Giáo dục phòng tránh bệnh học đường cho học sinh tiểu học hiện nay

Khảo sát về thực trạng bệnh học đường ở học sinhTiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS)I. ĐẶT VẤN ĐỀTrong cuộc đời mỗi con người, thời gian học ở trường phổ thông là dài nhất và đócũng là thời kỳ con người đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, tinh thần. Vàđây cũng là thời gian mà cơ thể các em có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất lợi chosức khỏe từ môi trường học tập như cận thị, cong vẹo cột sống. Những loại bệnh họcđường dễ xuất hiện và gây hậu quả xấu đối với sức khỏe và khả năng học tập của họcsinh.Trong những năm qua, thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Giáo dục, LuậtBảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ngành Y tế và ngành Giáo dục đã cùng với các ban,ngành nỗ lực phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác y tế trường học và thu đượcmột số kết quả nhất định. Một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác y tế trong cáctrường học được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thựchiện. Mạng lưới y tế trường học từng bước được củng cố. Trung tâm y tế dự phòng tỉnhđã có cán bộ y tế chuyên trách theo dõi công tác y tế trong các trường học. Một sốchương trình phòng, chống bệnh tật đã và đang được đưa vào một số trường học như:phòng chống HIV/AIDS, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống sốt rét, phòng chốnggiun sán, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinhthực phẩm, chăm sóc răng miệng nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh. Tuynhiên, công tác khám sức khoẻ định kỳ và quản lý sức khỏe học sinh còn chưa được quantâm đúng mức, số học sinh được khám sức khoẻ định kỳ chiếm tỷ lệ còn thấp (15% và20,67%). Tình hình học sinh mắc các bệnh học đường như cận thị, gù, cong vẹo cột sốngchưa được nghiên cứu đầy đủ.II. THỰC TRẠNG BỆNH HỌC ĐƯỜNGKhoa Sức khỏe cộng đồng và Y tế trường học (Trung tâm Y tế Dự phòng Nghệ An) đãtiến hành khảo sát về thực trạng bệnh học đường ở học sinh Tiểu học (TH) và Trung họccơ sở (THCS). Trong đó tập trung chủ yếu vào 2 bệnh chính là cận thị và cong vẹo cộtsống.Khảo sát được thực hiện trên 1.500 học sinh tại 20 trường nội thành và 1.500 học sinh tại16 trường thuộc vùng nông thôn phụ cận. Kết quả thu được như sau:a. Bệnh cận thị- Tỷ lệ cận thị của học sinh TH và THCS là 19,4%, trong đó tỷ lệ cận thị của học sinhTHCS là 20,7%, cao hơn tỷ lệ cận thị của học sinh TH (18,4%). Điều này cũng dễ hiểu vì ởcác cấp học cao hơn thì nguy cơ bị tật khúc xạ cũng cao hơn.- Tỷ lệ cận thị của học sinh khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với học sinh khu vựcnông thôn (thành thị 28,4%, nông thôn 10,4%) ở cả TH và THCS. Điều này có thể docường độ học tập của học sinh thành thị cao hơn học sinh nông thôn, do tình trạng họcthêm nhiều, do gia đình có điều kiện hơn nên các em thường xuyên chơi trò chơi điện tửtrên máy tính, do khu vực thành thị chật hẹp nên hạn chế tầm nhìn của các em làm gia tăngtỷ lệ cận thị.- Một điểm đáng chú ý là trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy rất nhiều học sinh bịcận thị, kể cả mức độ nặng, nhưng các em không hề biết và không đeo kính. Nhiều em cóbiết mình bị cận thị nhưng các em cũng không đeo kính vì nhiều lý do nhưng phần lớn làdo các em không biết tác hại của việc không mang kính.Hiện các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc giữ gìn đôi mắt cho con em. Các cuộckiểm tra mắt cho học sinh đều do nhà trường tự mời bác sĩ đến khám hoặc phụ huynh chỉđưa con em đi khám khi được nhà trường yêu cầu.Cận thị học đường có nhiều nguyên nhân song những nguyên nhân chính là ánh sángphòng học không đảm bảo, kích thước bàn ghế không phù hợp, tư thế ngồi học khôngđúng. Ngoài ra còn do các em học sinh học thêm nhiều, chơi điện tử, xem tivi nhiều hayđọc các truyện tranh có cỡ chữ quá nhỏ.b. Bệnh gù vẹo cột sốngTình trạng cong vẹo cột sống ở học sinh TH là rất thấp (0,6%) và không có sự khác biệtgiữa khu vực thành thị và nông thôn. Ở học sinh THCS thì tỷ lệ cong vẹo cột sống của họcsinh khu vực nông thôn (6,2%) cao hơn nhiều so với khu vực thành thị (1,4%).Cột sống được xem như rường cột của cơ thể mỗi người, có chức năng nâng đỡ thânhình thẳng đứng đồng thời đảm đương hầu hết những cử động trong sinh hoạt hàng ngày.Khi kích thước bàn ghế không phù hợp với hình thể, chiều cao của học sinh làm trẻ phảikhom lưng nhiều hoặc phải ưỡn người, tư thế sai kéo dài sẽ gây ra gù vẹo cột sống. Ngoàira, vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh cũng xảy ra khi trẻ ngồi sai tư thế, vẹo lưng, nghiêngđầu khi viết chữ. Vẹo cột sống còn xảy ra khi trẻ mang cặp sách quá nặng mà chỉ mangmột bên tay hoặc cặp vào một bên nách. Căn bệnh này còn xảy ra khi trẻ phải lao động,mang vác nặng quá sớm, đội những vật nặng trên đầu. Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống, khingồi học dễ bị tê chân. Những tư thế sai này gây ảnh hưởng nhiều đến việc nhìn bảng, viếtbài và căng thẳng thần kinh trong khi nhìn, làm não khó tập trung và sức học sẽ bị sa sút.Khi trẻ bị gù vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, tuần hoàn. Với trẻ em gáisẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản khi đến tuổi trưởng thành.2. Các biện pháp phòng chốngĐể phòng bệnh cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh, cần thực hiện tốt các nội dungsau đây:- Đảm bảo ánh sáng chiếu đồng đều trong phòng học, cường độ ánh sáng không dưới100 lux. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, hướng lấy ánh sáng là hướng nam hoặc đôngnam và về phía bên tay trái của học sinh ngồi học. Hỗ trợ bằng ánh sáng nhân tạo khi ánhsáng tự nhiên không đủ, mỗi phòng học từ 40 - 50m2 phải trang bị ít nhất 4 bóng đèn sợiđốt, mỗi bóng từ 150 - 200W hoặc từ 6 - 8 bóng neon dài 1,2m.- Kích thước bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh. Thông thường bàn cao khoảng42%, ghế cao khoảng 26% chiều cao cơ thể học sinh là đảm bảo. Tốt nhất sử dụng loại bàn 2chỗ, 2 ghế rời nhau và rời bàn để học sinh dễ dàng cử động tại chỗ khi mỏi cơ.- Tư thế ngồi học phải ngay ngắn. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên nhắcnhở, uốn nắn cho học sinh. Trong thực tế phần lớn học sinh ngồi học không đúng tư thế, cácem thường cúi thấp hoặc áp má, tỳ vai vào mặt bàn nên dễ dẫn đến tật cận thị và gù vẹo cộtsống.- Không nên gây áp lực học quá lớn với các em mà nên tạo nhiều sân chơi, hoạt độngthể lực nhiều hơn để các em rèn luyện sức khỏe. Sau mỗi tiết học cần khuyến khích cácem ra sân chơi, tập nhìn xa để góp phần phòng chống cận thị vàcong vẹo cột sống.- Học sinh khi đến trường không nên mang cặp một bên vì dễ gây vẹo cột sống. Tốt nhấtlà mang cặp hai quai theo kiểu ba lô sau vai để tạo nên sự cân đối hai bên, tránh gù vẹo cộtsống.- Phụ huynh cần quản lý các em chặt chẽ khi ở nhà. Không nên để các em xem ti vi, chơiđiện tử hay đọc truyện tranh chữ nhỏ quá nhiều dễ dẫn đến cận thị. Góc học tập ở nhà củacác em cũng cần đảm bảo ánh sáng, kích thước bàn ghế phù hợp như tiêu chuẩn ở trường.- Cuối cùng, dinh dưỡng là một phần quan trọng góp phần phòng chống cận thị và congvẹo cột sống. Các em cần được ăn đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triểncủa cơ thể. Canxi làm cho xương cứng cáp góp phần phòng bệnh gù vẹo cột sống. Vitamin Avà các tiền tố của nó giúp mắt khỏe hơn, sáng hơn. Ngoài ra, nhiều yếu tố vi lượng khác cótrong cá, thịt, rau, củ, quả rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh.Tóm lại, cận thị và gù vẹo cột sống là hai bệnh học đường thường xuất hiện ở học sinh cáccấp học phổ thông. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng học tập của học sinh cũngnhư ảnh hưởng lâu dài đến khả năng lao động và làm việc sau này. Việc phòng chống bệnhhọc đường nói chung, cận thị và gù vẹo cột sống nói riêng cần có sự quan tâm của ngành ytế, giáo dục và đào tạo cùng với phụ huynh học sinh. Sự phối hợp tốt giữa nhà trường - giađình - xã hội sẽ tạo cho các em môi trường học tập và vui chơi lành mạnh, góp phần phòngchống bệnh học đường, bảo vệ sức khỏe học sinh./.■ Chu Trọng Trang - Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ Anhttp://www.gopfp.gov.vn/so-4-49;jsessionid=773C8F773C34BF0FB3126DE8ABB94781?p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=1291 (Số 4, tổng cục dân số gia đình và trẻ em)KHẢO SÁT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNGTẠI 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HÀ NỘIBS. HOÀNG VĂN TIẾN*, BS. VŨ THỊ THOA**PGS. TS. BÙI THANH TÂM*** VÀ CS Đặt vấn đề* ** ***Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt làm cho người mắc cận thị chỉ nhìn rõ đượccác vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa, thị lực nhìn xa bao giờ cũng dưới 10/10. Cậnthị làm giảm khả năng khám phá thế giới xung quanh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộcsống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ em. Hậu quảcuối cùng của cận thị sẽ dẫn đến thoái hoá hắc võng mạc mắt (Màng tiếp nhận ánh sáng),có thể gây bong võng mạc và dẫn đến mù.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ em như: Điều kiện học tập tại trường, tạinhà (ánh sáng, bàn ghế, bảng…), chế độ học tập, sinh hoạt (đọc sách, truyện, chơi đIệntử, xem tivi…) Nhưng một nguyên nhân quan trọng chưa được đề cập đến đó là sự hiểubiết của trẻ em, của các bậc cha mẹ và của giáo viên về cận thị học đường, đặc biệt làhậu quả của cận thị đối với trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu Bảng 1: Tình hình thị lực và mắc các bệnh mắt thông thường Chỉ số Hoàng Văn Thụ Phúc Tân NghĩaDũngTổng sốSố học sinh được khám 31 33 38 102Số có thị lực dưới 10/10 4 7 22 33Số bị loạn thị 0 3 4 7Số mắc mắt hột 5 8 11 24Số viêm kết mạc 4 3 4 11Số mắc sạn vôi 11 12 14 37Tỷ lệ học sinh có thị lực dưới 10/10 là 33/102(32,3%). Đây là một tỷ lệ cao ở