Hãy xem bảng 1.1 và hình 1.1 và cho biết cách chia các khổ giấy chính từ khổ a0 như thế nào

Công nghệ:TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬTA. MỤC TIÊU:1. Kiến thức:− Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩthuật.2. Kỹ năng:− Biết cách chia các khổ giấy chính. Biết vẽ các nét vẽ.− Biết cách ghi chữ số kích thước.3. Thái độ:− Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoạiC. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH1. Chuẩn bị của giáo viên:− Nghiên cứu kĩ Bài 1 SGK. Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩnQuốc tế về trình bày bản vẽ kĩ thuật. Vẽ phóng to hình 1.3; 1.4; 1.5.2. Chuẩn bị của học sinh:− Sách giáo khoa và các dụng cụ vẽ cần thiết.D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.Ổn định: [3 phút] Làm quen với lớp.II. Kiểm tra bài cũ: [ không ]III. bài mới: [ 1 phút]1. Đặt vấn đề- Ở lớp 8 các em đã biết một số các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ. Để hiểu rõhơn các tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kỹ thuật, chúng ta cùng nghiên cứu bài 1.2. Triển khai bài:[ 41 phút ]a. Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.Cách thức hoạt động của thầy và tròNội dung kiến thức- GV: Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngônngữ” chung dùng trong kĩ thuật?-Tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật là văn bản- GV: Tại sao bản vẽ kĩ thuật được xây quy định các qui tắc thống nhất để lậpdựng theo các quy tắc thống nhất?bản vẽ kĩ thuật.- GV giới thiệu vắn tắt về TCVN vàTCQT về BVKT.- Theo TCVN hoặc theo ISO.b.Hoạt động 2: Giới thiệu khổ giấy.- GV: Vì sao phải vẽ theo các khổ giấy I. KHỔ GIẤY:nhất định?− Nhằm thống nhất trong quản lí và tiết- GV: Việc quy định các khổ giấy có liênkiệm trong sản xuất.quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn?- HS: Quan sát hình 1.1 và bảng 1.1 SGK. − Khổ giấy Ao có diện tích 1m2. Cạnh- GV: Cách chia khổ giấy A1, A2, A3 vàdài=căn 2 cạnh ngắn.A4 từ khổ giấy A0 như thế nào?c.Hoạt động 3: Giới thiệu tỉ lệ− GV: Thế nào là tỉ lệ vẽ?II. TỈ LỆ:− HS: Trả lời từ các ứng dụng trong thực tế − Tỉ lệ là kích thước dài đo được trênlà bản đồ Địa Lý, đồ thị Toán học mà cáchình biểu diễn của vật thể và kích thướcem đã biếtthật của vật đó.+ Tỉ lệ nguyên hình.GV: Hãy cho ví dụ minh hoạ các tỉ lệ.+ Tỉ lệ phóng to.+ Tỉ lệ thu nhỏ.d.Hoạt động 4: Giới thiệu nét vẽ.− HS: Quan sát bảng 1.2 và hình 1.3 rồi trả III. NÉT VẼ:lời câu hỏi.4. Các loại nét vẽ:− GV: Các nét liền đậm, liền mảnh, nét − Công dụng của các nét vẽ trong bảngđứt, nét chấm gạch mảnh dùng để biểu1.2 sách giáo khoa.diễn đường gì của vật thể?5. Chiều rộng nét vẽ:− GV giải thích cụ thể để học sinh nắm bắt − Việc qui định chiều rộng các nét vẽ đểkĩ hơn.thuận lợi cho việc chế tạo và sử dụng− GV: Việc qui định chiều rộng các nét vẽcác bút vẽ .có liên quan gì đến bút vẽ trên thị − Nét liền đậm 0.5mm liền mảnhtrường?0.25mm.g. Hoạt động 5: Giới thiệu chữ viết.IV. CHỮ VIẾT:− HS quan sát hình 1.4 và đưa ra nhận xét − Nét chữ = 1/10 cao.về kiểu dáng, cấu tạo và kích thước cácphần chữ.h. Hoạt động 6: Giới thiệu cách ghi kích thước.− HS: Quan sát hình 1.5 và trả lờiV. GHI KÍCH THƯỚC:− GV: Chiều của chữ số kích thước có đặc − Đường kích thước.điểm gì.− Đường gióng.GV: Chiều của chữ số kích thước có đặc − Chữ số kích thước.điểm gì.− Kí hiệu Φ, R.− Lưu ý: chữ số kích thước luôn ở trênhoặc bên trái của đường kích thướcGV:Nếu kích thước ghi trên bản vẽ sai sẽdẫn đến kết quả như thế nào?IV. Củng cố: [5 phút]- Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật gồm những tiêu chuẩn nào?- Tại sao phải lập ra các tiêu chuẩn?V. Dặn dò hương dẫn học sinh học tập ở nhà : [1 phút]- Làm bài tập trong sách giáo khoa.- Vẽ 02 bản vẽ A4 đứng và nằm ngang.- Đọc trước bài 2 : HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC.E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

