Hàng xóm không cho trát tường thì giải quyết làm sao

Hàng xóm không cho trát tường thì giải quyết làm sao

Thưa luật sư, Tôi xây nhà, tường nhà tôi tiếp giáp với đường vào nhà hàng xóm. Họ không cho tôi đặt giàn giáo để trát tường, mặc dầu đã có thương lượng với gia đình họ. Như vậy họ có vi phạm pháp luật không, giải quyết bằng cách nào?

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Pháp luật trực tuyến. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2005

2. Luật sư tư vấn:

Theo như dữ liệu bạn đưa ra thì nhà bạn xây nhà nhưng nhà hàng xóm không cho bạn đặt giàn giáo để trát tường mặc dù bạn đã sang thỏa thuận với họ rồi. Đối với trường hợp này, chúng tôi có khá nhiều bài viết liên quan, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Hàng xóm ngăn không cho tô tường nhà đang xây thì phải làm sao?

Xây nhà bị hàng xóm quậy phá phải xử lý như thế nào?

Không tạo điều kiện cho hàng xóm xây dựng nhà có phạm luật không?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Yêu cầu tư vấnhoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Pháp luật trực tuyến.

Xem thêm:  Việt kiều mua nhà: Trên “thông”, dưới chưa “thoáng”

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật

Luật sư Hà Trần

Các cụ vẫn có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, bấy lâu nay tình làng nghĩa xóm luôn là thứ mà gia đình nào cũng có. Tuy nhiên, xã hội thay đổi, con người cũng đổi thay, cuộc sống bộn bề nên làng xóm thời đại này không còn thân thiết với nhau như trước nữa mà đôi khi còn nảy sinh mâu thuẫn rất căng thẳng. Một trong số đó là việc hàng xóm gây khó dễ sửa chữa nhà cửa, trát vữa, sơn tường cải tạo lại nhà vì sợ ảnh hưởng đến nhà mình. Liệu pháp luật có thể bảo vệ lợi ích của những nhà muốn cải tạo hay không?

Các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giữa làng xóm láng giềng nói riêng đều là các quan hệ dân sự được Bộ luật Dân sự 2015 điều chỉnh. Trong Bộ luật này có quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề tại Mục I Chương XIV cụ thể trong Điều 245 như sau:

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Quyền của người này cũng sẽ gắn với Nghĩa vụ của người khác. Theo đó, chủ của bất động sản chịu hưởng quyền phải có nghĩa vụ cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sử dụng diện tích liền kề trong những trường hợp người đó có nhu cầu sử dụng hợp lý. Việc thực hiện quyền này cũng phải tuân theo đúng nguyên tắc tại Điều 248 Bộ Luật Dân sự 2015:

1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Trong trường hợp người dân cần sửa chữa nhà cửa như trát vữa, sơn tường cho bất động sản của mình thì chủ sở hữu của bất động sản liền kề phải có trách nhiệm đáp ứng về quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật.

Bởi lẽ, việc tu sửa nhà cửa, công trình xây dựng là một nhu cầu thích đáng, hợp lý của công dân (Theo khoản 1 Điều 248 BLDS 2015) . Và để có thể thực hiện các hoạt động này thì cần phải sử dụng một phần diện tích liền kề để bắc dàn giáo cũng như cần diện tích để sử dụng các thiết bị xây dựng khác. Vì thế, chủ của bất động sản liền kể phải có trách nhiệm chấp nhận, không được quyền từ chối vì BLDS 2015 đã có quy định chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền không được thực hiện các hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn (khoản 3 Điều 248 BLDS 2015)

Trong trường hợp hàng xóm vẫn từ chối quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề thì người dân cần phải làm gì?

Mặc dù đã xin phép để bắc dàn giáo thi công công trình xây dựng của mình mà hàng xóm vẫn không đồng ý cho sử dụng một phần diện tích thì người dân có thể viết đơn gửi lên Ủy ban nhân dân phường, Đội Trật tự xây dựng cấp quận hoặc khởi kiện chủ bất động sản sát cạnh ra Tòa án quận/huyện để buộc họ phải đồng ý chấp nhận vấn đề này.

Tuy nhiên, có một cách thức đơn giản hơn mà lại không khiến rạn nứt tình cảm hàng xóm. Đó là người dân nên cho hàng xóm biết quyền sử dụng bất động sản liền kể của mình và cỏ thể yêu cầu Uỷ ban nhân dân phường, xã đứng ra tổ chức hòa giải cho hai bên. Việc này sẽ giúp cho mục đích cải tạo nhà của mình đạt được mà lại không ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm.

