Vì sao dùng ô quan chưởng

Read this on Tuoitrenews.vn

Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Cổng ô Quan Chưởng nhìn từ trên cao phố Hàng Chiếu -Ảnh: Nguyễn Khánh

Một trong những nơi cổ kính, rêu phong rất Hà Nội chính là ô Quan Chưởng - cửa ô duy nhất còn sót lại của thành Thăng Long xưa. Tôi đã chọn ô Quan Chưởng làm nơi ngắm nhìn Hà Nội trọn một ngày.

Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Vào những giờ cao điểm trong ngày, người dân buôn bán, đi lại chen chúc qua cửa ô gây tắc nghẽn

24 giờ nơi cửa ô còn lại này chỉ là một lát cắt nhỏ trong nhịp sống hối hả của người Hà Nội và những người dân tứ xứ đang tất tả mưu sinh ở đất Hà thành.

Ở nơi đây ta cảm nhận được hơi thở gấp gáp của cuộc sống, đó có thể là những cảnh tắc đường ở cổng tam quan hay những chiếc xe máy, xe đạp, gánh hàng rong đang chen chúc nhau và đều cố “nhoài người” về phía trước.

Bên cạnh cái cũ kỹ của nơi đây, ta cũng cảm được sức sống của Hà Nội qua bước nhảy chân sáo của những em nhỏ tan buổi học...

Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Từ sáng sớm, những gánh hàng hoa từ chợ Quảng An bên sông Hồng vào bán trong phố qua cổng ô Quan Chưởng
Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Một đám cưới đời mới chọn cổng ô làm hướng xuất phát đi đón dâu, mong mang lại điềm lành cho đôi uyên ương
Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
... Là lối về thân quen của hai cô bé
Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Những gánh hàng rong tất tả ngược xuôi
Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Khi đêm xuống, ô Quan Chưởng trở nên tĩnh lặng, cổ kính
Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Dưới cơn mưa, một người mẹ đón con về qua cửa ô
Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Ông Cường, 46 tuổi, người Hưng Yên, cứ một tuần một lần lại ngồi ở cửa ô để mài dao kéo thuê cho các cửa hàng bán đồ ăn tại đây
Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Niềm thích thú của cậu bé Gia Hưng (13 tháng tuổi) khi được ông ngoại đưa ra ô Quan Chưởng chơi. Nhà ông Đông Hà nằm ngay sát cổng ô, do vậy khi sinh ra, cha mẹ đã đặt tên là Đông Hà (tên gọi khác của ô Quan Chưởng)
Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Theo bà Đỗ Thị Lộc (85 tuổi, sinh sống tại phố Hàng Chiếu được 55 năm), ô Quan Chưởng bây giờ sạch sẽ hơn xưa...
Vì sao dùng ô quan chưởng
Phóng to
Cổng ô cũng là một điểm du lịch cho khách nước ngoài đến tham quan

NGUYỄN KHÁNH thực hiện

Vì sao dùng ô quan chưởng
Mới nhất Xem nhiều International
Thời sự
{{#is_first}} {{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Những ngày qua, người dân phố cổ Hà Nội ngỡ ngàng khi di tích lịch sử của thành Thăng Long xưa được trùng tu bằng những lớp vữa mới, xóa bỏ nét cổ kính.> Tháp nước cổ nhất Hà Nội được 'tân trang'

Ô Quan Chưởng về đêm khi còn chưa được trùng tu.

Vì sao dùng ô quan chưởng

Buổi sáng ra đường người dân ngỡ ngàng với sự thay đổi bởi một diện mạo mới.

Vì sao dùng ô quan chưởng

Hình ảnh rêu phong cổ kính xưa đã bị thay bằng chiếc cổng mới bằng vữa vừa được sơn trát.

Quảng cáo

Vì sao dùng ô quan chưởng

Một người đi xe máy dừng lại ngắm nhìn sự khác lạ. Hiện cửa ô này đang mang trên mình hai lớp áo.

Những hàng gạch mới vừa thay đều đặn, chỉn chu, vuông thành, sắc cạnh, khác hẳn các hàng gạch cổ phía dưới mang nét đẹp sần sùi, lồi lõm cổ kính.

Quảng cáo

Phía tường trái cửa chính còn tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô.

