Giun đũa sống ở đâu trong cơ thể người

Giun là động vật có thể sống ký sinh trên người, động vật, chủ yếu ở ruột. Một số loại giun còn ký sinh trong cơ quan nội tạng, máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm giun cao do văn hóa và điều kiện sinh hoạt, vệ sinh tại nhiều vùng miền còn hạn chế. Vậy có các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người nào?

1. Tìm hiểu các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người phổ biến nhất

Các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người phổ biến là: giun kim, giun móc, giun tóc, giun đũa gây ra bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác nhau.

Giun ký sinh ở cơ thể người thường tập trung ở đường tiêu hóa

1.1. Giun kim

Giống như tên gọi, giun kim có dạng dài, kích thước rất nhỏ, chiều dài thường nhỏ hơn 1/2 Inch. Con người thường nhiễm giun này khi không may nuốt phải trứng của chúng có trong thực phẩm, thức uống. Khi trứng giun kim đi vào trong ruột sẽ nở ra, sinh sôi phát triển tại đây.

Ban đêm là thời gian hoạt động chủ yếu của loài giun ký sinh này, chúng sẽ thoát ra khỏi cơ thể qua hậu môn và đẻ hàng ngàn trứng tại đây. Theo con đường này, trứng giun kim lại tiếp tục bị phát tán, có thể lây truyền cho người khác và khiến họ nhiễm bệnh.

Trẻ em là đối tượng dễ bị giun kim ký sinh nhất và cũng dễ lây truyền nhất. Giun kim có vòng đời khoảng 1 - 2 tháng, thời gian từ trứng đến trưởng thành là khoảng 2 - 4 tuần. Trong thời gian này, trứng có khả năng đẻ 4 - 16 ngàn trứng nên khả năng gây lây nhiễm rất cao.

Giun kim có dạng dài, thường ký sinh trong đường ruột

Triệu chứng do nhiễm giun kim ký sinh thường không rõ ràng, có những bệnh nhân không có triệu chứng và có những bệnh nhân bị buồn nôn, đau, ngứa hậu môn.

1.2. Giun đũa

Giun đũa là loài giun ký sinh có vòng đời khá dài, khoảng 13 - 15 tháng, trong thời gian này chúng có khả năng đẻ đến 200 ngàn trứng mỗi ngày.

Điều kiện môi trường ưa thích để giun đũa phát triển là những nơi ấm áp, điều kiện vệ sinh kém, cụ thể là các nước nhiệt đới và ôn đới. Người dân vùng nông thôn có điều kiện vệ sinh chưa tốt dễ nhiễm giun đũa ký sinh hơn người dân khu vực thành thị. Giống như giun kim, trẻ em cũng thường bị nhiễm giun đũa hơn người trưởng thành.

Con đường lây nhiễm giun đũa giống với giun kim, khi trứng giun phân tán trong môi trường và được con người nuốt vào. Giun đũa thường làm tổ và phát triển ở đường ruột, trước đó giun non thường di chuyển tới phổi và cổ họng. Với kích thước lớn nên bệnh nhân nhiễm giun đũa có nhiều triệu chứng khá rõ ràng gồm: đau bụng, mệt mỏi, thở khò khè, nôn mửa, ho khan, giảm cân nhanh, tiêu chảy,…

1.3. Giun móc

Loài giun ký sinh này phổ biến ở các nước nhiệt đới. Một điểm đặc biệt là trứng giun do người bệnh thải ra lẫn đất sẽ tự nở trong môi trường, sau đó có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da. Vì thế, đi chân trần hoặc người làm công việc phải tiếp xúc dài, nhiều với đất kém vệ sinh rất dễ nhiễm giun móc.

Giun móc là loài giun ký sinh phổ biến ở các nước nhiệt đới

Giun móc có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành 1 con cái dài khoảng 10 - 13 mm, một con đực dài khoảng 8 - 11mm. Chúng cũng có khả năng đẻ trứng đáng kinh ngạc với khoảng 10 - 25 ngàn trứng mỗi ngày.

Mặc dù xâm nhập vào cơ thể người qua da nhưng đến giai đoạn trưởng thành, giun sẽ tập trung ở đường ruột, thường là tá tràng hoặc ruột non. Trong miệng chúng có đôi răng hình móc nên có thể cắn chặt vào niêm mạc đường tiêu hóa và hút máu để sống và trưởng thành.

Triệu chứng ban đầu do nhiễm giun móc gây ra là triệu chứng phát ban ngứa trên da. Ngoài ra, việc giun ký sinh bám chặt vào niêm mạc đường tiêu hóa sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, sụt cân,…

1.4. Giun tóc

Giun tóc có đặc điểm hình dạng giống như sợi tóc, rất mảnh và dài, môi trường sống ưa thích của chúng cũng là điều kiện thời tiết ấm áp khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giun tóc có màu trắng sữa hoặc hồng nhạt, chiều dài từ 30 - 50mm tùy vào con đực hay con cái. Một giun tóc cái có khả năng đẻ 2 ngàn trứng mỗi ngày và vòng đời kéo dài tới 5 - 6 năm nếu không điều trị tốt.