học sinh bậc tiểu học. 1. Xác định tỷ lệ cận thị học sinh lớp 3;2. Xác định mức độ nhận thức đúng của học sinh lớp 3, cha mẹ và giáo viên tiểu họcvề cận thị học đường;3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường.Phương pháp nghiên cứuChọn 3 trường tiểu học (Hoàng Văn Thụ, Phúc Tân và Nghĩa Dũng), mỗi trường chọnmột lớp 3 lấy toàn bộ học sinh trong lớp, cùng cha hoặc mẹ học sinh và toàn bộ giáo viênđang dạy tại 3 trường. Tiến hành khám mắt, phân loại cận thị, phỏng vấn toàn bộ họcsinh, phỏng vấn và thảo luận nhóm với cha mẹ học sinh và giáo viên. Kết quả nghiên cứu1. Khám mắtBảng 2: Mức độ cận thị (D = diop)Chỉ số Hoàng Văn Thụ Phúc Tân Nghĩa Dũng Tổng sốN %Số cận <-1,0D 2 3 11 16 48,5Số cận từ -1,0D <-2,0D1 2 3 6 18,2Số cận từ -2,0D<-3,0D1 2 3 6 18,2Số cận ³-3,0D 0 0 5 5 15,1Tổng số 4 7 22 33 100Tỷ lệ cận thị nhẹ (<-3,0D) chiếm 84,9%, chỉ có 15,1% là cận thị vừa (³-3,0D). Khôngcó trường hợp nào bị cận thị nặng.Bảng 3: Số mắt cận thị và số cận thị mới phát hiện Chỉ số Hoàng Văn Thụ Phúc Tân Nghĩa Dũng Tổng sốCận 1 mắt 0 2 5 7Cận 2 mắt 4 5 17 26Số cận thị cũ (đã có kính) 0 3 6 9Số cận thị mới phát hiện 4 4 16 24Có tới 24/33 học sinh mới được xác định cận thị, cá biệt có em cận đến - 2,0D ; - 3,0D mà cô giáo và gia đình cũng chưa biết. Trong số 9 học sinh cận thị được phát hiện từ trước có 2 học sinh ở trường Nghĩa Dũng đã đeo kính không đúng số ( -1,0D & - 0,5D).2. Kiến thức, thái độ đối với cận thị học đườngBảng 4: Nhận thức đúng về biểu hiện, tác hại và nguyên nhân cận thị Học sinh(n=102)Cha mẹ(n=102)Giáo viên(n= 62)% % %Biểu hiện 58,8 31,7 95,1Tác hại 29,4 33,3 51,6Nguyênnhân40,1 37,2 50,0 Giáo viên có nhận thức đúng về biểu hiện, tác hại và nguyên nhân cận thị cao nhất(95,1%; 51,6%; 50,0%) và cha mẹ học sinh thấp nhất (31,7%; 33,3%; 37,2%). Kết quảnày cho thấy sự hiểu biết về những vấn đề trên ở cả 3 nhóm đối tượng thấp, đặc biệt làhiểu biết về tác hại và nguyên nhân của cận thị ở nhóm học sinh (29,4; 40,1%) và nhómcha mẹ học sinh (33,3%; 37,2%). Đây là điểm rất quan trọng đối với việc tổ chức triểnkhai phòng chống cận thị học đường.Bảng 5: Quan tâm đến cận thị học đường Học sinh(n=102)%Cha mẹ(n= 102)%Giáo viên(n= 62)%Có quantâm24,5 34,3 46,7Khôngquan tâm75,5 65,7 53,3 Kết quả bảng 5 cho thấy, các nhóm đối tượng quan tâm đến cận thị học đường rấtthấp, thấp nhất ở nhóm học sinh 24,5%; nhóm cha mẹ học sinh là 34,3% còn nhóm giáoviên là 46,7%.3. Kết qủa thảo luận nhóm của cha mẹ học sinh và giáo viên3.1. Tình hình mắc cận thị ở học sinh hiện nay (Trẻ em hiện nay mắc cận thị nhiều hayít hơn so với trước đây?) Tất cả ý kiến ở cả 2 nhóm cho rằng trẻ em hiện nay mắc cận thịquá nhiều và ngày càng nhiều hơn. Nếu cứ tiếp tục như thế này thì không biết đến khihọc hết phổ thông thì tỷ lệ cận thị ở học sinh sẽ thế nào? Vấn đề này cần được nghiên cứuđể hạn chế cận thị cho học sinh.3.2. Nguyên nhân mắc cận thị học đường (Vì sao trẻ em lại mắc cận thị?)Phần lớn ý kiến của cha mẹ học sinh cho rằng học sinh hiện nay bị cận thị nhiều là dobàn ghế không đúng quy cách, không phù hợp với tuổi của học sinh, ánh sáng thiếu, khiđọc, viết cứ cúi sát mặt xuống bàn, tư thế ngồi học thường xuyên không đúng. Về nhà thìxem truyện tranh, xem TV, chơi điện tử quá nhiều Một số ít cho rằng bàn ghế trườnglớp chỉ là một phần nhỏ, cái chính là bây giờ học sinh phải học quá nhiều, chương trìnhđã nặng, bố mẹ lại thường bắt con học thêm. Tất cả giáo viên cho rằng chương trình họcnặng quá làm cho giáo viên cũng không còn thời gian để quan tâm đến sức khoẻ của họcsinh và học sinh không còn thời gian để hoạt động thể lực, để vui chơi. Giờ nghỉ thườngcác em lại tranh thủ xem truyện mà truyện thì chữ rất nhỏ, giấy đen. Về nhà các emthường chơi điện tử, xem TV quá nhiều. Nhiều gia đình còn tạo điều kiện, khuyến khíchcác em làm những việc đó. Chưa có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việcchăm sóc sức khoẻ cho học sinh.3.3. Tác hại của cận thịPhần lớn các ý kiến ở cả 2 nhóm cho rằng cận thị có ảnh hưởng đến khả năng học tập,đến sức khoẻ, đến sinh hoạt của trẻ nhưng không biết ảnh hưởng đến mức nào? Tất cảđều không biết sự nguy hiểm của cận thị đối với sức khoẻ lâu dài của trẻ (Có thể gâythoái hoá hắc võng mạc, gây bong võng mạc và mù)3.4. Biện pháp phòng chống cận thịTất cả ý kiến cho rằng cần phải nghiên cứu để phòng chống cận thị cho học sinh.Ngoài các biện pháp như đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết, hạn chế xem truyện, TV,chơi điện tử thì phải sửa đổi chương trình học để học sinh có thời gian chơi. Tổ chứckhám mắt định kỳ cho học sinh và có nhiều tài liệu tuyên truyền giáo dục cho học sinh vàmọi người về tác hại của cận thị và cách phòng chống cận thị 4. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố học đường với cận thịBảng 6: Thời gian học với cận thị Cận thị(n=33)%Không cận thị(n=69)%Tổng số(n=102)%Có học thêm27,3 72,7 100Không học thêm41,7 58,3 100 Thời gian học là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới cận thị học đường, tuy nhiên trongnghiên cứu này chưa rõ mối liên quan (P>0,05). Mặc dù vậy, kết quả cho thấy học sinhcó học thêm mắc cận thị nhiều hơn số học sinh không học thêm. Bảng 7: Thời gian xem TV, chơi điện tử, tự học với cận thị Cận thị(n=33)%Không cận thị(n=69)%Tổng số(n=102)%Trên 3giờ trongngày40,4 59,6 100,0Dưới 3giờ trongngày25,4 74,6 100,0 Thời gian xem TV, chơi điện tử, tự học nhiều (Sử dụng mắt) là yếu tố ảnh hưởng rấtlớn tới cận thị học đường, tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan(P>0,05). Mặc dù vậy, kết quả cho thấy số học sinh có thời gian xem ti vi, chơi điện tử,tự học trên 3 giờ/ngày mắc cận thị nhiều hơn số học sinh cận thị xem TV, chơi điện tử, tựhọc dưới 3 giờ/ngày.Bảng 8: Tư thế ngồi học với cận thịTư thếngồi họcCận thị(n=33)%Không cận thị(n=69)%Tổng số(n=102)%Tư thế sai26,3 73,7 100,0Tư thế không sai54,5 45,5 100,0 Tư thế học là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới cận thị học đường, tuy nhiên trong nghiêncứu này chưa rõ mối liên quan (P>0,05). Kết quả cho thấy trong số học sinh có tư thế saimắc cận thị nhiều hơn số học sinh cận thị có tư thế không sai. Bảng 9: Tập luyện TDTT và giúp đỡ gia đình với cận thị học đườngTậpluyệnTDTT,giúp đỡgia đìnhCận thị(n=33)%Không cận thị(n=69)%Tổng số(n=102)%Không 32,0 68,0 100,0có 33,3 76,7 100,0 Thời gian hoạt động thể lực có ảnh hưởng rất lớn tới cận thị học đường, tuy nhiêntrong nghiên cứu này chưa rõ mối liên quan (P>0,05). Kết quả cũng cho thấy trong sốhọc sinh cận thị, số không hoạt động thể lực nhiều hơn số học sinh có hoạt động thể lực.Bảng 10: Trạng thái mệt mỏi của học sinh sau khi đọc, viết, xem TV dùng máy tínhvới cận thị học đường Mệt mỏi Cận thị Khôngcận thịTổng sốCó biểu hiện 25 47 72Không biểuhiện08 22 30 Trạng thái của học sinh sau giờ học là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới cận thị học đường,tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan (P>0,05). Kết quả bảng 10cũng cho thấy trong số học sinh cận thị, số học sinh có biểu hiện mệt mỏi nhiều hơn sốhọc sinh không có biểu hiện mệt mỏi.Kết luận1. Tỷ lệ học sinh mắc cận thị 32,3%. Chủ yếu là cận thị nhẹ (84,8% trong số cận thị).Chỉ có 15,1% cận thị vừa (³- 3,0 Diop).2. Tỷ lệ có hiểu biết đúng về biểu hiện, tác hại và nguyên nhân của cận thị học đườngcòn thấp. Nhóm học sinh thấp nhất chỉ có (58,8%; 29,4% và 40,1%). Nhóm cha mẹ họcsinh (31,7%; 33,3%; và 37,2%). Nhóm giáo viên (95,1%; 51,6% và 50,0%).3. Tỷ lệ học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên quan tâm đến phòng chống cận thị họcđường còn quá thấp. Chỉ có 24,5% học sinh, 34,3% cha mẹ học sinh và 46,7% giáoviên quan tâm đến vấn đề cận thị học đường.4. Thời gian học thêm, chơi điện tử xem ti vi, tư thế học, hoạt động thể lực và trạngthái mệt mỏi của học sinh sau khi học mặc dù chưa thấy liên quan với cận thị họcđường (P>0,05) nhưng kết quả cho thấy có sự khác nhau khá rõ về tỷ lệ giữa nhóm cậnthị và không cận thị và xu hướng cận thị tăng lên ở nhóm có nguy cơ.Kiến nghị và đề xuất giải pháp1. Đối với nhà trường: Tổ chức tập huấn trang bị kiến thức cho giáo viên, cha mẹ họcsinh và học sinh về các bệnh học đường và biện pháp phòng chống các bệnh họcđường. Đưa nội dung phòng chống cận thị vào sinh hoạt ngoại khoá và đưa chỉtiêu giảm tỷ lệ mắc cận thị học sinh vào chỉ tiêu thi đua của lớp học. Trong kỳ họp phụhuynh phải giành thời gian ít nhất là 30 phút để phổ biến tình hình sức khoẻ của học sinhvà bàn biện pháp phòng chống cận thị học đường.2. Đối với cha mẹ học sinh: Cần hiểu rõ nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòngchống cận thị cho học sinh. Thường xuyên kiểm tra thị lực cho trẻ, nếu trẻ nhìn xa khôngrõ thì phải khám mắt cho trẻ tại phòng khám chuyên khoa mắt. Không được tuỳ tiện muakính khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.3. Đối với học sinh: Cần học tập kiến thức về cận thị học đường và các biện phápphòng chống cận thị để các em chủ động phòng chống . Đối với những em đã bị mắc cậnthị cần thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc để điều trị và phòng cận thị nặng hơn.<* Trung tâm Đào tạo, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em** Bệnh viện 19-8, Bộ Công An*** Đại học Y tế công cộnghttp://meyeucon.org/15131/hoc-them-nhieu-de-can-thi/Học thêm nhiều dễ cận thịNgày: 25-12-2010Cận thị đang là tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em, từ lâu có mối liên hệ với quá trìnhhọc tập và ngày càng tăng cao ở các lứa tuổi.Cận thị vì thiếu sángTheo ThS. BS Trần Bá Thanh, Trưởng khoa sức khỏe cộng đồng (Trung tâm Y tế dựphòng, tỉnh Thừa Thiên Huế), thị lực phụ thuộc vào độ chiếu sáng, nếu lớp học thiếu ánhsáng, hoặc độ chiếu sáng không hợp lý sẽ làm học sinh (HS) nhanh mệt mỏi thị lực và dễbị cận thị. Thiếu ánh sáng lâu dài gây suy giảm miễn dịch và chức năng hệ thần kinh, dẫntới cận thị.Qua các nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế, thấy