Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù vị

Giáo dục quốc phòng (cách nói tắt của “Giáo dục quốc phòng và an ninh”): Là một môn học trang bị các kiến thức tổng hợp về vấn đề quốc phòng – an ninh, về các kỹ thuật quân sự để người học ý thức, được những trách nhiệm của người lao động, người chiến sĩ đối với Tổ quốc.

Giáo dục quốc phòng là bộ môn trực thuộc các trường THPT, Đại học, Cao đẳng,.. , được giảng dạy theo chương trình được quy định, là môn học đặc thù và bắt buộc tại hầu hết các cơ sở giáo dục.

Như vậy, giáo dục quốc phòng – an ninh được xác định là một trong những nội dung của nền giáo dục quốc gia, nhờ những nội dung đó mà nhà nước có thể xây dựng được những nội dung cơ bản cho nền quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vấn đề đào tạo con người xã hội chủ nghĩa.

1.2. Vai trò, tầm quan trọng của Gíao dục quốc phòng

Sau khi hiểu được giáo dục quốc phòng là gì, ta cần nắm rõ tầm quan trọng của giáo dục quốc phòng đối với đời sống:

- Môn học giáo dục quốc phòng – an ninh  là một môn học có vai trò cao trong việc khơi dậy lòng yêu nước của thế hệ trẻ, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khiến nhân dân có một niềm tin vững chắc vào Đảng và Nhà nước.

- Gíao dục quốc phòng giúp tăng cường sự đoàn kết trong nhà trường và giữa sinh viên, giữa những mối quan hệ khác

- Gíao dục quốc phòng là một trong những nhiệm vụ góp phần đẩy mạnh việc thực hiện giáo dục toàn diện cho người dân, tạo điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước có một ý chí, đạo đức trong sáng, kiên cường.

- Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tu dưỡng phẩm chất, tác phong nghiêm túc trong học tập.

- Qua các giờ học lý luận, học sinh sinh viên có thể nhận thức được quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân.

- Có những nhận thức đúng đắn về âm mưu và các thủ đoạn chống phá của thế lực thù địch.

- Những giờ học thực hành sẽ trang bị cho học sinh sinh viên kỹ năng về đội ngũ đội hình, chiến thật sử dụng các loại vũ khí (như súng, lựu đạn,..), các kỹ thuật cơ bản để phân biệt, phòng tránh khi có kẻ thù sử dụng vũ khí để tấn công

- Hướng các em học sinh sinh viên làm việc với nguyên tắc kỷ cương, hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân.

Tóm lại , việc giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng an ninh là một hoạt động rất đúng đắn và có ý nghĩa, đáp ứng hai yêu cầu chính: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa

Tin tuyển dụng ngành giáo dục mới nhất

2. Nguyên tắc giảng dạy môn Gíao dục quốc phòng - an ninh

Nguyên tắc của giáo dục quốc phòng là gì ? Việc giảng dạy môn học này có yêu cầu gì không. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhé!

Việc giảng dạy giáo dục môn học này cần tuân theo những nguyên tắc sau

Nguyên tắc 1: Môn học phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và sự quản lý thống nhất của Nhà Nước.

Nguyên tắc 2: Gíao dục quốc phòng – an ninh là trách nghiệm không chỉ của tất cả hệ thống chính trị mà còn của toàn bộ người dân, trong đó thì Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Nguyên tắc 3: Việc giảng dạy môn học này phải kết hợp giữa hoạt động giáo dục quốc phòng và hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị cùng giáo dục pháp luật. Nhờ đó xây dựng một cách toàn diện cơ sở vững mạnh.

Nguyên tắc 4: Gíao dục phải toàn diện, có trọng điểm, trọng tâm kết hợp với các hình thức phù hợp và sự tổng hoà giữa lý luận là thực tế, giữa lý thuyết và thực hành.

