Giáo trình Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học Đoàn Văn Khái

Sách - Giáo Trình Lôgic Học Và Phương Pháp Học Tập, Nghiên Cứu Khoa Học

Shopee Mall Assurance

Ưu đãi miễn phí trả hàng trong 7 ngày để đảm bảo bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua hàng ở Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại 100% số tiền của đơn hàng nếu thỏa quy định về trả hàng/hoàn tiền của Shopee bằng cách gửi yêu cầu đến Shopee trong 7 ngày kể từ ngày nhận được hàng.

Cam kết 100% hàng chính hãng cho tất cả các sản phẩm từ Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại gấp đôi số tiền bạn đã thanh toán cho sản phẩm thuộc Shopee Mall và được chứng minh là không chính hãng.

Miễn phí vận chuyển lên tới 40,000đ khi mua từ Shopee Mall với tổng thanh toán từ một Shop là 150,000đ

Chi tiết sản phẩm

Nhập khẩu/ trong nước

0

Gửi từ

Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Sách - Giáo Trình Lôgic Học Và Phương Pháp Học Tập, Nghiên Cứu Khoa Học Tác giả Trường Đại Học Ngoại Thương - PGS.TS. Đoàn Văn Khái; PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn; GVC. Dư Đình Phúc (Đồng chủ biên) Nhà xuất bản NXB Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành NXB Đại Học Dạy Nghề Ngày xuất bản 10-2018 Số trang 224 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Phần 1: Nhập môn lôgic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học Phần 2: Lôgic học đại cương Phần 3: Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học"

Xem tất cả

Giáo trình Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học Đoàn Văn Khái

bs.resellerr

Sách đẹp lắm Đóng gói cẩn thận Giao hành nhanh ❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️

2020-09-24 12:14

mina2112

sách mới, cứng cáp, giấy dày hơn mình nghĩ.

2020-09-21 21:04

Giáo trình Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học Đoàn Văn Khái

nguyenphanhongmai

2020-10-14 19:48

Giáo trình Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học Đoàn Văn Khái

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học[1]

Tên học phần: Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

Mã học phần: TRI201

Bộ môn phụ trách: Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

Số tín chỉ: 03

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học bao gồm hai phần:

Phần Logic học bao gồm những nội dung cơ bản về những hình thức cơ bản của tư duy và những quy luật cơ bản của tư duy.

Phần Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học gồm những cơ sở của hoạt động học tập, cách rèn luyện năng lực học tập và các phương pháp học tập ở bậc đại học; những nội dung cơ bản về nghiên cứu khoa học như phát hiện vấn đề khoa học, đặc điểm nghiên cứu khoa học, trình tự nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học, giả thuyết khoa học, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu khoa học…

Với vị trí là học phần mang tính đại cương, việc nắm được kiến thức, kỹ năng do học phần này cung cấp sẽ:

– Giúp người học có thói quen tư duy chính xác, lập luận chặt chẽ, có căn cứ; tránh tình trạng lập luận mơ hồ, không nhất quán trong tư duy.

– Giúp người học có những kiến thức cơ bản về các phương pháp học tập hiện đại và kỹ năng vận dụng các phương pháp này trong quá trình học tập.

– Giúp người học có một số kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu khoa học, trực tiếp giúp sinh viên có khả năng thực hiện bài tiểu luận, đề tài khoa học trong quá trình học tập.

3.1. Về kiến thức:

Sau khi hoàn thành học phần này, thứ nhất, sinh viên có thể hiểu được về các hình thức, kết cấu, các quy tắc, quy luật của tư duy, đặc biệt là các thao tác logic đối với khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ và các phương pháp xây dựng giả thuyết khoa học – một công việc không thể thiếu trong học tập và trong nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, sinh viên hiểu được cơ sở khoa học của hoạt động học tập và các phương pháp học tập ở bậc đại học.

Thứ ba, sinh viên có được kiến thức cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học: phát hiện vấn đề nghiên cứu, các bước trong thiết kế nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học, một số phương pháp sử dụng trong nghiên cứu khoa học, cách trình bày các sản phẩm nghiên cứu khoa học.

3.2. Về kĩ năng:

– Có khả năng vận dụng kiến thức logic học vào quá trình tư duy, tránh được tình trạng mập mờ, lấp lửng, không nhất quán, mâu thuẫn trong tư duy; rèn luyện thói quen tư duy chính xác, cách lập luận chặt chẽ có căn cứ.