số trường học đạt tiêu chuẩn hoàn toàn về vệsinh môi trường học tập là 40%; 10% phòng đạt tiêu chuẩn ánh sáng, 25% số phòng họcngược chiều ánh sáng. Cường độ ánh sáng phòng học có 82,5% đạt tiêu chuẩn, nhưng chỉcó 70% số phòng đạt độ rọi đồng đều trong phòng.Tất cả các phòng học khảo sát đều lắp đèn điện, nhưng chỉ có 15% có 2 bóng đèn/phòng,15% bố trí đèn sai quy cách, gắn đèn vào tường phòng học. Nhiều lớp học có cửa sổ,nhưng lại bị cây cối hoặc vật cản che khuất. Nhìn chung, chỉ có 1/20 (5%) phòng đạt tiêuchuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.Còn nhiều yếu tố bất lợi khác nữa như tư thế ngồi học sai (cúi gầm, nhìn gần, nằm, quỳhọc, nhìn gần liên tục, đọc sách truyện quá nhiều, dùng máy vi tính, chơi trò chơi điện tửquá mức…) đều ảnh hưởng đến cận thị. Bàn ghế học nếu bàn cao, ghế thấp sẽ làmkhoảng cách giữa mắt và vở quá gần, buộc mắt phải điều tiết nhiều. Nếu bàn thấp, ghếcao HS phải cúi xuống để viết, máu đổ dồn vào hố mắt, đẩy thuỷ tinh thể phồng lên.Việc học vào sáng sớm và chiều tối, hoặc nằm học cũng là những nguyên nhân gây cậnthị. Nếu các thầy cô, cha mẹ ít quan tâm, nhắc nhở, HS sẽ thành thói quen và cận thị làkhó tránh.Học thêm nhiều dễ bị cận thịThs. BS Trần Bá Thanh cho biết thêm, thói quen ít ra ngoài trời dẫn tới nguy cơ cận thịcao gấp 9 lần so với HS hay sinh hoạt ngoài trời. Ngoài thời gian học ở trường, ở nhà, cácem còn học thêm bên ngoài.Thời gian rảnh thường dành xem tivi, chơi máy tính, trò chơi điện tử… mà không vuichơi giải trí, hoạt động thể lực. Điều này gây căng thẳng thần kinh dẫn đến nguy cơ cậnthị. Ở nhóm HS học thêm (khảo sát ở tỉnh Thừa Thiên Huế) tỷ lệ cận thị (4,4%) cao hơnnhóm không đi học thêm (1,4%).Tỉ lệ cận thị tăng theo cấp học, ở cấp THPT cao nhất (11,6%), Tiểu học thấp nhất (5,6%).Tỷ lệ cận thị lứa tuổi 16 là 9,25%; tuổi 17 là 9,54% và 9,91% ở lứa tuổi 18. HS nữ cận thịcao hơn nam (do HS nữ dành cho học và ở trong nhà nhiều hơn HS nam).Những HS không tập thể dục có tỷ lệ cận thị cao hơn so với HS có tập thể dục, chơi thểthao bởi khi hoạt động ngoài trời có không gian rộng lớn, hoạt động cơ bắp nhiều, giảmgánh nặng thị giác, giảm điều tiết mắt nên giảm gia tăng cận thị.Phòng cận thị học đườngTheo Ths. BS Trần Bá Thanh, cận thị học đường ảnh hưởng đến quá trình học tập, sựphát triển trong tương lai. Các sinh hoạt hàng ngày sẽ chậm chạp, dễ gây ra các tai nạn,một số các ngành nghề không chọn người mắt kém. Biến chứng nguy hiểm nhất của cậnthị là bong võng mạc gây ra mù.Để phòng tránh cận thị, việc đầu tiên cần tăng cường ánh sáng tự nhiên trong lớp học,giúp HS giảm mệt mỏi, ức chế. Nếu cần, bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng bóng đèn tóc (4bóng/ phòng loại 150W-200W), đèn treo cách mặt bàn 2,8m, đảm bảo độ chiếu sángđồng đều ở các vị trí, không sấp bóng và chói loá, độ rọi không dưới 100 lux và khôngquá 500 lux. Tránh không cho ánh sáng chiếu vào mắt. Góc học tập ở nhà cũng phải đủánh sáng (tự nhiên và nhân tạo). Bàn ghế phải phù hợp với kích thước của cơ thể HS,giúp trẻ có tư thế ngồi thoải mái, ngồi học được lâu, hạn chế các tật về mắt.Thầy cô, cha mẹ cần khuyến khích HS tham gia thể dục, thể thao ngoài trời, nơi có khônggian rộng lớn để hoạt động cơ gắp, giảm gánh nặng thị giác, giảm điều tiết mắt. Các thầycô giáo chú ý giáo dục uốn nắn học sinh tư thế ngồi học đúng, khi đọc, viết phải giữ đúngkhoảng cách từ mắt đến chữ là 35- 40cm.http://www.phununet.com/Wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=66772. Nguyên nhân gây ra cận thị là gì?Nguyên nhân gây cận thị vẫn chưa được biết rõ, nhưng người ta nhận thấy có hai yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đó là di truyền và môi trường.Học sinh dễ bị cận thị là do nhãn cầu của trẻ còn phát triển về chiều dài, các thói quen tốt về vệ sinh thị giác chưa được hình thành, cụ thể như trẻ chưa tự phân bổ thời gian học và các hoạt động nhìn gần (xem phim, chơi hoặc học với máy vi tính…) với các hoạt động ngoài trời một cách hợp lý.3. Có mấy loại cận thị? Bệnh cận thị và tật cận thị khác nhau như thế nào?Cận thị thường được phân làm hai loại tật cận thị và bệnh cận thị. Nguyên tắc chung về quang học như nhau, nhưng bệnh cận thị là những trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố di truyền, độ cận thường cao, thậm chí rất cao có khi trên 20 đi ốp, mức độ cận tăng nhanh và nhiều ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành. Người bị bệnh cận thị thường có nhiều biến chứng như thoái hóa hắc võng mạc, bong pha lê thể, xuất huyết hoàng điểm, xuất huyết pha lê thể, rách võng mạc, bong võng mạc… Tiên lượng điều trị của những biến chứng này kém, khả năng phục hồi thị lực thấp.Tật cận thị còn gọi là cận thị học đường hay cận thị mắc phải. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi học sinh, đôi khi thanh niên, mức độ cận nhẹ và trung bình từ 6 đi ốp trở xuống, tiến triển chậm, tăng độ ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18-20 tuổi). Tỷ lệ bị biến chứng thấp.4. Người bị cận thị cần làm gì để giảm mỏi mệt ở mắt do điều tiết?