Hệ thống m&e la gì

Hệ thống điện M&E là gì? Những tiêu chuẩn bắt buộc trong thiết kế M&E và những điều cần phải có ở một kỹ sư M&E sẽ được IAS tổng hợp qua bài viết sau đây.

Hệ thống điện M&E là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về hệ thống điện M&E là gì? Hãy tìm hiểu xem M&E là gì trước nhé.

Hệ thống m&e la gì
Hệ thống điện M&E là gì?

1. M&E là gì? M&E viết tắt cho từ gì?

M&E là viết tắt của Mechannical and Electrical được hiểu đơn giản nhất là cơ khí và điện. Ngoài ra người ta còn hay dùng từ này để chỉ bộ phận ngành kỹ sư cơ điện. Hệ thống M&E chiếm khoảng 40 – 60% tổng khối lượng của công trình xây dựng khi mỗi công trình có hai yếu tố xây dụng và cơ khí. Thậm chí nhiều dự án có thể lên đến 70 – 80%.

2. Hệ thống điện M&E là gì?

Hệ thống M&E là hệ thống cơ điện trong tòa nhà giúp cho việc vận hành trơn tru và linh động hơn. Đây là thành phần không thể nào thiếu đi trong mỗi tòa nhà.

Một hệ thống M&E sẽ bao gồm 4 hạng mục chính là:

  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí, được gọi tắt là HVAC (Heating Ventilation Air Conditioning)
  • Hệ thống cấp thoát nước và dọn dẹp vệ sinh, hay còn gọi là P&S ( Plumbing and Sanitary)
  • Hệ thống điện (Electrical)
  • Hệ thống thiết bị báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm and Fire fighting)

Mỗi hạng mục sẽ có một vai trò riêng, nhưng chúng luôn bổ trợ cho nhau để tạo ra một dự án hoàn thiện. Vì vậy nên chúng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu như không có bản vẽ M&E thì công trình chỉ hoàn thiện được phần thô.

Tuy phân loại như vậy, nhưng thực chất chúng gồm có 2 phần lớn là:

  • Phần Mechanical: chiếm khối lượng lớn trong một dự án, bao gồm hạng mục HVAC, P&S và Phòng cháy, chữa cháy.
  • Phần Electrical: gồm các hạng mục liên quan đến phần điện như phân phối và cung cấp điện, điều khiển (control system) và điện nhẹ (extra-low voltage). Đây là một bộ phận rất quan trọng trong việc thiết kế M&E.

Phần điện trong hệ thống điện M&E

1. Điện nặng

Hệ thống m&e la gì

Theo như tên gọi, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được vai trò của chúng trong bản vẽ biện pháp thi công M&E. Đây là nguồn điện tổng để cung cấp cho toàn bộ công trình. Gồm có

  • Hệ thống cấp nguồn chính (Main Power Supply): chứa các tủ trung thế, đường dây, máy biến áp cũng như các tủ đóng cắt chính và hệ thống tự động điều chỉnh điện áp, rơ le trung gian.
  • Hệ thống tủ điện phân phối (Submain power supply): có tác dụng cấp điện cho sản xuất, chiếu sáng,…
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt
  • Hệ thống ổ cắm (Socket outlet): được phân bố khắp mọi nơi trong công trình
  • Hệ thống ánh sáng sự cố: Bao gồm đèn exit và đèn emergency chiếu sáng trong những trường hợp có cháy, phát hiện hỏa hoạn,…
  • Hệ thống chống sét (Lightning protection system): bao gồm các kim thu sét và cọc tiếp địa giúp ngăn chặn sét.

2. Điện nhẹ

Hệ thống m&e la gì

Điện nhẹ còn được gọi tắt là ELV ( Extra low voltage system ). Hệ thống điện này có giá trị nhỏ đóng góp từ 10 – 20% nhưng chúng quyết định chất lượng của công trình.

Bản chất của hệ thống điện hệ là hệ thống công nghệ cao được phát triển để mang lại tiện nghi và lợi ích cho người sử dụng.

Hệ thống điện nhẹ sẽ bao gồm:

  • Hệ thống mạng và internet.
  • Hệ thống điện thoại
  • Camera an ninh giám sát.
  • Hệ thống liên lạc công cộng.

Các tiêu chuẩn trong hệ thống điện M&E

Tiêu chuẩn hệ thống M&E đã được Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và các bộ ngành công bố.

