Tìm hiểu về trường Đại học Công nghệ thông tin

Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (UIT) là trường đại học công lập đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông được thành lập theo quyết định số 134/2006/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trung tâm Phát triển Công nghệ Thông tin với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, góp phần tích cực vào sự phát triển của Việt Nam.

Tìm hiểu về trường Đại học Công nghệ thông tin

Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao

Chỉ vỏn vẹn 14 năm hình thành và phát triển, UIT luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh lựa chọn theo học. Tính đến nay, UIT đã đào tạo hơn 12.000 sinh viên theo học với tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 100%, hơn 90% làm đúng chuyên ngành. Chất lượng dạy và học luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu với tôn chỉ giáo dục lấy người học làm trung tâm. UIT tự hào những gì đạt được và ngày càng phát triển không ngừng để luôn theo kịp tiến bộ của CNTT thế giới. Sinh viên ra trường được doanh nghiệp đánh giá cao không chỉ bởi chuyên môn mà còn ở thái độ, tinh thần chủ động, sẵn sàng dấn thân đúng với triết lý giáo dục của Trường: "Toàn diện - Sáng tạo - Phụng sự".

Hợp tác quốc tế - chiến lược phát triển quan trọng

Hợp tác quốc tế luôn được coi là một trong các chiến lược phát triển quan trọng của UIT. Trường không ngừng thúc đẩy, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các trường đại học, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế ở nhiều nước trên thế giới như Hội hữu nghị Việt - Nhật, Mạng lưới các trường đại học Anh Quốc... nhằm tăng cường tìm hiểu và xây dựng các mối quan hệ hợp tác với đối tác mới, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người học vượt ngoài khuôn khổ Việt Nam.

Nhiều biên bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong đào tạo và nghiên cứu được ký kết và triển khai hiệu quả giữa UIT và các trường đại học danh tiếng từ Mỹ, Anh, Nhật Bản, Úc..v.v.. để xây dựng các chương trình liên kết đào tạo bên cạnh chương trình tiên tiến ngành Hệ thống thông tin liên kết với đại học Oklahoma State University đã có từ nhiều năm nay. Từ đó đem lại nhiều cơ hội cho giảng viên và sinh viên Nhà trường mở rộng kiến thức, kinh nghiệm trong môi trường học tập và nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Định hướng quan hệ quốc tế của Trường Đại học Công nghệ Thông tin trong giai đoạn 2020-2025 là mở rộng quan hệ với các Trường đại học của Hoa Kỳ. Bằng việc hợp tác với những nước có nền CNTT phát triển, ngành IT ở Việt Nam sẽ còn tiến rất xa và cơ hội việc làm ngày càng rộng mở cho người học không chỉ ở trong nước mà còn ra thế giới.

Điểm sáng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Bên cạnh việc chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao cùng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của các trường đại học. Với mong muốn tạo ra một môi trường học tập thú vị, mang đến niềm hứng khởi sáng tạo trong sinh viên, UIT đã tạo dựng một cơ ngơi bề thế với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và vượt trội dưới sự tài trợ của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước như Phòng Nghiên cứu & Phát triển Rosen (Đức), Phòng Nghiên cứu & Phát triển CityNow (Nhật Bản), Phòng Nghiên cứu xe tự hành Fsoft - UIT (Việt Nam) tạo cơ hội cho sinh viên Trường có nơi thực tập và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, giúp người học phát triển toàn diện và tăng cơ hội cạnh tranh so với những ứng viên khác sau khi tốt nghiệp.

Bề dày thành tích - dẫn đầu tại các cuộc thi

Con số 14 năm hình thành và phát triển đối với một trường đại học không phải là dài, nhưng đối với UIT, đó là khoảng thời gian nỗ lực không ngừng của tập thể thầy và trò. Vượt qua những khó khăn của giai đoạn đầu thành lập, đến nay UIT đã có thể tự tin khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông với bề dày những thành tích mà sinh viên UIT đã đạt được trong nước và quốc tế: sinh viên đạt 07 giải thưởng kỳ thi Olympic Toán toàn quốc, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka, 2 giải nhất và 1 giải nhì của 2 cuộc thi về hacking: cuộc thi "VIETTEL MATES CTF" do Trung tâm An ninh mạng Viettel tổ chức và cuộc thi An ninh mạng WhiteHat Challenge 01 do BKAV tổ chức, Sinh viên Huỳnh Văn Tín năm 4 ngành Công nghệ Thông tin xuất sắc có bài báo khoa học tại Hội nghị Quốc tế RIVF 2020,...