– Có khả năng vận dụng các phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập.

– Có khả năng vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để thực hiện một hoạt động nghiên cứu khoa học cụ thể.

3.3. Về thái độ, hành vi:

– Có thái độ chủ động, tự tin khi tiếp cận với các khái niệm, phán đoán, suy luận của những bộ môn khoa học mới.

– Có tinh thần chủ động vận dụng các phương pháp học tập khoa học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

– Có ham muốn tự làm một đề tài nghiên cứu khoa học và có thể có say mê trong nghiên cứu khoa học.

4.1. Giáo trình

– PGS.TS. Đoàn Văn Khái – PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – GVC. Dư Đình Phúc (Đồng chủ biên), Giáo trình Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2014.

4.2. Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

– Jacques Delors (2003), Học tập một kho báu tiềm ẩn, Nxb. Giáo dục.

– Bobbi Deporter, Mike Hernaki (2011), phương pháp học tập siêu tốc, Nguyễn Thị Yến, Hiền Thu dịch, Nxb. Lao động – Hà Nội.

– Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Giáo dục, Hà nội.

– Vương Tất Đạt (2007), Logic học đại cương, Nxb. Thế giới.

– Vương Tất Đạt, Bùi Văn Quân, Nguyễn Thị Vân Hà (1999), Phương pháp giải các bài tập Logic học, Nxb. Đai học Kinh tế Quốc dân.

– Hồ Minh Đồng, Nguyễn Văn Hòa (2008), Giáo trình Logic học, Nxb. Đại học Sư phạm.

– Nguyễn Như Hải (2007), Giáo trình Logic học đại cương, Nxb. Giáo dục.

– Tô Duy Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (2008), Logic học, Nxb. Hồng Đức.

– Edgar Morin (2008), Phương pháp 4 tư tưởng, Chu Tiến Ánh dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

– Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Sách học và dạy cách học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

– Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Logic học (dùng cho sinh viên ngành luật), Nxb. Công an nhân dân.

– Nguyễn Thúy Vân – Nguyễn Anh Tuấn (2008), Logic học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia.

Tiếng nước ngoài

– Francis Bacon (2002), The new organon, Cambridge University press.

– Ian Hacking (2005), A concise introduction to logic, Random House, Inc., New York.

– Karl Popper (2002), The Logic of scientific discovery, Routledge Classics.

4.3. Websites and Links

– http://123doc.org/document/511531-bai-tap-mon-logic-hoc-dai-cuong.htm

– http://tailieu.vn/tag/bai-tap-logic-hoc.html

– http://www.nguyenvanquan7826.com/2013/12/03/school-ppnckh-he-thong-cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc/

– http://tailieu.vn/tag/phuong-phap-nghien-cuu-kinh-te.html

  1. NỘI DUNG HỌC PHẦN VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

5.1. Nội dung học phần

 

STT

Nội dung Phân bổ thời gian Ghi chú
Trên lớp Ở nhà
Lý thuyết Thực hành Tự học
1. Nhập môn Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học 2 0 2  
  1. Khái luận chung về logic học

1.1. Khái niệm logic và logic học

1.2. Các khoa hoc Logic

2. Khái luận chung về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học

2.1. Khái niệm phương pháp và phương pháp luận

2.2. Khái niệm phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học

3. Mối quan hệ giữa logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học; mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của môn học