Giun tóc có đặc điểm hình dạng giống như sợi tóc, rất mảnh và dài

Nhiễm giun tóc thường xảy ra ở các khu vực nông thôn, điều kiện vệ sinh kém, nhất là những người có thói quen dùng phân chưa qua xử lý để chăm sóc rau màu. Trứng giun có thể phát tán và phát triển ở điều kiện môi trường bên ngoài tới giai đoạn ấu trùng, sau đó lây nhiễm cho con người qua đường ăn uống.

Đa phần bệnh nhân nhiễm giun tóc không có triệu chứng rõ ràng nào, chỉ khi nhiễm trùng nặng sẽ thấy:

  • Người gầy gò, còi cọc.

  • Tiêu chảy kéo dài có lẫn máu hoặc chất nhầy.

  • Sa trực tràng trượt ra khỏi hậu môn.

Ngoài 4 loài giun ký sinh phổ biến nhất này, con người còn có thể nhiễm 1 số loài khác như: giun lươn, giun xoắn, sán dây, sán máng, giun chỉ bạch huyết,… Đa phần chúng ký sinh trong hệ tiêu hóa, một phần trong máu hoặc cơ quan nội tạng.

2. Dấu hiệu bị nhiễm giun ký sinh

Tùy vào số lượng giun ký sinh trong cơ thể mà người bệnh có thể có hoặc không có dấu hiệu. Nếu số lượng giun ký sinh ít, triệu chứng bệnh là không rõ ràng. Song do không được điều trị nên theo thời gian, số lượng giun sẽ nhân lên nhanh chóng và gây ra nhiều ảnh hưởng cho cơ quan bị bệnh và cơ thể.

Nhiều trường hợp giun ký sinh quá nhiều gây tắc ruột, phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ. Với người bệnh nhiễm giun nhiều, triệu chứng khá rõ ràng như:

Giun ký sinh quá nhiều có thể gây tắc ruột

  • Giun kim: thường gây ngứa vùng hậu môn về ban đêm.

  • Có triệu chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất.

  • Rối loạn tiêu hóa, lúc phân đặc lúc phân lỏng, đôi khi xuất hiện giun trong phân hoặc ở hậu môn.

  • Đau bụng vùng rốn, tái phát nhiều lần kèm theo buồn nôn, đi ngoài.

  • Trẻ nhỏ nhiễm giun ký sinh thường biếng ăn, khó ngủ, hay quấy khóc.

Khi có dấu hiệu, người bệnh nên chủ động đi thăm khám xác định tình trạng nhiễm giun và từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người đa phần được điều trị bằng thuốc tẩy giun 1 liều, ít độc, tác dụng với nhiều loại giun. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm, môi trường sinh sống và tập tục ăn uống vô cùng đa dạng, việc nhiễm các loại ký sinh trùng là điều khó tránh khỏi. Trong đó, phổ biến nhất là nhiễm giun đũa và tỷ lệ này đặc biệt cao ở trẻ nhỏ. Người nhiễm loại giun này có triệu chứng bệnh không rõ ràng và đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, cần phải hiểu rõ và nắm chắc kiến thức liên quan về giun đũa để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cả gia đình.

1. Giun đũa là gì?

Tên khoa học của Giun đũa là Ascaris lumbricoides.

Giun đũa là loại ký sinh trùng gây bệnh ở người có kích thước lớn. Giun cái trưởng thành dài từ 20 đến 27 cm, giun đực dài từ 15 đến 20cm. Giun trưởng thành hình ống, thân tròn, đầu và đuôi thon nhọn, có màu trắng hoặc hơi hồng.

Giun đũa sống ở đâu trong cơ thể người
Hình 1: Hình thể giun trưởng thành

2. Ai có thể nhiễm giun đũa?

Khí hậu nóng ẩm của Việt Nam là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của giun đũa. Những vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất vệ sinh thô sơ, phân người bị thải trực tiếp ra đất hoặc dùng làm phân bón cho cây trồng, ao cá. Trứng giun sẽ phát triển trong đất và bám trên bề mặt rau củ quả.

Thói quen sinh sống của những vùng dân trí kém phát triển cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiễm giun đũa tỷ lệ cao. Ví dụ như: đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có phương tiện bảo hộ, không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc môi trường bẩn, sau khi đi vệ sinh, và tập quán ăn rau sống,...

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm giun đũa nhiều hơn người lớn.