Hệ thống m&e la gì

1. Tiêu chuẩn hệ thống gió và điều hòa không khí

Thiết kế phải đảm bảo theo tiêu chuẩn:

  • TCVN 6160:1996 – PCCC – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế
  • TCXD 232:1999 – Hệ thống thông gió, điều hòa, cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu
  • QCVN 26:2010 – BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
  • TCVN 5687:2010 – Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế
  • QCVN 09:2013 – Sử dụng hiệu quả năng lượng

2. Tiêu chuẩn hệ thống thoát nước và thiết bị vệ sinh

  • TCVN 4513:1988 – Cấp thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 4519:1988 – Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình
  • TCVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế

3. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

  • TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 5738:2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 7336:2003 – PCCC – hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
  • TCVN 3890:2009 – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình

4. Hệ thống điện trong tòa nhà

  • TCXD 4756:1989 – Quy chuẩn nối đất và nối không của thiết bị điện
  • TCVN 11:2006 – Quy phạm trang bị điện
  • TCXDVN 394:2007 – Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong công trình xây dựng – An toàn điện
  • QCVN 07:2016 – Quy chuẩn quốc giá về cơ sở hạ tầng (5 – Công trình cấp điện; 7- Công trình chiếu sáng)
  • TCVN 9206:2012 – Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 9207:2012 – Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

Tìm hiểu về nghề kỹ sư M&E

1. Kỹ sư M&E là gì?

Hệ thống m&e la gì

Kỹ sư M&E là tên gọi chung cho những người đang làm việc cho các hạng mục cơ điện. Mỗi phần cơ và điện đều được phân chia thành nhiều hạng mục nhỏ khác nhau. Mỗi hạng mục sẽ được đảm nhận bởi một kỹ sư chuyên nghiệp riêng.

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc là một kỹ sư M&E thì thường sẽ làm gì, thì hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây:

  • Khảo sát công trình thực tế, lập ra bản vẽ thiết kế hệ thống M&E cho một dự án.
  • Làm việc chung với nhóm kiến trúc sư, phối hợp với danh sách các nhà thầu M&E, bộ phận giám sát,… để chốt phương án.
  • Lên kế hoạch bản vẽ, tổ chức thi công và lắp đặt.
  • Lập bảng thống kê chi tiết quá trình và khối lượng công việc bạn đang tiến hành.
  • Người quản lý và giám sât M&E sẽ phân công công việc, hướng dẫn và theo dõi quá trình. Kiểm soát chất lượng công trình dựa theo những tiêu chuẩn đã được đưa ra.
  • Cần đưa ra phương án giải quyết kịp thời trước những phát sinh trong quá trình thiết kế.
  • Kiểm tra kỹ chất lượng của công trình, hạng mục cơ điện được giao trước khi gửi hồ sơ nghiệm thu M&E cho các nhà thầu.

2. Những yếu tố trở thành kỹ sư M&E chuyên nghiệp

Hệ thống m&e la gì

Nắm vững kiến thức chuyên môn

Muốn trở thành một kỹ sư M&E chuyên nghiệp bạn cần phải nắm vững được các kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn. Phải biết được những tiêu chuẩn về bản vẽ M&E, thiết kế sao cho tối ưu, gọn nhẹ,…

Ngoài ra một số kiến thức cơ bản khác bạn cũng cần nên biết như: kiến thức về HVAC, thiết kế điện, cấp thoát nước và phòng cháy, chữa cháy,…

Kinh nghiệm thực tế

Đây là một hành trang vô cùng quý giá để bạn không trở nên bỡ ngỡ đối với những môi trường làm việc mới. Các kỹ sư M&E sẽ thường xuyên tiếp xúc với nhiều công trường khác nhau, đây là một cơ hội tốt giúp bạn học hỏi kinh nghiệm tốt nhất.

Kỹ năng đọc bản vẽ

Để thiết kế tốt thì bạn phải biết cách đọc được thiết kế bản vẽ. Đây là yêu cầu chung nhất đối với bất kỳ kỹ sư nào. Nếu bạn muốn chuyên nghiệp hơn bạn phải đọc và hiểu được những bản vẽ của người khác.

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong bất kỳ môi trường nào cũng vậy, đây luôn là kỹ năng cần thiết. Tạo sự đoàn kết sẽ giúp bạn tiến xa hơn.

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về hệ thống điện M&E là gì? hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn

>>> Xem thêm: Tủ điện là gì? Phân loại và ứng dụng