Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến mang những vẻ đẹp nào

“Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng” – Vũ Thu Phương

Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến mang những vẻ đẹp nào

Tây Tiến - Bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính

Tây Tiến là một trong những áng thơ đẹp nhất của nền văn học Việt Nam, đi lại liên tục giữa lãng mạn và hiện thực, giữa hòa hoa phong độ và kiên cường bất khuất. Có thể nói, Quang Dũng đã thổi một hồn thơ rất riêng vào những tác phẩm của ông, để nó vừa làm bất lên nét đẹp thiên nhiên thơ mông, lại khắc họa hình tượng người lính Hà thành hào hoa

Vẻ đẹp thiên nhiên 

Tây Bắc là nàng thơ của rất nhiều nhà thơ, bởi thiên nhiên nơi đó mang một nét đẹp vô cùng đặc trưng khi vừa có sự lãng mạn nên thơ, vừa có sự hoang sơ, nguy hiểm của đồi núi. Nét đẹp đó đã chiếm trọn trái tim của nhà thơ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh sông Mã, địa danh nổi tiếng của Tây Bắc. Gợi mở cho nỗi nhớ của nhà thơ về vùng núi hoang sơ mà kì vĩ. Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là nỗi nhớ:

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Đó là một nỗi nhớ khó có thể định hình, tính từ chơi vơi diễn tả sự da diết, lại mông lung khó có thể nói bằng lời. Những cuộc chia tay không hẹn trước, chỉ còn có thể tồn tại trong nỗi nhớ như vậy là điều thường xuyên bắt gặp trong thời kì chiến tranh:

Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng

Trưa một ngày sắp ngả sang đông


Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ        - Cuộc chia li màu đỏ

Nhà thơ nhớ thiên nhiên Tây Bắc da diết:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Nhà thơ lựa chọn những địa danh lạ lẫm, ít ai nhắc tới để diễn tả sự heo hút của nơi đây, vắng vẻ và ít người qua lại. Cả Tây Tiến là một nỗi nhớ khôn nguôi của nhà thơ về một vùng đất một thời trận mạc. Vậy nên, khi nhắc đến địa danh này, ta nhận thấy những kí ức của quá khứ hiện về thật tươi nguyên, nó chen lấn thực tại, tạo nên độ nhoè giữa hai không gian: không gian hiện tại và không gian hồi tưởng. Bởi thế, dù lạ lẫm, qua hồn thơ và nỗi nhớ Quang Dũng, các địa danh ấy xâm chiếm cõi nhở người đọc, giúp họ yên tâm cùng "Quang Dũng -trôi’ về một vùng đất đẹp đẽ, dữ dội và mộng mơ, đằm thắm.

Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến mang những vẻ đẹp nào

Thiên nhiên ấy được thể hiện rõ hơn qua những câu thơ tiếp theo:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Nhà thơ sử dụng cách ngắt nhịp thơ 4/4, thanh trắc nhiều khiến câu thơ như bị bẻ gãy làm đôi, nhằm diễn tả độ cao tuyệt đối của núi rừng Tây Bắc. Các từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” diễn tả sự trắc trở của địa hình hiểm trở, các tính từ mạnh làm tăng mức độ hiểm trở của thiên nhiên Tây Bắc. Độ cao của Tây Bắc được diễn tả bằng câu thơ “ súng ngửi trời” là một nét phá cách của Quang Dũng. Số từ ngàn như càng làm tăng thêm khoảng cách. nét hùng vĩ dữ dội toát lên từ những đỉnh núi cao vời vợi, cao chạm đến trời; toát lên từ những cung đường quanh co uốn lượn giữa muôn ngàn núi non trùng điệp với những triền dốc cheo leo. Câu thơ khiến người đọc mường tượng được những vực sâu thăm thẳm, hun hút. Trong thơ có cả họa và nhạc, sự kết hợp tài tình của ngôn từ đã giúp người đọc hình dung ra được bức tranh thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất.

Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến mang những vẻ đẹp nào

Nhưng Tây Bắc không chỉ hùng vĩ, không chỉ có heo hút. Tây Bắc cũng rất nên thơ và lãng mạn:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Câu thơ đột ngột sử dụng toàn thanh bằng nhằm diễn tả sự nên thơ của núi rừng Tây Bắc, ta có thể mường tượng được núi rừng ẩn hiện sau màn mưa, yên bình và đẹp đẽ. Tây Bắc luôn có hai mặt, một mặt nguy hiểm cực độ, một mặt lại bình yên đến lạ lùng:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Chao ôi! Tây Bắc yểu điệu như một người thiếu nữ, thiên nhiên ẩn hiện trong làn khói, làn hương, ấm áp và đầy tình người. Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã từng viết:

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương

Có lẽ thiên nhiên Tây Bắc – cái nôi của cách mạng luôn chiếm trọn trái tim của các nhà thơ bởi vẻ đẹp hùng vĩ lại lãng mạn của nó.

Hình tượng người lính

Hình tượng người lính  trong Tây Tiến vô cùng đặc biệt, khi các nhà thơ cùng thời tìm kiếm vẻ đẹp dũng cảm của họ,Quang Dũng lại đi tìm nét hào hoa của những chàng trai mới lớn. Không ngần ngại miêu tả hiện thực khổ đau để làm nổi bật lên vẻ đẹp của bộ đội cụ Hồ, bi mà không lụy:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Nhà thơ Quang Dũng gọi tên binh đoàn của mình bằng tên gọi khá thú vị "đoàn binh không mọc tóc”. Thật thú vị khi những con người ấy lại lấy chính hiện thực gian khổ khốc liệt để biến thành niềm kiêu hãnh và tự tôn cho chính mình. Câu thơ thứ hai tạo ra hai vế đối lập: "quân xanh màu lá" với "dữ oai hùm", một bên là cái thiếu thốn khó khăn gian khổ, một bên là khí phách anh hùng của những người lính Tây Tiến. Ba tiếng "dữ oai hùm" tạo nên một âm hưởng mạnh mẽ hùng tráng cho câu thơ, người đọc cảm nhận được khí thế của đoàn quân ra trận, câu thơ ngắt nhịp mạnh tô đậm nét hùng dũng, đồng thời thể hiện sự chủ động ứng phó với hoàn cảnh của những người lính. Khó khăn thử thách đã quá quen đối với họ và tôi luyện họ có một ý chí kiên cường:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Áo bào thay chiếu, anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Những con người với lí tưởng sống cao đẹp, đã ra đi chẳng tiếc tuổi trẻ, vì độc lập tự do cho dân tộc, ví sự thành công của trường kì cách mạng. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh áo bào để nói về cái chết của người chiến sĩ, như một lời cảm ơn sâu sắc của nhà thơ, cũng như khiến cho những cái chết ấy trở nên cao quý.

Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến mang những vẻ đẹp nào

Song ngay cả người lính trong thơ của Quang Dũng cũng mang một nét lãng mạn riêng:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Trong bài “Đất nước”, Nguyễn Đình Thi đã từng viết:

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Ý muốn nói, dẫu đã dứt lòng ra đi, vẫn không thể nào gạt bỏ được những tiếc nuối, những con người Hà thành mang trong lý tưởng cao cả, nhưng cũng không thể bỏ qua vẻ đẹp hào hoa của họ. Hai câu thơ đã nhấn mạnh chữ "mộng" và "mơ”. Từ "trừng“được dùng khá đặc sắc, nó cho thấy bao nhiêu tâm nguyện, bao nhiêu khát vọng hoài bão tự đáy lòng đêu dâng cả lên trên ánh mắt. "Mắt trừng" chỉ một hành động mạnh, nhưng không phải là trừng trị, dọa nạt mà là cái nhìn đau đáu, khôn nguôi thể hiện những nhung nhớ, ước ao đến khắc khoải. Chữ "mộng" khiến cho câu thơ như bị trùng xuống, ẩn chứa xúc cảm bâng khuâng.