Môi trường học tập lý tưởng - lấy người học làm trung tâm

Với triết lý giáo dục hướng tới "khả năng học tập suốt đời" - chính là nền tảng để giúp sinh viên "nâng cấp" bản thân trở thành phiên bản tốt nhất mỗi ngày.

Ở UIT, việc học tập không bó khuôn trong các lớp học mà sinh viên học rất nhiều từ các cơ hội trải nghiệm qua các dự án thực tế, cơ hội tìm hiểu và đào sâu vào các lĩnh vực mà họ quan tâm. Những trải nghiệm này có vai trò định hướng cho sinh viên nắm bắt được các nhu cầu trong lĩnh vực nghề nghiệp mà họ dự định theo đuổi, cung cấp cho người học một không gian để ứng dụng những tri thức và kỹ năng đã học được vào đời sống thực tế, phát huy tính sáng tạo, chủ động, xây dựng tinh thần tự học và luôn học hỏi của người học để đáp ứng nhu cầu thay đổi ngày càng nhanh của xã hội.

Trải qua 14 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM đã vinh dự nhận Huân chương lao động hạng 3. Đây là một sự ghi nhận đáng tự hào để UIT tiếp tục phấn đấu trong sự nghiệp trồng người, đào tạo ra những thế hệ sinh viên có tâm, có tài, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước Việt Nam trong tương lai.

UIT xứng đáng là điểm đến - sự lựa chọn hàng đầu của những ai yêu thích công nghệ thông tin và truyền thông.

Liên hệ:

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Công nghệ Thông tin: https://tuyensinh.uit.edu.vn

Tổ tư vấn tuyển sinh - Trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG.HCM:

Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 090.883.1246 - 0971.203.246

Điện thoại: (028) 3725 2002 (số nội bộ: 234)

Email: .

Website: https://tuyensinh.uit.edu.vn

T.D.V

Xin chào các bạn! Đây là bài viết về ngành Công nghệ thông tin – thuộc chuỗi bài viết của TrangEdu về các nhóm ngành đăng ký xét tuyển đại học.

Thực ra, đây là bài viết đầu tiên của mình trong chuỗi bài về các ngành học. Mình lựa chọn viết về ngành này đầu tiên bởi lẽ đây cũng là ngành học mình lựa chọn để bước vào cánh cổng đại học, dù đến giờ mình vẫn chưa thể khẳng định lựa chọn này là đúng hay sai, nhưng chắc chắn là mình sẽ không bao giờ hối hận về lựa chọn này.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng từng nghe tới thuật ngữ IT, dân IT… Và nếu chịu khó tìm hiểu, các bạn sẽ biết được IT là viết tắt tiếng Anh của Information Technology, tiếng Việt là Công nghệ thông tin.

Ngành Công nghệ thông tin là ngành học về việc sử dụng bất kỳ máy tính, thiết bị lưu trữ, mạng và các thiết bị vật lý khác, cơ sở hạ tầng và quy trình để tạo, xử lý, lưu trữ, bảo mật và trao đổi các dạng dữ liệu điện tử.

Tìm hiểu về trường Đại học Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một trong những ngành công nghệ phổ biến nhất hiện nay

Nhìn chung thì nếu lựa chọn ngành học này, bạn sẽ được trải qua một năm học cơ bản đầu tiên tương tự với các ngành về công nghệ, kỹ thuật khác với các môn cũng hết sức cơ bản như: Toán cao cấp, Giải thích, Hình họa, Vật lý đại cương… Và tới năm 2 hầu hết các bạn sẽ được phân chuyên ngành.

Ngành Công nghệ thông tin có mã ngành là 7480201.