Để hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc gần ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 đến 40 cm, không nên quá gần.Ánh sáng trong khi làm việc phải được phân bố đều và có cường độ tốt để không gây lóa mắt. Ngoài đèn chiếu sáng trong phòng nên có thêm một ngọn đèn bàn đặt phía bên tay trái (nếu thuận tay phải và ngược lại). Chữ in phải rõ ràng và giấy không quá bóng để tránh gây mỏi mệt cho mắt.Trong lớp học, trẻ có tật khúc xạ nên được xếp ngồi gần bảng vì có một số trẻ cận thị bị nhược thị, mặc dù đã được đeo kính đúng với độ của trẻ nhưng vẫn chưa đạt được thị lực tối đa, những trẻ này sẽ không nhìn rõ chữ trên bảng dù đã đeo kính. Tất cả học sinh cần được thử thị lực không kính và với kính đang đeo hàng loạt để sắp xếp chỗ ngồi trong lớpcho phù hợp.Không nên làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài. Mỗi giờ nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa.Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc chơi vi tính quá nhiều vì sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác.5. Làm sao biết trẻ bị tật khúc xạ?Tật khúc xạ nói chung hoặc cận thị nói riêng đều gây giảm thị lực, như vậy trước hết cần phải được thử thị lực. Các bác sĩ sẽ có những phương pháp thử nghiệm để xác định và đo chính xác tật khúc xạ. Ở trẻ nhỏ cần lưu ý đưa đi khám khi thấy có những dấu hiệu sau:- Khi xem tivi hay chạy lại gần để nhìn, ở lớp trẻ hay chạy lại gần bảng mới thấy chữ, hoặc phải chép bài của bạn- Kết quả học tập giảm sút, hay chép đề bài sai hoặc viết sai chữ- Hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở xa- Thường hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ- Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt- Hay than mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt- Nhắm một mắt khi đọc sách hoặc khi xem TV- Thường không thích các hoạt động liên quan tới nhìn xa như chơi ném bóng- Đối với trẻ ở lứa tuổi đi học còn có các dấu hiệu như đọc chữ hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc- Trẻ nghi ngờ có lé mắt.6. Điều trị cận thị như thế nào?Phương pháp điều trị cận thị phổ biến và rẻ tiền nhất là đeo kính gọng, sau đó tới đeo kính sát tròng và hiện đại nhất hiện nay là mổ Laser. Đeo kính gọng thông dụng, rẻ tiền và có thể thay đổi gọng kính theo thời trang. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nhìn thấy rõ khi đeo kính, khi không có sự hỗ trợ của kính thì lại thấy mờ như cũ. Người bệnh luôn luôn phải phụ thuộc vào cặp kính mọi lúc, mọi nơi, gây nhiều bất tiện trong các hoạt động thể thao, giải trí… Ngoài ra khi đeo kính gọng, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ, nhấtlà với những người cận nặng.Kính sát tròng giải quyết được những yếu điểm của kính gọng, nhưng người sử dụng kính cần phải giữ gìn vệ sinh tốt khi đeo kính sát tròng, đặc biệt trong môi trường nóng, ẩm, nhiều bụi như ở Việt Nam. Cần đeo vào mỗi sáng và tháo ra mỗi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi đi bơi, tắm biển. Chi phí cho dung dịch ngâm kính, thay kính cao. Người đeo kính sát tròng cần được kiểm tra tình trạng giác mạc mỗi 3 tháng, nếu có bất thường trên giác mạc, hoặc có phản ứng của mắt với kính thì phải ngưng sử dụng và tới khám bác sĩ ngay.Hiện nay cận thị có thể được phẫu thuật để khỏi mang kính tuy nhiên phẫu thuật chỉ được thực hiện cho những người từ 18 tuổi trở lên. Phương pháp phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay nhất là dùng Excimer Laser (LASIK). Với ưu điểm không đau, thời gian phẫu thuật rất ngắn (dưới 10 phút ), phục hồinhanh (bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ), tính chính xác cao (hơn 90% bệnh nhân trở về dưới 0.5 đi ốp), khoảng điều trị rộng (tới -15.0 cận, +6.0 viễn, 6.0 loạn). LASIK là phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất trên thế giới. Cũng như mọi phẫu thuật khác, LASIK dù có tính an toàn rất cao, nhưng vẫn có thể có những biến chứng với tỷ lệ rất thấp (dưới 1%) trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc… hoặc biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng… Tuy nhiên những biến chứng này có thể giảm đến mứctối thiểu với những phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm, những cơ sở có trang thiết bị tốt, hiện đại cùng với sự tuân thủ nghiêm túc những hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ của bệnh nhân.Những phương pháp khác như đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng cho những trường hợp cận nặng, giác mạc mỏng, hoặc có kèm bệnh đục thủy tinh thể.