Câu thơ chia thành hai thái cực, một bên quyết đoán, một bên hào hoa. Trong những giấc mơ, những người lính vẫn được phép mơ về những hạnh phúc cá nhân, những điều ước nhỏ nhoi thầm kín ẩn trong một dáng Kiều thơm:

Những điều lớn lao trên đất nước bao la Vẫn không quên niềm riêng nhỏ nhất Chung thuỷ nhất là mối tình của đất

Mỗi màu hoa đều thấm đượm tình người   - Màu tím hoa mua

Các nhà thơ luôn chú ý đến những rung động thầm kín của người lính, đó là những tình cảm rất đỗi bình thường. Nhà phê bình Phong Lan nhận định: “Tây Tiến là một tượng đài bất tử về người lính vô danh” – bất tử bởi chính những vẻ đẹp hào hoa, hào hùng bi tráng.

Tây tiến, với những hình ảnh chân thật nhất đã miêu tả thành công một thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, lại yên bình nên thơ, đồng thời làm bật lên được hình tượng người lính hào hùng, hào hoa mang đậm chất Hà thành.

Thảo Nguyên

Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến mang những vẻ đẹp nào

Trong chặng đường hành quân gian khổ, thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ thử thách ý chí, nghị lực của người lính. Cùng hoạt động trên địa bàn rừng núi Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu gắn bó mật thiết với thiên nhiên núi rừng nơi đây, nhưng mỗi người lính lại mang cảm hứng khác nhau tạo nên nét đẹp rất riêng, rất độc đáo trong "Tây Tiến" của Quang Dũng và "Việt Bắc" của Tố Hữu. Cùng cảm nhận vẻ đẹp người lính trong hai bài thơ này nhé!

Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến mang những vẻ đẹp nào


Dàn ý về vẻ đẹp người lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng và "Việt Bắc" của Tố Hữu


Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu là nỗi nhớ của các tác giả về một thời kì kháng chiến gian khổ mà nghĩa tình hình ảnh những người ra mặt trận hiện lên rất chân thực mà hào hùng.
1. Đoạn thơ trong bài "Tây Tiến" – Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài (thơ, văn, nhạc, hoạ), cũng là một người lính, sống một đời lính oanh liệt, hào hùng. Quãng đời ấy đã trở thành cảm hứng đặc sắc trong thơ ông. – Bài thơ Tây Tiến viết về người lính, về những chàng trai “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” – người lính Tây Tiến. Năm 1948, nhà thơ Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, không bao lâu, ông nhớ đơn vị cũ sáng tác bài thơ này. – Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ: nhớ về đồng đội và địa bàn hoạt động của đoàn quân, nhớ về vùng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng, trữ tình. – Hình ảnh người lính Tây Tiến: Họ hiện lên thật ấn tượng với những nét ngoại hình khác thường và vẻ đẹp phẩm chất hào hùng đáng kính: + Ngòi bút của nhà thơ Quang Dũng đã chọn được những nét tiêu biểu để khắc hoạ gương mặt chung của cả đoàn quân nhưng ông cũng không hề né tránh hiện thực.

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm."

⇒ Người lính Tây Tiến mang những nét ốm yếu, xanh xao, tiều tuỵ. Hình ảnh đó thể hiện điều kiện sống và chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Bằng thái độ yêu thương, trân trọng và tự hào về đồng đội, nhà thơ đã tái dựng chân dung họ tiều tuỵ những họ vẫn oai phong lẫm liệt, vẫn làm chủ của núi rừng. Họ chủ động vượt lên hoàn cảnh, coi thường gian khổ. – Nghệ thuật đảo ngữ, dùng từ trong các câu thơ trên đã nhấn mạnh vào hình tượng trung tâm của bài thơ: Họ đã đạp bằng gian khổ, thiếu thốn để chiến đấu vì lí tưởng“chiến trường đi” “không tiếc đời mình”. – Bên cạnh phẩm chất hào hùng, những người lính Tây Tiến còn là những tâm hồn hào hoa, lãng mạn:

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

⇒ Hình ảnh “mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng: “mắt trừng” là mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với chí khí mạnh mẽ, thề sống chết với kẻ thù. Nhưng đôi mắt mở trừng mà “gửi mộng qua biên giới” đó là đôi mắt của niềm khao khát hoà bình, khao khát về sự yên bình trên quê hương. Đó cùng là đôi mắt “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Dù nhiệm vụ chiến đấu đang khẩn trương, con đường hành quân vội vã, điều kiện chiến đấu gian khổ nhưng không hề đánh mất tâm hồn trong trẻo, trẻ trung, lãng mạn của họ. Trái tim họ vẫn rạo rực yêu đương, khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Bởi trước khi lên đường đi chiến đấu, họ cũng đã từng là những con người bình thường, những học sinh, sinh viên hồn nhiên, bình dị và trẻ trung. – Thơ ca chống Pháp cũng đã có nhiều nhà thơ nói về nỗi nhớ bất chợt đến với người lính như thế. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã rạo rực với nhịp đập con tim mình: “Những đêm dài hành quân nung nấu – Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”; nhà thơ Chính Hữu cũng đã viết “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”; Hồng Nguyên thì cồn cào, da diết trong thẳm sâu: “Ba năm rồi gửi lại mái lều tranh – Luống cày đất đỏ – Tiếng mõ đêm trường – Ít nhiều người vợ trẻ – Mòn chân bên cối gạo canh khuya”. + Bốn câu thơ trên được viết bằng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn, đậm chất sử thi. Ông đã kết hợp hài hoà cách sử dụng từ Hán Việt với từ thuần Việt, sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: tương phản, ẩn dụ. + Nhà thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng những con người phi thường trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến + Thái độ, tình cảm của tác giả: yêu thương, trân trọng, cảm phục và kính trọng đồng đội – những người hùng của thời đại. b. Đoạn thơ trong bài "Việt Bắc" – Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị và khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn khá đậm nét. Ông viết nhiều về các sự kiện chính trị, lịch sử. – Một trong những bài thơ thể hiện rất rõ cảm hứng và đặc điểm nghệ thuật của Tố Hữu là bài thơ Việt Bắc(1954), in trong tập thơ cùng tên. Tác phẩm viết về những kỉ niệm nơi chiến khu Việt Bắc gian khổ mà hào hùng, sâu đậm nghĩa tình. – Về nội dung: Đoạn thơ trong đề bài lại mang một giọng điệu khác, giọng điệu hào hùng khi tác giả tái hiện hình ảnh Việt Bắc ra trận – cũng là hình ảnh cả nước ra trận hào hùng trong kháng chiến chống Pháp: + Ấn tượng đậm nét trong đoạn thơ này là hình ảnh những đoàn quân cứ đi vội vã. Không khí khẩn trương, mạnh mẽ, hào hứng, sôi nổi của cuộc kháng chiến được gợi ra bằng hình ảnh:

"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung"