1. Kích thước của khổ giấy

A0 :1189 x 841

A1: 841 x 594 

A2 : 594 x 420 

như vậy cần chia giấy chia đôi giấy A0 ra thành giấy A1 và từ giấy A1 chia đôi thành giấy A0

  2. Cách vẽ khung bản vẽ

- Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm cách mép giấy 1cm . Riêng một cạch để đóng gim bản vẽ để cách mép giấy 2cm 

- Khung tên bản vẽ được đặt dọc theo cạch của khung bản vẽ

Trong đó:

       -  Ô số 1: Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết.


       -  Ô số 2: Vật liệu của chi tiết.
       -  Ô số 3: Tỉ lệ.
       -  Ô số 4: Kí hiệu bản vẽ.
       -  Ô số 5: Họ và tên người vẽ.
       -  Ô số 6: Ngày vẽ.
       -  Ô số 7: Chữ ký của người kiểm tra.
       -  Ô số 8: Ngày kiểm tra.
        - Ô số 9: Tên trường, khoa, lớp.

  • Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:
    • A0: 1189 x 841[mm]
    • A1: 841 x 594 [mm]
    • A2: 594 x 420 [mm]
    • A3: 420 x 297 [mm]
    • A4: 297 x 210 [mm]
  • Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất
  • Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0

Hình 1. Các khổ giấy chính

  • Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ

Hình 2. Khung vẽ và khung tên

II. Tỷ lệ

Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

Có 03 loại tỷ lệ:

  • Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình
  • Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ
  • Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to

III. Nét vẽ

1. Các loại nét vẽ

  • Nét liền đậm: 
    • A1: đường bao thấy
    • A2: Cạnh thấy
  • Nét liền mảnh: 
    • B1: đường kích thước
    • B2: đường gióng
    • B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt
  • Nét lượn sóng: 
    • C1: đường giới hạn một phần hình cắt
  • Nét đứt mảnh: 
    • F1: đường bao khuất, cạnh khuất
  • Nét gạch chấm mảnh: 
    • G1: đường tâm
    • G2: đường trục đối xứng

Hình 3. Các loại nét vẽ

2. Chiều rộng nét vẽ

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

IV. Chữ viết

1. Khổ chữ

Khổ chữ: [h] là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm

Chiều rộng: [d] của nét chữ thường lấy bằng 1/10h

2. Kiểu chữ

Thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 750

Hình 4. Kiểu chữ

V. Ghi kích thước

Hình 5. Ghi kích thước

1. Đường kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.

2. Đường gióng kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.

3. Chữ số kích thước 

Chỉ trị số kích thước thực [khoảng sáu lần chiều rộng nét].

4. Ký hiệu: \[\varnothing ,R\]

Lời kết

Sau khi học xong Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật các em cần nắm vững các tiêu chuẩn về khổ giấy, tỷ lệ, nét vẽ, chữ viếtghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật để sau này thực hành cho chính xác các em nhé.

Nhiều người thường tự hỏi không biết tại sao lại có kích thước khổ giấy trong in ấn như A0, A1, A2, A3, A4, A5 trong in ấn. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin giải đáp bạn nhé!

Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5

Hoạt động trong lĩnh vực in ấn thì việc nhận biết các kích thước khổ giấy là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nhờ đó bạn mới có thể ứng dụng đúng vào việc in ấn bằng máy in hoặc máy photocopy chuyên dụng. Trong đó phổ biến nhất là các khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5.

++ Lịch sử hình thành

Các kích thước khổ giấy được thiết lập chính thức từ năm 1975, dựa trên tiêu chuẩn gốc của Đức vào năm 1922. Khuôn khổ chuẩn mực và phổ biến nhất là A4 – phổ biến trong các tư liệu in ấn, photo văn phòng và học đường.

Cụ thể hơn, trong đó có kích thước khổ giấy A xuất phát từ tiêu chuẩn ISO 216 [International Organisation for Standards] dựa trên tiêu chuẩn DIN 476 của Đức. Tiêu chuẩn ISO tất cả đều dựa trên nguyên tắc chiều dài căn bậc 2  của chiều ngang hoặc tỉ lệ 1:1.4142. Các kích thước khổ giấy sê-ri A này rất phổ biến hiện nay và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động in ấn, văn phòng phẩm, bưu thiếp.