Các chuyên ngành công nghệ thông tin bao gồm:

  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
  • Big Data & Machine Learning
  • Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia
  • Quản trị và an ninh mạng máy tính
  • Đồ họa đa phương tiện
  • Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu
  • Phát triển ứng dụng IoT
  • An toàn thông tin
  • Mạng máy tính
  • Công nghệ phần mềm
  • Hệ thống thông tin
  • Hệ thống nhúng và Robot
  • Công nghệ di động

Chương trình học ngành Công nghệ thông tin sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, lập trình hướng đối tượng, lập trình trên windows, an toàn thông tin, lập trình web, công nghệ phần mềm, kiến trúc máy tính và hợp ngữ, hệ điều hành, mạng máy tính căn bản, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, xử lý ảnh số, hệ thống nhúng, thương mại điện tử, điện toán đám mây và các môn học chuyên sâu khác…

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin

Hiện nay, Công nghệ thông tin là một trong những ngành công nghệ phổ biến nhất, hầu như trường kỹ thuật nào cũng sẽ đào tạo. Việc lựa chọn trường học ngành này phụ thuộc vào một số yếu  tố như nơi bạn ở, nơi bạn có thể ở, trình độ học, khả năng tài chính…

Nhìn chung, nếu bạn là người không cần quan tâm đến những vấn đề trên thì nên đăng ký vào các trường cao cao một chút.

Tìm hiểu về trường Đại học Công nghệ thông tin
Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường đào tạo CNTT hàng đầu Việt Nam hiện nay

Ngoài các trường công lập hàng đầu, nếu các bạn có khả năng tài chính một chút thì mình khuyên nên đăng ký học một số trường quốc tế, dân lập, tư thục. Với mức học phí khá chát nhưng đổi lại sẽ có một số ưu điểm về chất lượng giảng  dạy, cơ sở vật chất…

Một số trường như: Đại học RMIT (không khuyến khích lắm vì chỉ dành cho các bạn nhà giàu tới rất giàu), ĐH Văn Lang, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH FPT, ĐH Công nghệ Sài Gòn, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Quốc tế Sài Gòn, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Quốc tế Hồng Bàng… rất rất nhiều.

Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 14.0 và cao nhất là 28.43 (thang điểm 30).

Ngành IT thi khối nào?

Muốn học ngành Công nghệ thông tin thì xét tuyển theo khối nào?

Các bạn nếu lựa chọn thi ngành Công nghệ thông tin có thể lựa chọn một số tổ hợp khối xét tuyển sau.

Các khối xét tuyển ngành Công nghệ thông tin bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
  • Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • Khối K01 (Toán, Anh, Tin học)

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin sẽ được học những gì?

Về cơ bản, các bạn cũng sẽ học những môn nền tảng, gọi chung là kiến thức đại cương. Bên cạnh đó là những kiến thức chuyên ngành đặc trưng về cấu trúc dữ liệu, kiến trúc máy tính, lập trình…

Để hiểu rõ hơn ngành Công nghệ thôn tin sẽ học những gì, hãy cùng TrangEdu tham khảo chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhé:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Học phần bắt buộc:
Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
Pháp luật đại cương
Toán 1
Toán 2
Đại số và cấu trúc đại số
Xác suất thống kê ứng dụng
Vật lý 1
Thí nghiệm vật lý 1
Điện tử căn bản
Thực tập điện tử căn bản
Nhập Môn Ngành Công nghệ thông tin
Nhập Môn Lập Trình
Kỹ thuật lập trình
Giáo dục thể chất 1
Giáo dục thể chất 2
Giáo dục thể chất 3
Giáo dục quốc phòng (165 tiết)
Học phần tự chọn, bao gồm:
Kinh tế học đại cương
Nhập môn quản trị chất lượng
Nhập môn Quản trị học
Nhập môn Logic học
Cơ sở văn hoá Việt Nam
Nhập môn Xã hội học
Tâm lý học kỹ sư
Tư duy hệ thống
Kỹ năng học tập đại học
Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
Phương pháp nghiên cứu khoa học
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A. Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành
Học phần bắt buộc:
Toán rời rạc và lý thuyết đồ thị
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Lập trình hướng đối tượng
Lập trình trên Windows
An toàn thông tin
Lập trình Web
Công nghệ phần mềm
Kiến trúc máy tính và hợp ngữ
Hệ điều hành
Mạng máy tính căn bản
Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Trí tuệ nhân tạo
Học phần tự chọn:
Xử lý ảnh số
Ngôn ngữ Lập trình tiên tiến
Hệ thống nhúng
Lý thuyết thông tin
Quản lý dự án CNTT
Thương mại điện tử
Điện toán đám mây
Học máy
B. Kiến thức chuyên ngành (18 tín chỉ) (cho học phần lý thuyết và thực hành) với chương trình riêng cho từng chuyên ngành như sau:
B1/ Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
Bảo mật web
Thiết kế phần mềm hướng đối tượng
Lập trình di động
Kiểm thử phần mềm
Các công nghệ phần mềm mới
Tiểu luận chuyên ngành Công nghệ phần mềm
B2/ Chuyên ngành Mạng và An ninh mạng
Mật mã học
Mạng máy tính nâng cao
Tấn công mạng
Thiết kế mạng
An ninh mạng
Tiểu luận chuyên ngành Mạng và an ninh mạng 
B3/ Chuyên ngành Hệ thống thông tin
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
Khai phá dữ liệu
Cơ sở dữ liệu Nâng cao
Phân tích dữ liệu lớn (Big data analysis)
Bảo mật Cơ sở dữ liệu
Tiểu luận chuyên ngành Hệ thống thông tin
Học phần tự chọn:
Công cụ và môi trường phát triển Phần mềm + Search Engine
Quản lý dự án phần mềm
Nhập môn dữ liệu lớn (Big data essential)
Lập trình di động nâng cao
Pháp lý kỹ thuật số
Hệ thống giám sát an toàn mạng
An toàn mạng không dây và di động
Kho dữ liệu
Truy tìm thông tin
Quản trị trên môi trường cloud
Tương tác người máy
Thiết kế phần mềm giáo dục
III. TỐT NGHIỆP – Sinh viên lựa chọn 1 trong 2 hình thức:
Khóa luận tốt nghiệp
Hoặc
Học các môn tốt nghiệp:+ Chuyên đề tốt nghiệp 1
Chuyên đề tốt nghiệp 2
Chuyên đề tốt nghiệp 3