Để có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật tối ưu, bệnh nhân cần được khám kỹ lưỡng. Dựa trên những thông số của bệnh nhân bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp về dự báo kết quả, những nguy cơ rủi ro nếu có của phẫu thuật. Người bệnh sẽ tự quyết địnhcó phẫu thuật hay không sau khi nắm rõ những thông tin về bệnh của mình vì phẫu thuật không phải là phương pháp bắt buộc hoặc duy nhất để điều trị cận thị.Không có gì có thể ngăn ngừa không bị cận thị, nhưng nếu thực hiện tốt những lời khuyên về vệ sinh thị giác sẽ giúp cho mắt đỡ mệt mỏi, quá sức và phần nào làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.Các phương pháp điều trị bệnh cận thịMắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sựvật. Đối với người bị cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc, nên nhìn vật ở xa thì bị mờ, nhìn vật ở gần mới rõ. Có hai yếu tố nguy cơ gây bệnh cận thị là di truyền và môi trường. I/ Nguyên nhân gây bệnh cận thị là gì? Hai nguyên nhân chính gây bệnh cận thị là do bẩm sinh và mắc phải. Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị. Loại này có đặc điểm là độ cận cao, có thể trên 20 đi ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc , khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị. Bệnh cận thị mắc phải thường gặp ở lứa tuổi học sinh, do các em học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý. Đặc điểm là mức độ cận nhẹ hay trung bình dưới 6 đi ốp, bệnh tiến triển chậm, ít tăng độ,độ cận thường ổn định đến tuổi trưởng thành, ít bị biến chứng. II/ Phân loại Theo các sách chuyên sâu về mắt có 2 loại cận thị: 1. Cận thị nhẹ : Dưới 6 diôp: đáy mắt không có tổn thương ở mạch võng mạc. Độ cận tăng dần từ tuổi học đường đến trưởng thành, tuổi thành niên rồi cố định. Đeo kính phân kỳ thì thị lực trở lại bình thường. Nếu cận thị nhẹ diễn biến bình thường nơi người có sức khỏe bình thường, độ cận sẽ không thay đổi cho đến lúc lớn tuổi, lúc đó lão thị sẽ làm giảm số Diôp, khi đọc sách có thể hạ số kính hoặc bỏ kính. 2. Cận thị nặng (Cận thị bệnh): Trên 7 Diôp, dù đeo kính thị lực vẫn không đạt được mức bình thường, mắt trông lớn có vẻ như hơi lồi, đáy mắt có nhiều suy biến nơi mạch mạc và võng mạc. Nhược thị là tình trạng mắt không đưa được những thông tin rõ nét về hình ảnh của sự vật lên não, trung tâm thị giác tại não sẽ lười hoạt động và từ từ dẫn đến giảm khả năng phân tích của não dẫn đến giảm sút thị lực mặc dù không có tổn thương thực thể nào tại mắt. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị. - Do Thủy tinh thể quá phồng hoặc do nhãn cầu dài quá làm cho hình ảnh hiện lên trước võng mô. Bình thường đường kính trước sau của nhãn cầu vào khoảng 20mm, nơi người Cận thị đường kính đó gia tăng làm cho mắt dài quá khổ, hình ảnh thu vào võng mạc bị khuếch tán gây ra mờ, không rõ.- Do không biết điều tiết mắt, bắt mắt làm việc (đọc sách, xem truyền hình…) quá lâu gâymỏi cơ mắt, đọc sách ở nơi không đủ ánh sáng. III/ Điều trị Thị lực có thể phục hồi nếu nhược thị được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Trong trường hợp nhược thị sâu có thể dẫn đến lé, song thị . . . Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng. Ở người lớn khi bị cận thị có thể phát hiện sớm nhưng trẻ em đa số chỉ phát hiện khi các cháu bắt đầu đi học, cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng, lộn chữ hoặc bé học sút kém lúc đó mới đi khám và đeo kính thì hơi muộn. Có nhiều phương pháp điều trị cận thị: 1. Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị đượcchỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ. Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân. Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển. 2. Bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính. 3. Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng excimer laser. Ưu điểm là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao, hơn 90% bệnh nhân trở về dưới 0,5 đi ốp, phục hồi thị lực nhanh, bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ. Tuy nhiên có thể có những biến chứng trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc với tỷ lệ rất thấp dưới 1%, hoặc biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.3. Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ. Phối hợp: - Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ Diôp của mắt. - Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng. - Không bắt mất làm việc quá lâu. - Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu. - Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng. Không nên học tập, làm việc bằng mắt liêntục và kéo dài nhiều giờ. Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lạihoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa sau mỗi giờ học. Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính quá nhiều sẽ gây mỏi mắt. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 - 40 cm. - Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm do thành phần đường quá nhiều sẽ làm giảm lượng sinh tố B1 thậm chí làm sụt hàm lượng Canxi trong cơ thể khiến cho khả năng đàn hồi của mắt kém đi, dẫn đến giảm thị lực. Có thể dùng bài tập sau đây để giảm bớt và phòng ngừa cận thị. - Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 - 5 giây, mở ra 3 - 5 giây. Tập 6 - 8 lần. - Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 - 2 phút. - Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngón tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngón tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần. - Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngón tay, đưa ngón tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhòa thành 2. Lập lại 8 lần. - Ngồi xuống che mi mắt lại, xoa bóp quanh hốc mắt trong 1 phút. - Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 - 30cm duỗi một ngón tay và nhìn nó bằng 2 mắt 3 - 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 - 5 giây rồi đổi sang mắtphải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần. Điều trị bệnh cận thị bằng cách đeo kính thuốc Điều trị cận thị thì lại không phức tạp như nguyên nhân của nó. Vũ khí đơn giản, hữu hiệu và rẻ tiền vẫn là đôi kính thuốc.Điều trị cận thị thì lại không phức tạp như nguyên nhân của nó. Vũ khí đơn giản, hữu hiệu và rẻ tiền vẫn là đôi kính thuốc. Chúng ta có vô số loại gọng kính thuốc để lựa chọn: cầu đơn, cầu kép, cầu treo. Chất liệu có thể là nhựa, kim loại lồng vào nhựa hay kim loại đơn thuần mà hiện nay titan được coi là ưu điểm nhất bởi không bị ôxi hóa, nhẹ, biến dạng đượcNguyên nhân của cận thị do nhiều yếu tố gây ra nhưng công việc do phải nhìn gần, trong một thời gian dài là nguyên nhân số một. Cận thị gặp nhiều ở tầng lớp “lao động trí tuệ”. Ông đã dẫn ra một ví dụ điển hình: tỷ lệ cận thị gặp rất ít ở các học sinh trường làng, gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trung học và cao nhất ở bậc đại học, sinh viên y khoa có hơn 80% bị cận thị. Mới đây người ta nghiên cứu nguyên nhân gây ra cận thị cũng do yếu tố di truyền. Di truyền có ảnh hưởng đến việc phát sinh cận thị theo 3 cơ chế: trội, lặn và đôi khi liên kết với giới tính.Cuộc sống văn minh, làm việc trong cự ly gần là yếu tố phát sinh ra cận thị.Biểu hiện của cận thị ở trẻ: trẻ nhìn xa kém, chép bài vất vả hay phải nhìn bài người bên cạnh, xem tivi có xu hường ngồi gần, hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi quan sát. Phát hiện cận thị tương đối dễ dàng trừ một vài trường hợp khó. Cá nhà chuyên môn thường xếp loại cận thị như sau:- Cận thị sinh lý hay cận thị học đường: cận thị nhỏ hơn 6 đi-ốp.- Cận thị bệnh lý hay cận thị thoái hóa: cận thị >6 đi-ốp, có thoái hóa đáy mẳt.Các bác sĩ chuyên sâu về khúc xạ có thể đưa ra kiểu phân loại thứ 2:- Cận thị giả (do co quắp điều tiết): thường do nhìn gần lâu quá mức, trạng thái thần kinh bị kích động, dùng thuốc co đồng tử. Nhóm này hay gặp tuổi nhi đồng, cận thị nhẹ, thị lực không ổn định. Điều trị bằng thuốc, nghỉ ngơi, tập luyện.- Cận thị thực thụ thì không như trên và tất nhiên phải đeo kính thuốc để có được thị lực hữu dụng.Điều trị bệnh cận thị bằng cách đeo kính thuốcĐiều trị cận thị thì lại không phức tạp như nguyên nhân của nó. Vũ khí đơn giản, hữu hiệu và rẻ tiền vẫn là đôi gọng kính thuốc kinh điển. Gọng kính thuốc thời nay đã nhẹ nhàng, trang nhã và tốt hơn xưa rất nhiều. Chúng ta có vô số loại gọng kính thuốc để lựa chọn: cầu đơn, cầu kép, cầu treo. Chất liệu có thể là nhựa, kim loại lồng vào nhựa hay kim loại đơn thuần mà hiện nay titan được coi là ưu điểm nhất bởi không bị ôxi hóa, nhẹ, biến dạng được. Mắt kính thuốc rất sẵn và rẻ tiền với chất liệu thủy tinh, plastic, tốt hơn hết là thủy tinh hữu cơ bởi trọng lượng nhẹ, phản quang ít, không bám nước.Phải thừa nhận là đeo gọng kính thuốc lâu năm làm biến dạng nhẹ, gây đau cho gốc mũi và vành tai. Trời mưa hay hơi nước bám vào kính thuố cũng gây phiền toái nhất định cho người đeo, lóa mắt khi có nguồn sáng ngược chiều, trường nhìn bị hạn chế là nhược điểmcủa kính thuốc gọng mà ai cũng phải công nhận. Kính thuốc tiếp xúc có thể giải quyết tất cả những chuyện vừa nêu nhưng với hai điều kiện:- Bản thân người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về sử dụng kính thuốc.- Bạn phải hợp với kính thuốc: không bị kích thích khi đeo kính thuốc, không có chống chỉ định với KTX (kính tiếp xúc)Có rất nhiều bậc phụ huynh hỏi: có nên mổ laser cho con cái họ? Bạn nên tính đến việc này khi: con bạn không thể và không muốn đeo kính gọng hay KTX, con bạn đã ngoài 18tuổi, con bạn không tăng số trong khoảng 1 năm gần đây, không mắc một số bệnh mắt hay bệnh toàn thân thuộc nhóm chống chỉ định (khô mắt, viêm gan, AIDS ). Thực phẩmchức năng, các yếu tố vi lượng như vitamin A-C-E, chorondin, selen và kẽm vẫn còn cần những nghiên cứu lâu dài hơn, qui mô hơn để chứng minh được tác dụng thực sự của nó trong việc điều trị cận thị nhưng những bằng chứng khoa học cho tới nay cũng đủ để tất cả các bác sĩ mắt đồng thuận khuyên bệnh nhân cận thị nên dùng để chống các thoái hóa do tuổi già, chống tăng số cận thị và những thoái hóa tại hắc võng mạc có thể gặp do cận thị.(ST)