân đương tới – đương qua
+ Xuân còn non - sẽ già

-> Thời gian tuyến tính - thời gian như 1 dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất. (Xuân Diêu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ trụ, thời gian.) - Quan niệm của nhà thơ về tuổi trẻ, đời người:

+ Xuân hết - tôi cũng mất


+ Lòng tôi rộng – lượng trời chật, ko… nhân gian
+ xuân vẫn tuần hoàn - tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại -> thời gian của đời người là hữu hạn, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn ngủi vô cùng -> Cảm nhận sâu sắc, thấm thía, giọng thơ như hờn giận, như ngậm ngùi, luyến tiếc, âu lo. - Cảm nhận về sự phai tàn, li biệt trước sự trôi chảy của thời gian: + Tháng năm – rớm vị chia phôi + Sông núi – than thầm tiễn biệt + Con gió xinh – hờn vì phải bay đi + Chim rộn ràng - đứt tiếng reo thi, sợ độ phai tàn...

-> ám ảnh về sự tàn phai, héo úa, chia phôi, tiễn biệt khiến tác giả cất lên một lời than đầy ngậm ngùi: chẳng bao giờ… nữa!

4. Củng cố: Hệ thống hóa bài học.

- Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ xuất phát từ quan niệm thái độ, tình cảm gì đối với cuộc sống? (bi quan, chán nản hay thiết tha yêu đời)

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài thơ đoạn thơ.

- Chuẩn bị: Tràng giang

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 82 – Đọc văn

VỘI VÀNG - Xuân Diệu –

(Tiết 4)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Niềm khao khát giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám

2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích một bài thơ mới.

3. Thái độ: Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và NT của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu với các nhà thơ Mới khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KT - KN. - Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc, phân tích đoạn 2 của bài Vội vàng.

3. Bài mới.

Hoạt động của GV & HS

- Quan niệm sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ? - Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ mới? - Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản ? - Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? II. Đọc - hiểu:
3. Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình:
- Mau đi thôi! câu cảm thán, lời giục giã - gấp gáp, vội vàng, cuống quýt để tận hưởng cái đẹp của trần gian -> Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thần nhân văn, thể hiện sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết qúy đời mình (đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng). - Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc cú pháp theo lối tăng tiến:

+ Ta muốn - ôm, riết, say, thâu, cắn.

à cao trào của cảm xúc mãnh liệt.

+ Liên từ, giới từ: và , cho


+ Tính từ: mơn mởn, tươi, chếnh choáng, đã đầy, no nê + Danh từ: sự sống, mây, gió…

à Những biện pháp trên thể hiện cái “tôi” đắm say mãnh liệt, táo bạo, cái “tôi” điển hình cho thời đại mới, một cái “tôi” tài năng thiết tha giao cảm với đời.

- Nhip điệu của đoạn thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.

(Hình ảnh cái tôi hiện lên đầy ham hố, đang đứng giữa trần gian, dang rộng vòng tay, nới rộng tầm tay để ôm cho hết, gom cho nhiều nữa mọi cảnh sắc mơn mởn của trần thế vào lòng – cách thể hiện trực tiếp, cảm xúc đang trào lên mãnh liệt trong lồng ngực yêu đời của thi sĩ. Vội vàng là cách duy nhất để đến với hạnh phúc, là hạnh phúc.)


III. Tổng kết
1. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện nổi bật tư tưởng nhân văn của Xuân Diệu. đó là lòng yêu đời , yêu người, yêu cảnh, yêu tuổi trẻ, yêu mùa xuân; đó còn là sự ham sống, thèm sống, biết tận hưởng niềm hạnh phúc được sống trên trái đất này. - Thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu - nghệ sĩ của niềm khao khát giao cảm với đời.

2. Nghệ thuật :

- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. - Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. - Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

- Thể thơ linh hoạt, tự do; điệp từ/ ngữ; đảo ngữ…

4. Củng cố:

- Hệ thống hóa bài học.

- Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ xuất phát từ quan niệm thái độ, tình cảm gì đối với cuộc sống? (bi quan, chán nản hay thiết tha yêu đời)

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài thơ đoạn thơ.

- Chuẩn bị: Tràng giang

…………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 83 – Đọc văn

VỘI VÀNG - Xuân Diệu –

(Tiết 5)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Niềm khao khát giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám

2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích một bài thơ mới.

3. Thái độ: Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và NT của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu với các nhà thơ Mới khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KT - KN. - Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Học sinh:

SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc, phân tích đoạn 3 của bài Vội vàng.

3. Bài mới.

Hoạt động của GV & HS

- Quan niệm về thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ của người xưa và Xuân Diệu có gì khác? - Quan niệm sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ?

- Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ mới?