++ Cách phân chia các khổ giấy A khác nhau

Kích thước khổ giấy bắt đầu bằng chữ cái ‘A’ được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay. Theo đó, chúng bao gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau, giảm dần tỉ lệ theo một công thức nhất định, được đặt tên đánh số  theo tứ tự từ A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13, A14, A15, A16, A17. Đây là 18 loại kích thước của loại khổ giấy A tiêu chuẩn trong in ấn mà bất kỳ ai đang chuẩn bị mua hoặc thuê máy photocopy, máy in đều cần biết.

Cách đặc điểm khổ giấy A.

Các  đặc điểm của khổ giấy cỡ A:

Tất cả các khổ giấy A đều có hình dạng hình chữ nhật với tỷ lệ chiều dài là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414 chiều ngang.

Diện tích của khổ A0 quy định là 1m², cụ thể các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm

Các khổ giấy loại A được đánh theo thứ tự  theo thứ tự nhỏ dần, càng lùi về sau thì sẽ có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước [được chia bằng cách gập đôi giấy và cắt ra]

Theo đó kích cỡ của khổ giấy A này sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn gấp 2 kích cỡ của khổ giấy A khác liền kề. Ví dụ, kích cỡ A4 sẽ chỉ bằng một nửa kích cỡ A3, nhưng nó lại to gấp 2 kích cỡ A5.

Tuy có 17 loại khổ giấy như vậy nhưng thường trong in ấn chúng ta chỉ sử dụng từ A0 đến A5, từ A6 đến A17 được xem là quá nhỏ và hầu như không được sử dụng đến.

Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm.

Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm.

Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm.

Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm.

Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm.

Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm.

STT TÊN KHỔ GIẤY KÍCH THƯỚC MM KÍCH THƯỚC INCHES
1 A0 841 × 1189 33,1 × 46,8
2 A1 594 × 841 23,4 × 33,1
3 A2 420 × 594 16,5 × 23,4
4 A3 297 × 420 11,69 × 16,54
5 A4 210 × 297 8,27 × 11,69
6 A5 148 × 210 5,83 × 8,27
8 A6 105 × 148 4,1 × 5,8
9 A7 74 × 105 2,9 × 4,1
10 A8 52 × 74 2,0 × 2,9
11 A9 37 × 52 1,5 × 2,0
12 A10 26 × 37 1,0 × 1,5
13 A11 18 × 26
14 A12 13 × 18
15 A13 9 × 13

Vai trò của kích cỡ khổ giấy trong in ấn

Kích cỡ khổ giấy A trong in ấn vô cùng quan trọng vì 2 lý do chính:

Xác định kích thước khổ giấy trong in ấn là điều rất quan trọng.

Thứ nhất – Tiện dụng: hầu hết các máy photocopy hoặc thiết bị in ấn đều được thiết kế để sử dụng loại giấy có kích cỡ chuẩn của Châu Âu. Vì thế sẽ thật tiện dụng nếu bạn thiết kế in ấn trên các khổ giấy A có sẵn và chuẩn bị nguồn giấy để photocopy và in ấn.

Thứ hai – Thực tiễn: nếu bạn làm trong ngành in ấn thì việc có sẵn các khổ giấy in ấn quy chuẩn A vô cùng phổ biến sẽ mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Vì phần lớn khách hàng sẽ yêu cầu và lựa chọn thực hiện in ấn, photocopy xung quanh các kích cỡ này.

Thứ 3 –  Chuyên nghiệp: Thông thường các gia đình nếu có in ấn hoặc photocopy thì chỉ sử dụng loại máy nhỏ, phù hợp cỡ A4 trở xuống. Chính vì thế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn thường được khách hàng tìm đến để thực hiện dịch vụ in ấn, photocopy chuyên nghiệp.

Theo đó, các khổ giấy A3, A2, A1, A0 lớn cần các thiết bị máy photocopy, máy in loại lớn để thực hiện in hoặc photocopy.

Ưu điểm của in ấn chuyên nghiệp là tính linh hoạt và đa phương tiện của nó. Vì thế nếu khách hàng cảm thấy mình  muốn in trên khổ giấy lớn hơn A4 thông dụng thì trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ tìm đến bạn để có thể nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp hơn.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm về kích thước các loại khổ giấy A thường dùng trong in ấn hiện nay. Chúc các bạn thành công!