Nguyên tắc 5: Các chương trình giảng dạy, nội dung của môn học giáo dục quốc phòng an ninh phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể và đáp ứng tình hình một cách kịp thời và thực tế

Nguyên tắc 6: Phải đảm bảo bí mật nhà nước và các yêu cầu về tính toán kế hoạch, phát triển, hiện đại, kế thừa, dễ hiểu, hiệu quả, thiết thực.

Các trung tâm được pháp giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng – an ninh là các cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức giáo dục quốc phòng, an ninh, các kỹ năng quân sự cho đối tượng bao gồm: Các tổ chức, cơ quan, công dân Việt Nam hoặc đến từ nước ngoài nhưng hoạt động trên lãnh thổ việt Nam theo đúng pháp luật và quy định.

Cụ thể các trung tâm giáo dục quốc phòng anh ninh bao gồm những tâm tâm sau:

- Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh thuộc các trường quân đội

- Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh thuộc các cơ sở giáo dục đại học

Đồng thời, luật cũng quy định môn học giáo dục quốc phòng an ninh được giảng dạy trong nội dung các môn học chương trình của:

- Trường tiểu học, trung học cơ sở.

- Trường trung học phổ thông, trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp.

- Trường cao đẳng nghề, các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học.

- Trường của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội.

Việc làm công chức - viên chức

Nhìn chung, công tác quốc phòng an ninh cho sinh viên đã được các trường đại học, cao đằng và các cơ quan thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên do tính đặc thù của môn học nên công tác giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên còn gặp một số khó khăn bất cập như: Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình chưa phù hợp với lịch học, vấn đề bãi tập,..). Vậy giải pháp cho giáo dục quốc phòng là gì? Để khắc phục những điều ấy cần giải quyết theo những hướng sau:

- Chú trọng xây dựng chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên: Đây là vấn đề tác động và chi phối trực tiếp tới kết quả của môn học. Do số lượng sinh viên đông, nên nhu cầu về số lượng giảng viên rất lớn trong khi đó công tác đào tạo giảng viên giáo dục quốc phòng an ninh lại chưa hề được chú trọng. Có thể thấy một tình trạng phổ biến hiện nay là số lượng giảng viên hầu như đều là những sĩ quan quân đội biệt phái. Tuy họ có kinh nghiệm dày dặn và nhiều kiến thức song trình độ giảng dạy không thể bằng các giảng viên đại học. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục cần thực hiện các chính sách, xác định các biên chế tổng thể, đồng thời phải lựa chọn và bố trí giảng viên đi đào tạo văn bằng 2 về giáo dục quốc phòng.

- Nghiên cứu, bổ sung chương trình đảm bảo sự hấp dẫn về chất lượng cho người học: Chương trình giáo dục quốc phòng hiện nay đang phù hợp với mục tiêu song có khá nhiều sinh viên có ý kiến rằng môn học khô khan, khó nhớ, khó hiểu (nhất là các môn học mang tính đường lối, quan điểm). Vì vậy khung chương trình cần thay đổi để phù hợp, bám sát chuyên ngành, cập nhật các tin tức tình hình thời sự trong nước và các vấn đề chính trị để đảm bảo người học có hứng thú.

- Đổi mới phương pháp dạy học: Các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, giảng giải, phân tích cần được thay thế vận dụng những công nghệ phương tiện hiện đại trong quá trình dạy học. Phương pháp này cũng hạn chế thói quen truyền thụ 1 chiều trong giảng dạy, tăng cường gợi ý, trao đổi, tổ chức thảo luận kết hợp với việc phát huy tinh thần tự học và tăng cường huấn luyện thực hành.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã nhận thức được giáo dục quốc phòng là gì. Môn học tuy không khó nhưng sẽ đòi hỏi các bạn học sinh, sinh viên cần phải có ý thức và tính kỷ luật trong quá trình học tập. Mong rằng Timviec365 đã trang bị cho bạn những kiến thức thực sự cần thiết trước khi bước vào trải nghiệm môn học này nhé!

Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù vị

- Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo.

Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết.

1. Nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng

Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dụng lực lượng vũ trang nhân dân, an ninh nhân dân; về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kì.

Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận để Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, hải đảo mà còn phải bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền văn hoá của dân tộc. Các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành chiến tranh nhân dân đều có tính kế thừa và phát triển những truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc “cả nước một lòng chung sức đánh giặc”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ chống lớn”. Đó cũng chính là đặc trưng nghệ thuật quân sự Việt Nam đã chiến thắng các kẻ thù hung hãn nhất. Nghiên cứu đường lối quân sự của Đảng góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lí tưởng cho sinh viên.

2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh


Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia; đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Nhà nước quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị cơ sở. Do vậy, nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh thực chất là nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia công tác quốc phòng, luyện tập quấn sự, giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phòng, chống có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, kể cả việc phòng, chống chiến tranh vũ khí công nghệ cao trong tương lai. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh để xây dựng lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.

3. Nghiên cứu về quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết

Nghiên cứu các kiến thức, kĩ năng chiến thuật, kĩ thuật quân sự cần thiết như: những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy chiến thuật và chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41; tính năng, kĩ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lí; một số vấn đề về điều lệnh đội ngũ và chiến thuật chiến đấu bộ binh.

Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng... hiểu rõ bản chất các nội dung kĩ thuật, chiến thuật bộ binh; về khả năng sát thương, với các phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực hành các bài tập sát với thực tế, thành thạo các thao tác kĩ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có thể ứng dụng các kĩ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo quy định của pháp luật.

Việc nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đòi hỏi phải nắm vững cơ sở phương pháp luận, các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng, phạm vi và tính chất đa dạng của nội dung môn học này.

1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu giáo dục quốc phòng - an ninh là học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó những quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân... là nền tảng thế giới quan, nhận thức luận của sự nghiên cứu, vận dụng đường lối quân sự của Đảng và những vấn đề cơ bản khác của giáo dục quốc phòng - an ninh. Việc xác định học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển giáo dục quốc phòng - an ninh phải nắm vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học sau đây: - Quan điểm hệ thống: Đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của giáo dục quốc phòng - an ninh một cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển giữa các bộ phận, các vấn đề của môn học, giữa môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh và môn học khác. - Quan điểm lịch sử, logic: Trong nghiên cứu giáo dục quốc phòng - an ninh đòi hỏi phải nhìn thấy sự phát triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không gian với những điều kiện lịch sử, cụ thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng những quy luật, nguyên tắc của hoạt động quốc phòng, an ninh trong sự phát triển của đất nước. - Quan điểm thực tiễn: Chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu giáo dục quốc phòng - an ninh là phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và công an nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

2. Các phương pháp nghiên cứu

Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự, phạm vi nghiên cứu của giáo dục quốc phòng - an ninh rất rộng, nội dung nghiên cứu đa dạng, được cấu trúc theo hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp luôn có sự kế thừa và phát triển. Vì vậy giáo dục quốc phòng - an ninh được tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách thức, phù hợp với tính chất của từng nội dung và vấn đề nghiên cứu cụ thể. Trong nghiên cứu xây dựng, phát triển nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh với tư cách là một bộ môn khoa học cần chú ý sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Trước hết cần chú ý sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, mô hình hoá, giả thuyết... nhằm thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về quốc phòng, an ninh để rút ra các kết luận khoa học cần thiết, không ngừng bổ sung, phát triển làm phong phú nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh. Cùng với các phương pháp nghiên cứu lí thuyết, cần nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, nghiên cứu các sản phẩm quốc phòng, an ninh, tổng kết kinh nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm, diễn tập ... nhằm tác động trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn, từ đó khái quát bản chất, quy luật của các hoạt động quốc phòng, an ninh; bổ sung làm phong phú nội dung cũng như kiểm định tính xác thực, tính đúng đắn của các kiến thức giáo dục quốc phòng - an ninh. Trong nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng quốc phòng, an ninh cần sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học lí thuyết và thực hành nhằm bảo đảm cho người học vừa có nhận thức sâu sắc về đường lối, nghệ thuật quân sự, nắm chắc lí thuyết kĩ thuật và chiến thuật, vừa rèn luyện phát triển được các kĩ năng công tác quốc phòng, thuần thục các thao tác, hành động quân sự.