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết câu trả lời phải không? Rốt cục thì chúng ta đi học cũng là vì muốn sau này có một công việc tốt cùng mức lương mơ ước.

Với từng chuyên ngành sẽ có những công việc sau này cho các bạn lựa chọn. Nói chung sau này ra trường các bạn có thể choáng ngợp vì độ phong phú của công việc thuộc ngành Công nghệ thông tin đấy.

Và công việc phổ biến mà hầu hết các bạn có lẽ sẽ nghĩ tới đầu tiên khi nói tới ngành Công nghệ thông tin chắc hẳn là Coder phải không nào?

Tìm hiểu về trường Đại học Công nghệ thông tin
Coder – Nghề nghiệp được nhiều thanh niên IT Việt Nam lựa chọn nhất hiện nay

Dưới đây là một số ngành nghề IT đang hot tại Việt Nam:

  • Lập trình viên: Chịu trách nhiệm viết mã dựa trên các hướng dẫn và chỉ dẫn từ kỹ sư phần mềm thông qua các ngôn ngữ lập trình. Người thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình sẽ có lợi thế hơn trong công việc sau này.
  • Phát triển website: Là những người như mình, xây dựng và phát triển website mới hoặc cũ. Đảm bảo hệ thống website cùng các tính năng có thể chạy mượt mà và trơn tru.
  • Quản trị viên an ninh: Giám sát các kết nối mạng, đảm bảo sự an toàn của hệ thống mạng trước sự tấn công từ bên ngoài.
  • Phát triển ứng dụng di động: Nghề này có liên quan tới lập trình viên, thay vì tạo ra các phần mềm chạy trên máy tính thì nghề này đòi hỏi lập trình viên phải viết code tạo ra các app chạy trên mobile.

Mức lương ngành Công nghệ thông tin

Mức lương bình quân ngành Công nghệ thông tin từ 30 – 50 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí công việc, năng lực và một số yếu tố khác, mức lương ngành công nghệ thông tin sẽ có sự thay đổi. Cụ thể như sau:

  • Mức lương khởi điểm với sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc hoặc với vị trí thực tập sinh: Từ 4 – 6 triệu đồng/tháng
  • Mức lương với nhân viên IT trung bình từ 10 – 25 triệu đồng/tháng
  • Nhiều vị trí công việc trong ngành Công nghệ thông tin có mức thu nhập lên tới một trăm cho tới hàng trăm triệu mỗi tháng.

Chúng ta hoàn toàn có thể thấy được sức nóng của ngành nghề này.

Trên đây là một số thông tin quan trọng mà bạn nên biết về ngành Công nghệ thông tin (IT). Nếu như bạn còn điều gì chưa hiểu vui lòng để lại bình luận hoặc gửi tin nhắn tới fanpage Diễn đàn Giáo dục Việt Mam để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Top 7 công việc ngành Công nghệ thông tin hot nhất năm 2022