IV. LUYỆN TẬP:
ĐỀ BÀI:
Triết lí nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
1. Mở Bài: Vội vàng của Xuân Diệu là bài thơ với những vần thơ nồng nàn tha thiết và ẩn đằng sau ấy là cả một hệ thống những triết lý nhân sinh sâu sắc về mùa xuân, về đời người, về tuổi trẻ, là đại diện cho một hồn thơ với tam quan sâu rộng và tinh tế.
2. Thân Bài
* Triết lý nhân sinh trong Vội vàng bắt nguồn từ bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ, là tổng hòa của hai yếu tố mùa xuân và tình yêu. - Bức tranh thiên nhiên mùa xuân kết hợp với yếu tố tình yêu đầy rực rỡ sáng tạo. - Quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu đến từ những thứ rất đỗi thân thuộc xung quanh mỗi chúng ta, hạnh phúc thực sự phải tới từ chính cuộc sống thực tại, mà ở đó con người phải biết trân trọng, tìm kiếm và cảm nhận vẻ đẹp tiềm tàng trong mỗi một sự vật, sự việc xquanh chúng ta. => Mùa xuân, tình yêu và con người có mối tương quan chặt chẽ. * Triết lý nhân sinh về tgian, mùa xuân và tuổi trẻ: - Mùa xuân của thiên nhiên có sự tuần hoàn lặp lại, nhưng mùa xuân của con người chỉ có một lần duy nhất, qua rồi thì không lấy lại được. Quy luật bước đi tuyến tính của thời gian quá tàn nhẫn và lạnh lùng mà không một ai có thể ngăn cản được. - Xuân Diệu luyến tiếc mùa xuân, luyến tiếc cuộc đời, lòng yêu sống, ham hưởng thụ những gì tốt đẹp nhất thôi thúc ông hướng đến triết lý mới mẻ: Hãy tận hưởng bằng tất cả tâm hồn và thể xác khi còn có thể!

3. Kết Bài:


- Cảm nhận về hồn thơ Xuân Diệu và triết lý nhân sinh sâu sắc của ông.

4. Củng cố:

- Hệ thống hóa bài học.

- Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ xuất phát từ quan niệm thái độ, tình cảm gì đối với cuộc sống? (bi quan, chán nản hay thiết tha yêu đời)

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài thơ đoạn thơ.

- Chuẩn bị: Tràng giang

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 84 – Đọc văn

TRÀNG GIANG (Tiết 1)

- Huy Cận -


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của bức tranh “Tràng giang” và tâm trạng của nhà thơ.

- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí….

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.

3. Thái độ: Giáo dục cho Hs tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và NT của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Huy Cận với các nhà thơ Mới khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, chuẩn KT- KN. - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu xuất phát từ quan niệm thái độ, tình cảm gì đối với cuộc sống? (bi quan, chán nản hay thiết tha yêu đời)

3. Bài mới:

Hoạt động của GV & HS

- Gv hướng dẫn HS đọc hiểu khái quát. - Hãy nêu vài nét về tác giả Huy Cận? I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. (- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học, 1939 ra Hà Nội học ở trường cao đẳng Canh nông. Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau CMT8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.) - Sớm đi theo CM và liên tục cống hiến cho sự nghiệp giải phóng DT và xây dựng đất nước.

- Trước CM, HC là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, nổi tiếng với tập Lửa thiêng.
- Sau CM, là một cây bút thành công trong cảm hứng sáng tạo về CĐộ mới với các tập thơ: Trời

- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Hs đọc diễn cảm bài thơ.

- “Trường giang” cũng có nghĩa là sông dài, nhưng tại sao tác giả không dùng từ “Trường giang”?

- Nhận xét của em về lời đề từ của bài thơ?
mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời - HC yêu thích thơ Đường, thơ ca Việt Nam và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. - Thơ HC hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí -> Huy Cận vừa là nhà thơ lớn, vừa là một nhà hoạt động văn hóa, xã hội có uy tín. - Được nhận giải thưởng HCM về VHNT.

2. Bài thơ Tràng giang:


- Xuất xứ: trích trong tập Lửa thiêng (1940), bao trùm tập thơ là nỗi buồn mênh mông, da diết – nỗi buồn thương về kiếp người, cuộc đời. - Hoàn cảnh sáng tác: ra đời vào một chiều thu năm 1939 khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm ngắm nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, 4 bề bao la vắng lặng và nghĩ về kiếp người nổi trôi.

II. Đọc - hiểu:
1. Nhan đề và lời đề từ:


a. Nhan đề:
- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài). - Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang – gợi hình ảnh con sông rộng.

b. Lời đề từ:

Thâu tóm khá chính xác cả tình và cảnh. + Tình: bâng khuâng, thương nhớ. + Cảnh: trời rộng, sông dài.

-> Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả.

4. Củng cố: Đặc điểm thơ Huy Cận? Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của bài thơ?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc bài thơ. - Rèn kĩ năng làm văn nghị luận: Phân tích/cảm nhận đoạn thơ/bài thơ. .................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 85 – Đọc văn

TRÀNG GIANG (Tiết 2)

- Huy Cận -


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của bức tranh “Tràng giang” và tâm trạng của nhà thơ.

- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí….

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.

3. Thái độ: Giáo dục cho Hs tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và NT của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Huy Cận với các nhà thơ Mới khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, chuẩn KT- KN. - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đặc điểm thơ Huy Cận? Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của bài thơ?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV & HS

- Khung cảnh TN được miêu tả qua những hình ảnh nào? II. Đọc - hiểu: 1. Nhan đề và lời đề từ:

2. Khổ 1:

- Hình ảnh: + sóng gợn + con thuyền xuôi mái – ko có tiếng động, trôi nổi, phó mặc. + nước song song – chia lìa, ko bao giờ gặp gỡ + thuyền về - nước lại -> nỗi sầu chia li, tan tác. -> cảnh sông nước mênh mông, vô tận. + Củi 1 cành khô > < lạc trên mấy dòng nước -> sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng về thân phận con người nhỏ nhoi, lênh đênh, lạc loài giữa dòng đời. -> tương quan đối lập: kgian tràng giang bao la >< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi -> cảm giác cô đơn, lẻ loi của con người trong trời đất. - Tâm trạng: + buồn điệp điệp -> từ láy gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt. + sầu trăm ngả -> cảnh buồn, lòng người cũng buồn, đây là nỗi buồn sầu vốn chất chứa trong hồn thơ HCận.

[ Khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiếu từ láy, diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tg trước thiên nhiên.

4. Củng cố: Cảnh sông nước tràng giang và tâm trạng tác giả qua khổ 1 của bài thơ?

5. Hướng dẫn về nhà:- Rèn kĩ năng làm văn NL: Phân tích/cảm nhận đoạn thơ/bài thơ.

…………………………………………………………. Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 86 – Đọc văn

TRÀNG GIANG (Tiết 3)

- Huy Cận -


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của bức tranh “Tràng giang” và tâm trạng của nhà thơ.

- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí….

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.

3. Thái độ: Giáo dục cho Hs tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và NT của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Huy Cận với các nhà thơ Mới khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, chuẩn KT- KN. - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tâm trạng của tác giả HC qua đoạn thơ thứ nhất bài Tràng giang?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV & HS

- Cảnh vật, tâm trạng của nhà thơ ở khổ 2? Hs thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời, Gv chốt lại ý chính. - Từ “đâu” gợi cho ta có cảm giác gì về dấu hiệu sự sống? - Nhận xét về hình ảnh “trời sâu chót vót”? - Thủ pháp nghệ thuật tương phản phát huy tác dụng gì? - Hình ảnh cánh bèo manh tính ước lệ tượng trưng cho điều gì? II. Đọc - hiểu:
3. Khổ 2:
- Cảnh được quan sát một cách chi tiết, gần hơn. + cồn nhỏ: lơ thơ – bé nhỏ, lẻ loi, đơn độc + gió: đìu hiu + bến: cô liêu -> gợi lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp. - Âm thanh sự sống: Tiếng chợ chiều ở một làng xa vẳng lại - âm thanh yếu ớt gợi lên cái mơ hồ, không khí tàn tạ, vắng lặng.

- Không gian: sâu (cao), dài, rộng -> không gian 3 chiều, bát ngát, vô tận.


[ Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, HC như muốn lấy âm thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.
4. Khổ 3:
- “bèo dạt”: hình ảnh tượng trưng, diễn tả thân phận, kiếp người bé nhỏ, mong manh, chìm nổi giữa cuộc đời vô định. - Bờ xanh tiếp bãi vàng – gợi sự hoang vắng, ko có bóng dáng của con người. - Không cầu, không đò: không có sự giao lưu kết nối đôi bờ " niềm khao khát mong chờ đau đáu dấu hiệu sự sống, sự hòa hợp giữa con người – con người trong tình cảnh cô độc.

[ Khổ thơ là một bức tranh thiên nhiên mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người. (Đằng sau nỗi buồn về sông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước ĐN bị mất chủ quyền )

4. Củng cố: - Tâm trạng của nhà thơ trước TN, vũ trụ? Tìm nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc bài thơ. Rèn kĩ năng phân tích/cảm nhận đoạn thơ/bài thơ.

- Soạn bài mới: Đây thôn Vĩ Dạ.

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 87 – Đọc văn

TRÀNG GIANG (Tiết 4)

- Huy Cận -


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của bức tranh “Tràng giang” và tâm trạng của nhà thơ.

- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí….

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.

3. Thái độ: Giáo dục cho Hs tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng; - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và NT của bài thơ; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Huy Cận với các nhà thơ Mới khác; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, chuẩn KT- KN. - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.

2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tâm trạng của tác giả HC qua đoạn thơ thứ hai, ba của bài Tràng giang?

Giáo an Ngữ văn 11 học kì 2 mới nhất

XEM THÊM:


  • YOPOVN.COM-GA NGỮ VĂN 11_HKII.docx (258.1 KB)

    File size 258.1 KB Download 0