Đổi mới phương pháp dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh theo hướng tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp với sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại. Trong quá trình học tập, nghiên cứu các vấn đề, các nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh cần chú ý sử dụng các phương pháp tạo tình huống, nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng tạo; tăng cường thực hành, thực tập sát với thực tế chiến đấu, công tác quốc phòng; tăng cường tham quan thực tế, viết thu hoạch, tiểu luận; tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật, thiết bị quân sự hiện đại phục vụ các nội dung học tập; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.

1. Đặc điểm môn học
Là môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp sinh viên thực hiện mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Kế tục và phát huy những kết quả thực hiện Chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông (1961), Giáo dục quốc phòng (1991), trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và phù hợp với quy chế giáo dục - đào tạo trình độ đại học, năm 2000 chương trình tiếp tục được sửa đổi, bổ sung; đến năm 2007 triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh, môn học Giáo dục quốc phòng được lồng ghép nội dung an ninh thành môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh. Như vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đều có những đổi mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và công tác quốc phòng, an ninh trong từng thời kì, gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của giáo dục - đào tạo với quốc phòng - an ninh.

Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung; chương trình, giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, công tác quản lí Nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học tập có chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh là góp phần đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lí, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọi cương vị công tác.

2. Chương trình

Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, ban hành theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12-9-2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình được xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ của các cấp học, bảo đảm liên thông, logic; thống nhất Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ cao đẳng, đại học trong một chương trình, với khối lượng kiến thức 8 tín chỉ. Mỗi học phần là những khối kiến thức tương đối độc lập, tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Kết cấu chương trình gồm ba phần chính:

Phần 1: Quy định chung

Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo chính quy; nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chương trình bao gồm 3 học phần, thời lượng 8 tín chỉ.

Phần 2: Nội dung chương trình

Học phần 1: Đường lối quân sự của Đảng, 3 tín chỉ; Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh, 2 tín chỉ; Học phần 3: Quân sự chung và chiến thuật, kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC), 3 tín chi;

Phần 3: Hướng dan thực hiện chương trình

Căn cứ vào quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện hành, các trường xây dựng chương trình chi tiết môn học phù hợp với quy trình, tiến trình đào tạo và hình thức tổ chức đào tạo theo học chế, tín chỉ hay niên chế, học phần. Thời gian quy định trong chương trình không bao gồm thời gian kiểm tra, thi và tham quan. Các trường bố trí thời gian kiểm tra, thi, tham quan ngoài thời gian quy định trong chương trình, theo quy chế đào tạo hiện hành.

3. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Các cơ sở giáo dục phải bảo đảm đủ thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định. Khi học thực hành các kĩ năng quân sự phải có sân tập, bãi tập, thao trường. Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên.

4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập

Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy chế giáo dục đào tạo hiện hành. Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần theo quy định; mỗi lần kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt nghe giảng lí thuyết trên lớp và thực hành tại thao trường sẽ được dự thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học phần quy định trong chương trình. Đối với hình thức đào tạo theo niên chế: - Điểm tổng hợp đánh giá học phần tính theo thang điểm 10, bao gồm điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ và điểm thi kết thúc học phần. Trong đó, điểm thi kết thúc học phần phải có trọng số không dưới 50% của điểm học phần. Điểm học phần phải đạt từ 5 trở lên và làm tròn đến một chữ số thập phân. - Kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh là điểm trung bình cộng của điểm các học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân. Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ: - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần sau khi nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân. - Kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh là điểm trung bình chung tổng các điểm học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân; không tính kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh theo điểm chữ.

Sinh viên được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh khi điểm trung bình chung môn học đạt từ 5 điểm trỏ lên và tại thời điểm cấp chứng chỉ, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh là một trong những điều kiện dể xét tốt nghiệp cao đẳng, đại học.