3.1. Mối quan hệ giữa logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

3.2. Mục đích và yêu cầu của môn học

       
2. Logic học đại cương 16 10 16  
2.1. Chương 1: Khái niệm 4 2 4  
  1.1. Đặc trưng chung của khái niệm

1.1.1. Khái niệm là gì?

1.1.2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm

1.1.3. Các thao tác logic cơ bản để xây dựng khái niệm

1.1.4. Kết cấu logic của khái niệm

1.1.5. Các loại khái niệm

1.1.6. Thu hẹp và mở rộng khái niệm

1.1.7. Quan hệ giữa các khái niệm

1.2. Định nghĩa khái niệm

1.2.1. Bản chất, kết cấu của định nghĩa khái niệm

1.2.2. Các loại và các hình thức định nghĩa khái niệm

1.2.3. Các quy tắc định nghĩa khái niệm

1.3. Phân chia khái niệm

1.3.1. Bản chất, kết cấu của phân chia khái niệm

1.3.2. Các hình thức phân chia khái niệm

1.3.3. Các quy tắc phân chia khái niệm

2

1

1

1

0,5

0,5

2

1

1

 
2.2. Chương 2: Phán đoán 4 3 4  
  2.1. Đặc  trưng chung của khái niệm

2.1.1. Phán đoán là gì?

2.1.2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán

2.2. Các loại phán đoán

2.2.1. Phán đoán đơn

2.2.1.1. Bản chất, kết cấu của phán đoán nhất quyết đơn

2.2.1.2. Các loại phán đoán đơn đặc tính

2.2.1.3.Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán

2.2.1.4. Quan hệ giữa các phán đoán đơn

2.2.2. Phán đoán phức

2.2.2.1. Định nghĩa phán đoán phức

2.2.2.2. Phân loại phán đoán phức

2.3. Phép phủ định phán đoán

2.3.1. Phủ định phán đoán đơn đặc tính

2.3.2. Phủ định phán đoán phức

2.4. Tính đẳng trị của phán đoán

0,5

2,5

0,5

0,5

0

2

0,5

0,5

0,5

2,5

0,5

0,5

 
2.3 Chương 3: Suy luận 6 4 6  
  3.1. Đặc trưng chung của suy luận

3.1.1. Suy luận là gì?

3.1.2. Kết cấu logic của suy luận

3.2. Suy luận suy diễn

3.2.1. Suy luận suy diễn trực tiếp

3.2.2. Suy luận suy diễn gián tiếp (Luận ba đoạn nhất quyết đơn)

3.2.3. Luận ba đoạn rút gọn (Luận 2 đoạn đơn)

3.2.4. Luận ba đoạn nhất quyết có điều kiện

3.2.5. Luận ba đoạn nhất quyết phân liệt

3.3. Suy luận quy nạp

3.3.1. Suy luận quy nạp hoàn toàn

3.3.2. Suy luận quy nạp không hoàn toàn

3.3.3. Các phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong suy luận quy nạp khoa học

0,5

4

1,5

 

4

0

0,5

4

1,5

 

Trong đó dành ra 2 giờ kiểm tra giữa kỳ

2.4 Chương 4: Các quy luật cơ bản của logic hình thức 2 1 2  
  4.1. Khái niệm quy luật logic và đặc điểm của quy luật logic

4.1.1. Khái niệm quy luật logic

4.1.2. Đặc điểm của quy luật logic

4.2. Các quy luật logic cơ bản

4.2.1. Quy luật đồng nhất

4.2.2. Quy luật cấm mâu thuẫn

4.2.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba

4.2.4. Quy luật lý do đầy đủ

1,5

0,5

0

0

0,5

1,5

 
3. Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học 12 6 12  
3.1. Chương 5: Những vấn đề cơ bản về phương pháp học tập ở đại học 6 3 6  
  5.1. Những cơ sở của hoạt động học tập

5.1.1. Hoạt động nhận thức

5.1.2. Rèn luyện năng lực trong học tập

5.2. Các phương pháp học tập cơ bản

5.2.1. Các phương pháp thu nhận và xử lý thông tin

5.2.2. Các phương pháp tự kiểm tra và điều chỉnh

2

4

1

2

2

4

 
3.2. Chương 6: Những vấn đề cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học 6 3 6  
  6.1. Vấn đề khoa học, nghiên cứu khoa học và đề tài khoa học

6.1.1. Vấn đề khoa học

6.1.2. Nghiên cứu khoa học

6.1.3. Đề tài khoa học

6.2. Giả thuyết khoa học

6.2.1. Định nghĩa

6.2.2. Điều kiện tồn tại một giả thuyết khoa học

6.2.3. Thuộc tính cơ bản của giả thuyết khoa học

6.2.4. Phân loại giả thuyết khoa học

6.2.5. Phương pháp xây dựng giả thuyết

6.2.6. Phương pháp chứng minh và bác bỏ giả thuyết

6.3. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

6.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

6.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

6.4. Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu khoa học

2

2

1.0

1.0

1

1

0.5

0.5

2

2

1.0

1.0

 
  Tổng cộng 30 15 30  

Ghi chú: Thực tế có 29 giờ lý thuyết và 14 giờ thảo luận vì phải dành 2 giờ để kiểm tra giữa kì (chia 2 ca, mỗi ca 1 giờ)

