Giáo hội Công giáo Việt Nam có bao nhiêu giáo dân?

Giáo Hội Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo, dưới sự lãnh đạo tinh thần của các giám mục tại Việt Nam, hiệp thông với giáo hoàng. Với tỉ lệ khoảng 7%, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ người Công giáo trong tổng dân số xếp thứ năm ở châu Á (sau Đông Timor, Philippines, Liban và Hàn Quốc). Về số lượng người Công giáo, Việt Nam cũng đứng thứ năm châu Á (sau Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia). Công giáo Việt Nam từng được mệnh danh là "Trưởng nữ của Giáo hội tại Á châu"

Công giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 và được thiết lập vững chắc bởi các thừa sai Dòng Tên - Bồ Đào Nha và Ý vào đầu thế kỷ 17. Nền tảng truyền giáo do các tu sĩ Dòng Tên xây dựng được tiếp nối bởi Hội Thừa sai Paris Pháp và Dòng Đa Minh - Tây Ban Nha. Năm 1960 chứng kiến sự hình thành Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất được thành lập năm 1980.

Theo điều tra dân số chính thức của Nhà nước năm 2019, Công Giáo là tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 5,86 triệu tín hữu. Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu tín hữu Công giáo, thuộc về ba Giáo tỉnh là Hà Nội, Huế, và Sài Gòn với 27 Giáo Phận.

Đến nay, giáo phận rộng lớn nhất là Hưng Hóa, trong khi giáo phận đông giáo dân nhất là Xuân Lộc. Giáo Hội Việt Nam nhận Thánh Giuse là bổn mạng đệ nhất/ bổn mạng chính, Các Thánh Tử đạo VN là quan thày đệ nhị.

Bạn tự hào vì là Người Công Giáo Việt Nam chứ? Hãy chia sẻ niềm tự hào này và luôn nhớ cầu nguyện cho Giáo Hội, cho đất nước và con người nơi đây!

Giáo hội Công giáo Việt Nam có bao nhiêu giáo dân?

Website Tình Yêu Công Giáo là một dự án cộng đồng phi lợi nhuận ra đời với xứ mệnh cung cấp thông tin, kết nối cho mọi tín hữu công giáo. Do chúng con, với sức người có hạn. Vì vậy, chúng con rất mong được sự chung tay góp sức của mọi người cùng xây dựng Tình Yêu Công Giáo

Như mọi năm, nhân Ngày Thế giới Truyền giáo, hãng tin Fides đã công bố một số thống kê được chọn để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về Giáo hội trên toàn thế giới.

Các số liệu này được trích từ ấn bản mới nhất của “Sách về các Thống kê của Giáo hội”, được cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, bao gồm các số liệu liên quan đến thành viên của Giáo hội, cơ cấu Giáo hội, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và giáo dục. Bức tranh này về Giáo hội phụ thuộc vào các báo cáo của Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc.

Đến ngày 31/12/2019, dân số thế giới là 7 tỉ 577 triệu 777 ngàn người, tăng hơn 81 triệu người so với năm trước. Sự gia tăng dân số đã được ghi nhận ở mọi lục địa, bao gồm cả Châu Âu. Châu Á có mức tăng cao nhất với hơn 40 triệu người.

Cũng đến ngày 31/12/ 2019, số tín hữu Công giáo trên thế giới là 1 tỉ 344 triệu 403 ngàn người, tăng tổng thể là 15 triệu 410 ngàn người so với năm trước. Sự gia tăng diễn ra ở tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Âu (giảm 292.000).

Tổng số Giám mục trên thế giới giảm 13 vị, còn lại 5.364 vị. Trong đó các Giám mục Giáo phận tăng (+12) và các Giám mục Dòng giảm (-25). Tổng số linh mục trên thế giới tăng trong năm nay, với 414.336 linh mục, tăng 271 vị so với năm ngoái. Tại các châu lục, số linh mục giảm tại Châu Âu (-2,608), Châu Mỹ (-690) và Châu Đại Dương (-69); trong khi tăng tại Châu Phi (+1,649) và Châu Á (+1,989).

Số nữ tu cũng giảm trong năm qua (11.562) và hiện còn tổng số 630.099 nữ tu. Tại các châu lục, số nữ tu giảm tại Châu Âu (-7.400), Châu Mỹ (-5.315) và Châu Đại Dương (–281); trong khi tăng tại Châu Phi (+835) và Châu Á (+599)

Số nhà truyền giáo giáo dân trên thế giới là 410.440 người, tăng 34.252 người. Trong khi số giáo lý viên trên thế giới giảm 2.590 người, còn tổng số 3.074.034 người.