Vì sao dùng ô quan chưởng

Ô Quan Chưởng hay còn gọi là 'Đông Hà Môn' được xây dựng vào năm 1749, đến năm 1817 được vua Gia Long cho xây dựng lại và giữ nguyên cho đến ngày nay.

Hiện cửa ô này đang mang trên mình hai lớp áo.

Ô quan Chưởng vốn là điểm du lịch của nhiều vị khách nước ngoài khi đặt chân đến Hà Nội. 

Vì sao dùng ô quan chưởng

Và điểm đầu phố Hàng Chiếu này cũng là cửa ngõ giao thương, buôn bán của thành phố từ nhiều năm.

Hoàng Hà

Quảng cáo

Hà Nội xưa đã từng có 21 cửa ô. Qua năm tháng, trải qua chiến tranh; hiện nay chỉ còn lưu lại duy nhất cửa ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng nằm trên phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Thời pháp con phố này có tên của lái buôn người pháp. Năm 1888 con phố bị cháy trụi trong vụ hỏa hoạn kinh thành nên đổi tên là Phố Mới. Sau này đổi tên là Hàng Chiếu do tập trung rất nhiều chiếu cói từ Nam Đinh, Thái Bình mang lên buôn bán.

Vì sao dùng ô quan chưởng

Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông của kinh thành Thăng Long xưa. Từ thời Lê,cửa ô đã tồn tại nhưng có kiến trúc còn sơ sài. Mãi đến năm 1817 (năm Gia Long Đinh Sửu) mới được xây lại cho kiên cố.

Vì sao dùng ô quan chưởng

Kiến trúc Ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng được xây dựng theo kiểu vọng lâu gồm hai tầng. Tầng dưới còn nguyên cửa chính cao 3m, rộng gần 3m và hai cửa phụ hai bên, mỗi cửa rộng 1.65m, cao 2.5m. Phía trên cửa chính là một vọng lâu, khi xưa dùng để lính tuần canh gác. Lối lên vọng lâu được xây bậc thang hai bên ngoài cổng phụ.

Vì sao dùng ô quan chưởng

Cửa ô được xây bằng gạch vồ - tương tự như gạch xây Văn Miếu – Quốc Tử Giám thời Gia Long. Bên tường trái còn tấm bia ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu yêu cầu lính canh gác cẩn mật nhưng ko được gây phiền nhiễu cho dân

Vì sao dùng ô quan chưởng

Phía dưới vọng lâu, trên cửa chính đắp nổi dòng chữ Hán bằng sứ xanh: “Đông Hà môn”. Đông Hà môn là cửa quan trọng của vòng ngoài kinh thành Thăng Long thời kỳ 36 phố phường, hướng ra bến sông Hồng.  

Vì sao dùng ô quan chưởng

Tại sao gọi là Ô Quan Chưởng

Rõ ràng trên cửa ô còn ghi dòng chữ “Đông Hà môn” – nghĩa là cửa Đông Hà nhưng từ lâu người ta đã quen gọi là Ô Quan Chưởng. Theo kể lại rằng, trong cuộc chiến chống quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, viên quan Chưởng cùng binh lính đã anh dũng chiến đấu và hy sinh tại cửa ô này. Để tưởng nhớ và ghi ơn công lao của viên quan đã hy sinh cho Hà Nội nên nhân dân đã gọi là Ô Quan Chưởng.  

Vì sao dùng ô quan chưởng

Giá trị lịch sử Ô Quan Chưởng

Quan bao năm tháng với thăng trầm của lịch sử, mảnh đất Thăng Long đã hơn 1000 năm tuổi, Ô Quan Chưởng vẫn khóac lên mình vẻ cổ kính, uy nghi trở thành biểu tượng kiên cường của người Hà Nội; là nhân chứng sống vể Hà Nội 36 phố phường.

Vì sao dùng ô quan chưởng
Vì sao dùng ô quan chưởng

Di tích trở thành điểm đến độc đáo cho những ai yêu thích khám phá mảnh đất Hà Nội xưa. Thăng Long xưa ngày nay chỉ còn một cửa ô duy nhất như nhắc nhở thế hệ hôm nay biết trân trọng và bảo tồn những công trình mà lịch sử để lại.