5.2. Kế hoạch giảng dạy

Buổi Nội dung Yêu cầu SV chuẩn bị trước khi lên lớp Đánh giá
1 Nhập môn Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

Lý thuyết: mục 1.1.1 -> 1.1.3. của 1.1. của chương 1

Đọc giáo trình từ 1.1.4. -> 1.1.7. của 1.1. và 1.2.; 1.3. của chương 1.  
2 Lý thuyết: tiếp mục 1.1.4 -> 1.1.7 của 1.1. và 1.2.; 1.3. của chương 1 – Đọc giáo trình mục 2.1. và 2.2.1. của chương 2.

– Làm các bài tâp chương 1.

Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà, đặt câu hỏi, nhận xét.
3 Chữa bài tập chương 1

Lý thuyết: mục 2.1 và 2.2.1 chương 2

Đọc mục 2.2.2; 2.3 và 2.4 của chương 2. Kiểm tra phần chuẩn bị bài tập ở nhà.
4 Lý thuyết: mục 2.2.2; 2.3 và 2.4 của chương 2 Đọc mục 3.1; 3.2.1; 3.2.2 của chương 3. Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà, đặt câu hỏi, nhận xét.
5 Lý thuyết: mục 3.1; 3.2.1; 3.2.2 của chương 3 Đọc 3.2.3 đến 3.2.5 và mục 3.3 của chương 3. Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà, đặt câu hỏi, nhận xét.
6 Lý thuyết: mục 3.2.3 đến 3.2.5 và mục 3.3 của chương Đọc mục 4.1 của chương 4

Làm một số bài tập chương 3

Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà, đặt câu hỏi, nhận xét.
7 Chữa một số bài tập của chương 3 Đọc mục 4.2 của chương 4. Kiểm tra phần làm bài tập ở nhà.
8 Lý thuyết: mục 4.1; 4.2 của chương 4

Kiểm tra giữa kỳ

Làm các bài tập còn lại của chương 3. Kiểm tra 02 giờ (2 ca)
9 Chữa bài tập còn lại của chương 3 Đọc mục 5.1 và 5.2 của chương 5. Kiểm tra phần làm bài tập ở nhà.
10 Lý thuyết: mục 5.1 và 5.2 chương 5

Thảo luận, bài tập

Đọc 5.2 của chương 5. Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà, đặt câu hỏi, nhận xét.
11 Lý thuyết: mục 5.2 của chương 5

Thảo luận, bài tập

Đọc 5.2 của chương 5. Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà, đặt câu hỏi, nhận xét.
12 Lý thuyết: mục 5.2 của chương 5

Thảo luận, bài tập

Đọc 6.1 của chương 6. Làm bài tập phần 5.2 chương 5 Kiểm tra phần làm bài tập ở nhà.
13 Lý thuyết: mục 6.1 của chương 6

Thảo luận, bài tập

Đọc 6.2 của chương 6. Làm bài tập mục 6.1 của chương 6 Kiểm tra phần làm bài tập ở nhà.
14 Lý thuyết: mục 6.2 của chương 6

Thảo luận, bài tập

Đọc mục 6.3; 6.4 chương 6.

Làm bài tập mục 6.2 của chương 6.

Kiểm tra phần làm bài tập ở nhà.
15 Lý thuyết: mục 6.3; 6.4 của chương 6

Giải đáp thắc mắc, bài tập

Đọc lại toàn bộ chương trình, ghi lại những thắc mắc. Kiểm tra phần làm bài tập ở nhà. Giải đáp: 01 giờ
Đánh giá học phần Tỷ lệ (%) Hình thức đánh giá Thời gian
Chuyên cần 10% Điểm danh, giữ kỷ luật lớp, chuẩn bị bài và tích cực thảo luận. Toàn bộ quá trình học
Kiểm tra giữa kỳ 30% Kiểm tra tự luận, 1 lần, được sử dụng tài liệu, câu hỏi thi dưới dạng các bài tập thực hành. 45 phút/ca
Thi kết thúc học phần 60% Bài thi tự luận, không được sử dụng tài liệu, câu hỏi thi dưới dạng các bài tập thực hành. 60 phút/ca