Trong lĩnh vực giáo dục, Giáo hội Công giáo có 72.667 trường mẫu giáo với 7.532.992 học sinh; 98.925 trường tiểu học với 35.188.771 học sinh; 49.552 trường THCS với 19.370.763 học sinh. Giáo hội cũng chăm sóc 2.395.540 học sinh trung học và 3.833.012 sinh viên đại học.

Các trung tâm từ thiện và chăm sóc sức khỏe do Giáo hội điều hành trên thế giới bao gồm: 5.245 bệnh viện, hầu hết ở Châu Phi (1.418) và ở Châu Mỹ (1.362); 14.963 trạm y tế, chủ yếu ở Châu Phi (5.307), Châu Mỹ (4.043); 532 Nhà chăm sóc cho người bị bệnh phong, chủ yếu ở Châu Á (269) và Châu Phi (201); 15.429 nhà cho người già, người bệnh mãn tính hoặc người khuyết tật, chủ yếu ở Châu Âu (8.031) và Châu Mỹ (3.642); 9.374 trại trẻ mồ côi, chủ yếu ở Châu Á (3.233) và Châu Âu (2.247); 10.723 nhà trẻ, chủ yếu ở Châu Á (2.973) và Châu Mỹ (2.957); 12.308 trung tâm tư vấn hôn nhân, chủ yếu ở Châu Âu (5.504) và Châu Mỹ (4.289); 3.198 trung tâm phục hồi xã hội và 33.840 viện các loại. (Fides 21/10/2021)

Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hiện tại được tổ chức theo địa giới gồm có 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Mỗi giáo tỉnh nêu trên lại được chia thành các giáo phận cùng một tổng giáo phận. Hiện nay, Việt Nam có tất cả 27 đơn vị giáo phận (gồm 3 tổng giáo phận và 24 giáo phận). Quản trị mỗi tổng giáo phận là một tổng giám mục (có thể mang thêm tước hồng y), và quản trị mỗi giáo phận là một giám mục (hoặc giám quản nếu nơi này đang trống tòa).

Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hiện tại được tổ chức theo địa giới gồm có 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Mỗi giáo tỉnh nêu trên lại được chia thành các giáo phận cùng một tổng giáo phận. Hiện nay, Việt Nam có tất cả 27 đơn vị giáo phận (gồm 3 tổng giáo phận và 24 giáo phận). Quản trị mỗi tổng giáo phận là một tổng giám mục (có thể mang thêm tước hồng y), và quản trị mỗi giáo phận là một giám mục (hoặc giám quản nếu nơi này đang trống tòa).

Giáo hội Công giáo Việt Nam có bao nhiêu giáo dân?
Thống kê giáo dân trên dân số của 27 giáo phận tại Việt Nam
Tỷ lệ giáo dân trên dân số của 27 giáo phận tại Việt Nam
1. Giáo Phận Xuân Lộc: 32,78 %
2. Giáo Phận Bùi Chu: 32,37 %
3. Giáo Phận Đà Lạt: 27,21 %
4. Giáo Phận Bà Rịa: 22,8 %
5. Giáo Phận Kon Tum: 16,4 %
6. Giáo Phận Phan Thiết: 15,1 %
7. Giáo Phận Phát Diệm: 15 %
8. Giáo Phận Ban Mê Thuột: 14,91 %
9. Giáo Phận Nha Trang: 11,8 %
10. Giáo Phận Hà Tĩnh: 11,2 %
11. Giáo Phận Vinh: 9,23 %
12. Tổng Giáo Phận Sài Gòn: 8,9 %
13. Giáo Phận Long Xuyên: 5,34 %
14. Giáo Phận Vĩnh Long: 5 %
15. Giáo Phận Thái Bình: 4,6 %
16. Giáo Phận Phú Cường: 3.9 %
17. Tổng Giáo Phận Hà Nội: 3,7 %
18. Giáo Phận Hưng Hoá: 3,6 %
19. Giáo Phận Thanh Hoá: 3,4 %
20. Giáo Phận Cần Thơ: 3,4%
21. Giáo Phận Mỹ Tho: 3,3%
22. Tổng Giáo Phận Huế: 3,29 %
23. Giáo Phận Đà Nẵng: 2,8 %
24. Giáo Phận Hải Phòng: 2,6 %
25. Giáo Phận Quy Nhơn: 2 %
26. Giáo Phận Bắc Ninh: 1,38 %
27. Giáo Phận Lạng Sơn: 0,33 %

Chibi Lipton/Nhóm TMCG