Hệ đào tạo quốc tế thuộc viện sie là gì

A. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN

1. Đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT Việt Nam

Thí sinh đáp ứng được tất cả các điều kiện sau:

• Điểm trung bình cả năm của lớp 10, 11, 12 ≥ 7,0; và

• Điểm trung bình cả năm lớp 10, 11, 12 của các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển ≥ 7,0; và

• Tổng điểm thi Tốt nghiệp THPT của các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển ≥ điểm trung bình của điểm trúng tuyển thấp nhất vào chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến theo phương thức thi Tốt nghiệp THPT/ THPT Quốc gia trong 03 năm gần nhất (~20,00 điểm)(*)

(*) Điểm trúng tuyển thấp nhất vào chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến theo phương thức thi Tốt nghiệp THPT/ THPT Quốc gia trong các năm 2021, 2020, 2019 lần lượt là 22,00; 21,00; 18,00

2. Đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài

Thí sinh đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

• Điểm trung bình học tập tích lũy (GPA) của 03 năm học ≥ 2.5 (thang 4)/ ≥ 65% (thang 100%); hoặc

• Kết quả các kỳ thi chứng chỉ quốc tế đạt mức tối thiểu trong bảng sau:

Kỳ thi chứng chỉ quốc tế Điểm tối thiểu Thang điểm
SAT – Scholastic Assessment Test 595 mỗi phần thi 1.600
ACT – American College Testing
24 36
IB – International Baccalaureate
26 42
A-Level – GCE Advanced Level (do University of Cambridge/ EdExcel cấp)

–    Môn Toán và môn Khoa học ≥ B-A

–    Các môn còn lại ≥ C-A

Thang A-E, cao nhất là A
ATAR – Australian Tertiary Admission Rank
80 Thang 99,95

Các chứng chỉ quốc tế khác chưa được thể hiện trong bảng trên sẽ được Hội đồng tuyển sinh xem xét và phê duyệt theo từng trường hợp.

B. ĐIỀU KIỆN XÉT TRÚNG TUYỂN

• Kết quả học tập ở bậc THPT thỏa điều kiện dự tuyển, tỷ trọng 70%

• Kết quả phỏng vấn với Hội đồng tuyển sinh, bao gồm kết quả bài luận, tỷ trọng 30%

C. ĐIỀU KIỆN TIẾNG ANH

1. Điều kiện tiếng Anh sơ tuyển

• IELTS ≥ 4.5/ TOEFL iBT ≥ 34/ TOEIC nghe-đọc ≥ 350 & nói-viết ≥ 190/ Lingual Skills ≥ 147 / VNU-EPT ≥ 200 / TOEFL BPT/ ITP ≥ 413

• Nhà trường cũng chấp nhận chứng chỉ Duolingo English Test (DET) ≥ 65 trong trường hợp thí sinh không có các chứng chỉ nêu trên. Tìm hiểu thông tin về DET tại đây.

2. Điều kiện tiếng Anh chính thức

• Thí sinh khi trúng tuyển nếu có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79/ TOEIC nghe-đọc ≥ 730 & nói-viết ≥ 280 sẽ vào học ngay học kỳ chính khóa (main term). Nếu chưa có, tân sinh viên sẽ được xếp lớp học tiếng Anh trong học kỳ Pre-University để đạt chuẩn.

• Chậm nhất 01 năm kể từ thời điểm nhập học, sinh viên phải nộp một trong các loại chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nêu trên cho nhà trường

Viện trưởng: TS. Đào Hoàng Tuấn

Phó Viện trưởng: TS. Phạm Ngọc Trụ

Viện Đào tạo Quốc tế (tên tiếng Anh: International School of Economics and Finance, viết tắt là: ISEF) là đơn vị quản lý trực tiếp các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế tại Học viện Chính sách và Phát triển. Viện được thành lập theo Quyết định số 525/QĐ-HVCSPT ngày 10 tháng 8 năm  2018 của Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển trên cơ sở nâng cấp Khoa Đào tạo Quốc tế.

I. Chức năng của Viện Đào tạo Quốc tế

Viện Đào tạo quốc tế có các chức năng sau đây:

- Chức năng quản lý, tổ chức đào tạo chương trình chuẩn quốc tế, tiên tiến, liên kết quốc tế và cấp song bằng ở bậc đại học và sau đại học theo kế hoạch đã được phê duyệt.

          + Tổ chức đào tạo các chương trình chất lượng cao.

          + Quản lý các dự án liên kết đào tạo với nước ngoài đã được phê duyệt và đưa vào hoạt động;

          + Nhập khẩu các chương trình đào tạo của nước ngoài, xây dựng các chương trình đào tạo từ các khóa ngắn hạn, tiếng Anh, dự bị, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

          + Tổ chức đào tạo các chương trình liên kết do phía nước ngoài cấp bằng;

          + Tổ chức các chương trình liên kết đào tạo bán du học (mô hình 2+2, 3+1,…).

- Chức năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học

          + Tìm kiếm các nguồn kinh phí nghiên cứu trong nước và quốc tế để tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học;

          + Liên kết với các trường đại học, các tổ chức trong nước và quốc tế để thực hiện các dự án nghiên cứu;

          + Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chuyên môn thế mạnh của Viện cho các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước.

- Chức năng tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sinh viên du học nước ngoài và trao đổi sinh viên quốc tế

          + Tổ chức dịch vụ hỗ trợ sinh viên du học tại các trường ở nước ngoài;

          + Tổ chức dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế đến học tập tại Học viện trong các dự án trao đổi sinh viên.

Chi tiết Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Đào tạo quốc tế (Tải tại đây)

II. Nhiệm vụ của Viện Đào tạo Quốc tế

Viện Đào tạo quốc tế có các nhiệm vụ sau đây:

- Khai thác có hiệu quả và phát triển các chương trình, dự án hợp tác đào tạo với các trường đại học và các tổ chức giáo dục nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu du học tại chỗ của người Việt Nam;

- Tham gia xây dựng các chương trình đào tạo của trường theo chuẩn quốc tế ở 3 bậc học Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ để nâng cao chất lượng đào tạo; đồng thời thu hút các sinh viên nước ngoài đến học tại Việt Nam;

- Phát triển có chọn lọc các chương trình, dự án chất lượng cao nhằm góp phần hình thành các chuyên ngành đào tạo mới, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện;

- Quan hệ chặt chẽ với các khoa, phòng, trung tâm thuộc Học viện trong việc tổ chức các hoạt động liên quan đến hợp tác quốc tế;

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ khoa học cho các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt liên quan đến các đối tác nước ngoài;

- Chuyển giao các công nghệ đào tạo đã nhập khẩu cho các khoa chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chung của Học viện.

III. Các câu hỏi thường gặp về Viện Đào tạo Quốc tế:

Các câu hỏi thường gặp về Viện Đào tạo quốc tế (Tải tại đây)

IV. Thông tin liên hệ:

Địa chỉ liên hệ: Phòng 218, Viện Đào tạo Quốc tế, Học viện Chính sách và Phát triển, Khu đô thị Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Số điện thoại: 090.220.8069 (thầy Sơn) 

Fanpage: https://www.facebook.com/CLCAPD/