Hình 2: Trẻ em chơi đùa trên đất bẩn có nguy cơ nhiễm bệnh giun, sán

Tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi chăm bón cho cây trồng và rau củ, ao cá vẫn diễn ra khiến tăng nguy cơ nhiễm giun sán. Trứng giun bám trên bề mặt rau củ sẽ không được loại bỏ hết được dù cho có rửa rau kỹ nhiều lần.

3. Giun đũa gây bệnh ở người như thế nào?

Giun đũa trưởng thành ký sinh ở đầu và giữa ruột non của người. Chúng gây bệnh ở cả 2 dạng ấu trùng và trưởng thành.

Giun đũa sống ở đâu trong cơ thể người
Hình 3: Chu kỳ phát triển

Giun đũa sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi và phát triển thành trứng có ấu trùng. Ấu trùng giun tiếp tục chu kỳ khi gặp nhiệt độ thuận lợi. Nhờ có lớp vỏ dày, trứng giun tồn tại lâu ở ngoại cảnh và chỉ bị tiêu diệt khi nhiệt độ trên 600C.

Người ăn phải trứng giun có ấu trùng vào dạ dày, ấu trùng thoát vỏ xâm nhập vào mao mạch ở ruột đến tĩnh mạch mạc treo rồi tới tĩnh mạch cửa vào gan. Theo đường máu, ấu trùng có thể đến các cơ quan khác ký sinh và gây bệnh, như ở phổi, hầu họng,...

Trong quá trình di chuyển và phát triển trong cơ thể người, ấu trùng hoặc giun trưởng thành có thể đi lạc sang cơ quan khác. Hiện tượng này gọi là giun đi lạc chỗ, gây các triệu chứng cấp tính tại nơi giun lạc đến.

Giun đũa ký sinh và cạnh tranh các chất dinh dưỡng tại ruột của vật chủ như: đạm, vitamin A, vitamin C,... Trẻ sẽ kém phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ nếu như nhiễm giun trong thời gian dài.

4. Các phương pháp chẩn đoán

Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất, đơn giản, dễ thực hiện mà có độ nhạy, độ đặc hiệu cao là soi phân tìm trứng giun bằng kính hiển vi quang học.

Giun đũa sống ở đâu trong cơ thể người
Hình 4: Hình ảnh trứng giun đũa tìm thấy trong phân

Nhiều trường hợp người bệnh khạc ra hoặc nôn ra giun hoặc có thể giun tự chui lên mũi, hậu môn. Trong trường hợp này, cần đem mẫu đờm, dịch nôn hay mẫu phân chứa giun này đến các địa chỉ chăm sóc sức khỏe y tế để xét nghiệm.

Ngoài ra còn có các phương pháp cận lâm sàng khác để hỗ trợ việc chẩn đoán:

- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: thấy tăng số lượng bạch cầu ưa axit.

- Xquang phổi: hình ảnh thâm nhiễm phổi trong hội chứng Loeffler. Có thể thấy hình ảnh giun khi chụp với chất cản quang.

- Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh vùng bụng: X - quang, siêu âm, CT-SCAN, MRI.

Tùy thuộc vào triệu chứng từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau.

Hình 5: Siêu âm túi mật thấy hình ảnh giun đũa.

5. Các biện pháp phòng ngừa

- Tẩy giun định kỳ.

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, xây dựng hố xí hợp vệ sinh.

- Giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của việc rửa tay, đi các phương tiện bảo hộ và thói quen tốt để nâng cao sức khỏe.

- Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức người dân về cách dùng phân bón, tập tục ăn uống ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Rửa tay bằng xà phòng trước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc môi trường hoặc vật dụng bẩn.

- Thực phẩm, rau củ phải được rửa sạch, gọt vỏ hoặc nấu chín trước khi ăn, hạn chế ăn rau sống.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nền đất, mang đầy đủ phương tiện bảo hộ khi làm công việc liên quan tới đất như nghề nông, đặc biệt là ở những vùng có thói quen dùng phân người bón cho cây trồng.

Hình 6: Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm, đang thực hiện đầy đủ các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu để chẩn đoán các bệnh về giun sán nói chung và giun đũa nói riêng.

Bệnh viện có hàng trăm chi nhánh xét nghiệm trên toàn quốc có thể đáp ứng nhu cầu xét

nghiệm của bạn dù bạn đang ở đâu.

Tại Hà Nội có 3 cơ sở chính để bạn có thể đến tư vấn và xét nghiệm trực tiếp:

Cơ sở 1: Số 42 - 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

Cơ sở 2: Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Cơ sở 3: Số 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay chưa rõ về các dịch vụ của chúng tôi, đừng ngần ngại, liên

hệ ngay 1900 565656 hoặc website: Medlatec.vn để được tư vấn miễn phí về xét nghiệm cũng như cách tiết kiệm chi phí và thời gian.