+ Câu thơ “Những đường Việt Bắc của ta” vang lên đầy hào sảng, chất chứa niềm tự hào, tự hào về những con đường kháng chiến, tự hào về những con đường ra mặt trận, tự hào về con đường giải phóng, giành lại chủ quyền vốn là của ta. Đó là những con đường đi đến những trận đánh vang dội, những chiến công oanh liệt. ⇒ Trên những con đường máu lửa, những con đường chiến đấu và chiến thắng ấy là hình ảnh những con người tiến ra mặt trận: “Đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Câu thơ mang âm hưởng hùng tráng, hào sảng cùng từ láy“rầm rập” như gợi ra nhịp bước hành quân đều đặn của những chiến sĩ ta. Những đoàn quân đi khiến núi rừng rung chuyển, đó là hình ảnh thực nhưng vẫn đậm chất lãng mạn và sử thi. Đó là hình ảnh cả nước ra trận, “cả nước hành quân – cả nước thành chiến sĩ”. + Hình ảnh những đoàn quân ra trận đã khẳng định sức mạnh của quân đội ta: Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan – Đoàn quân nối dài trên những con đường Việt Bắc của ta thật hùng tráng. Những từ láy“điệp điệp”, “trùng trùng” và nhịp điệu đều đặn của câu thơ gợi hình ảnh quân đội nhấp nhô như lượn sóng trên những con đường uốn quanh đồi núi, cũng gợi về sự đông đảo của quân đội, binh lính ta như cứ trải dài mãi, vươn rộng mãi đến khắp các chiến trường trên cả nước. Đó là hình ảnh của những con người đáng kính “Dù bom đạn xương tan, thịt nát / Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”. Họ đi cùng “ánh sao đầu súng”. Đó là ánh sao thực của bầu trời đêm Việt Bắc, cũng là ánh sao của lí tưởng cách mạng đang dẫn đường họ tới chiến thắng. Hình ảnh trong câu thơ vì thế mang niềm lạc quan, sự tin tưởng, niềm hân hoan khi hướng về “chiến thắng trăm miền”. + Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát nhưng âm điệu hùng tráng, tràn đầy cảm hứng lãng mạn, niềm tin tất thắng. Tác giả sử dụng linh hoạt điệp âm, điệp từ, từ láy với ngôn ngữ tạo hình cùng các biện pháp hoán dụ, ẩn dụ, nhân hoá. – Thái độ, tình cảm của tác giả: tự hào về cuộc kháng chiến ở Việt Bắc nói riêng, trên cả nước nói chung, tự hào về sức mạnh của các lực lượng tham gia kháng chiến, về sức mạnh của dân tộc chúng ta.

c. So sánh hai đoạn thơ để chỉ ra điểm gặp gỡ và cách thể hiện riêng của mỗi tác giả.​

* Điểm tương đồng: – Cả hai bài thơ, hai đoạn thơ đều viết về cuộc kháng chiến chống Pháp. Cả hai bài thơ đều được viết ra từ nỗi nhớ da diết, mênh mang về một thời đã qua – thời kì gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa. Đó là nỗi nhớ của người trong cuộc khi đã chia xa nhớ về. – Hai tác giả đều sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn, sử thi nhưng cảm hứng sử thi, lãng mạn vẫn nổi bật để khẳng định vẻ đẹp của những con người cách mạng, những con người làm nên chiến thắng vang dội trên các chiến trường.

* Nét riêng trong cách thể hiện của hai nhà thơ:

– Thể thơ. Giọng điệu thơ. Các biện pháp tu từ. Bút pháp nghệ thuật… – Nhà thơ Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh người lính mang vẻ đẹp bi tráng. Hồn thơ Quang Dũng thiên về thể hiện cái phi thường trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Còn bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu viết khi cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta đã chiến thắng vang dội, miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng. Hình ảnh con người kháng chiến vì thế mang vẻ đẹp hùng tráng, đầy khí thế chiến thắng. – Nỗi nhớ trong bài Tây Tiến là nỗi nhớ của cá nhân nhà thơ, nỗi nhớ của một người lính nhớ về đồng đội bằng tình yêu thương, cảm phục, tự hào cũng là của riêng nhà thơ Quang Dũng. Còn nỗi nhớ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ không chỉ của riêng nhà thơ Tố Hữu, còn là nỗi nhớ của những người cán bộ cách mạng về xuôi. Tình cảm trong bài thơ là tình cảm cách mạng, tình cảm cộng sản. – Thể thơ. Giọng điệu thơ. Các biện pháp tu từ. Bút pháp nghệ thuật…– Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ.
– Đánh giá, mở rộng vấn đề.