Quý khách có thể xem thêm bài viết:

Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX trên trang website: https://lsx.vn/

Trên đây là nội dung tư vấn về Làm thế nào khi bị hàng xóm cản trở bắc dàn giáo sửa chữa nhà mình? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Hàng xóm không cho trát tường thì giải quyết làm sao

Vách tường nhà ông Nguyễn Văn Vân chưa được tô vì hàng xóm không đồng ý cho mượn không gian để tô vách tường

Không thể tô vách

Theo phản ánh của ông Vân, giữa tường nhà của ông và tường rào của ông Long có khe hở khoảng 0,1m dẫn đến tường nhà ông Vân bị thấm nước khi trời mưa do vách tường không được tô. Con trai ông Vân có qua nhà trình bày và xin phép ông Long cho trét phần ximăng qua phần tường rào nhà ông Long để khắc phục tình trạng nước mưa thấm vào tường nhà thì ông Long không phản đối. Sau đó, ông Vân có trét ximăng chồm qua ranh tường rào gia đình ông Long khiến ông Long không hài lòng. 

Ông Vân bức xúc: “Gia đình ông Long đập phần ximăng mà tôi đã trét qua phần tường rào nhà ông Long. Hiện nay, cả 2 gia đình xảy ra hiềm khích, ông Long không cho đụng chạm, kể cả việc đụng chạm từ phía tường nhà tôi đến tường rào nhà ông Long qua để tô vách. Hậu quả, nhà tôi bị nứt nẻ, nước mưa thấm vào tường gây ẩm thấp, xuống cấp trầm trọng”.

Trước tình hình trên, gia đình ông Vân đã nhiều lần làm đơn gửi UBND xã nhờ can thiệp, song tất cả đều đi vào ngõ cụt. Khi phóng viên đến nhà và liên hệ hộ gia đình ông Long để tìm hiểu vụ việc nhưng không gặp được ông. 

Tại biên bản hòa giải ngày 14/7/2019, ông Long có ý kiến đồng ý cho ông Vân tháo dỡ tường rào của ông để tô vách tường phía bên ông Vân. Sau đó, ông Vân phải xây dựng trả lại hiện trạng tường rào cho nhà ông Long. Ngoài ra, nếu ông Vân không tô vách thì có thể lắp máng xối để thu nước, không để nước vào nhà ông Vân và kể cả qua phần sân tường rào nhà ông Long. Thế nhưng, sau khi buổi hòa giải kết thúc, ông Long lại đổi ý và không đồng ý cho ông Vân tô vách tường. Nhiều lần chính quyền địa phương mời hộ ông Long lên hòa giải và vận động thỏa thuận cho hộ ông Vân khắc phục tô vách tường nhưng ông Long báo bận việc và không có ở địa phương nên vụ việc tiếp tục kéo dài.

Chưa thể chế tài và cụ thể hóa 

Khi hỏi về biện pháp giải quyết vụ việc trên, Chủ tịch UBND xã Long Thượng - Ngô Thanh Tuấn cho biết: “Khi xảy ra việc tranh chấp, chúng tôi cử cán bộ xuống địa bàn để nắm tình hình, hòa giải, xử lý vụ việc theo thẩm quyền. Tại cuộc họp giải quyết tranh chấp với đủ thành phần của địa phương dự, dù chúng tôi đã giải thích, đưa ra nhiều hướng giải quyết để hàn gắn tình làng, nghĩa xóm nhưng cả hai phía đều không thống nhất. Do đó, tới đây phải nhờ đến cơ quan thẩm quyền có quyết định giải quyết cuối cùng”. 

Luật Dân sự 2015 nêu rõ tại khoản 2, Điều 175 về Ranh giới giữa các bất động sản: “Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh đất trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác…”. Như vậy, những người sử dụng đất liền kề có thể thỏa thuận về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn. Do pháp luật chưa có chế tài và cụ thể hóa hướng dẫn về ranh giới đất, nên trong xây dựng hầu hết các hộ liền kề đều thỏa thuận nhau để tạm thời “mượn” khoảng không gian bắt giàn giáo, thang hay nhờ tô vách tường nhà và hầu như đều được chấp nhận. Tuy nhiên, người nhờ phải bảo đảm không làm hư hại, ảnh hưởng đến tài sản, sinh hoạt của gia đình hộ liền kề. Trường hợp trên, nếu 2 bên không thỏa thuận được, có thể khởi kiện đến tòa án để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Từ vụ việc trên, đối chiếu với những quy định tại Điều 174 và 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng và ranh giới giữa các bất động sản thì cách hành xử của ông Long không sai nhưng xét về quan hệ xóm giềng thì có chút lấn cấn. Vì theo truyền thống đạo lý của dân tộc ta “tình làng, nghĩa xóm” được đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, chỉ vì chút mâu thuẫn trong việc ông Vân không chủ động trực tiếp nói chuyện với ông Long mà kêu con qua nói chuyện, ông Long đã “làm khó” hàng xóm của mình. Mong rằng, những mâu thuẫn trên sẽ sớm được hóa giải để 2 nhà thêm thắt chặt tình xóm giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”, đây cũng là nội dung trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay”./.

Hùng Anh