Luật phòng, chống tác hại thuốc lá mới nhất

Công việc của những người bán hàng tạp hoá vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày. Những bao thuốc lá vẫn được bán cho người có nhu cầu mua thuốc, thậm chí cả những đứa trẻ chưa đủ 18 tuổi khi đi mua thuốc cũng không nhận được bất cứ sự phản ứng nào của người bán hàng. Rất nhiều người bán hàng khi được hỏi đều không biết hoặc rất mơ hồ về sự ra đời của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Những tủ thuốc với rất nhiều nhãn hiệu thuốc lá được trưng bày công khai bất chấp những điều khoản quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đã được ban hành và áp dụng. Đây được xem là một hành động tiếp tay quảng cáo cho thuốc lá và là một trong những hành vi bị cấm theo luật này. Những hành vi này, theo dự thảo Nghị định xử phạt thì mức phạt có thể lên đến 2 triệu đồng.

Tại các quán cà phê, tỷ lệ người hút thuốc lá còn khá đông. Tâm lý nhiều người cho rằng thuốc lá kết hợp với vị đậm đà của cà phê thực sự làm sảng khoái tinh thần. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm giác cá nhân của mỗi người vì họ vẫn biết đến những tác hại của thuốc lá. Hiện nay chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của những điếu thuốc lá cháy dở trên môi không ít người tại các địa điểm công cộng. Dường như với họ thì đây vẫn là một việc làm bình thường như mọi ngày mà không ý thức được rằng mình đang vi phạm pháp luật. Tại bến xe khách, nhiều người vẫn ngang nhiên hút thuốc. Trong khi, có rất nhiều bảng cấm hút thuốc vẫn đang được treo, dán nhiều nơi tại bến xe. Vậy khi luật ra đời, nghiêm cấm hút thuốc hoàn toàn tại một số địa điểm thì những người đang hút thuốc lá phản ứng như thế nào. Không ít người vẫn chủ quan cho rằng luật mặc luật vì chờ Nghị định hướng dẫn xử phạt thì cũng còn mất thêm một khoảng thời gian dài nữa. Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn xử phạt hành chính thì hành vi hút thuốc tại nơi có quy định cấm hút thuốc sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 đến 300 nghìn đồng.

Nơi làm việc là một trong những địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn. Và Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc áp dụng luật trong cơ quan, tổ chức của mình. Bệnh viện là một trong những địa điểm mà không cần có phạm vi điều chỉnh của luật thì bản thân mỗi người khi đến đây cũng phải tự ý thức việc không được hút thuốc lá. Thế nhưng ngay cả khi luật đã thực sự có hiệu lực như hiện nay thì vẫn còn không ít người hút thuốc tại bệnh viện. Đặc biệt không ít người nhà bệnh nhân và những người thăm bệnh vẫn ngang nhiên hút thuốc ngay cả khi đã có bảng cấm. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh, chúng ta có thể dễ đàng bắt gặp hình ảnh của rất nhiều người hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện.

Một câu hỏi được đặt ra là: vậy khi Nghị định thực sự có hiệu lực thì cơ quan nào chịu trách nhiệm xử phạt và xử phạt như thế nào? Theo Vụ Pháp chế của Bộ Y tế thì nhiều các cơ quan có thể xử phạt các hành vi vi phạm luật phòng chống tác hại thuốc lá là thanh tra y tế, quản lý thị trường, công an… Như vậy đâu là cơ quan chịu trách nhiệm chính và để có thể làm tốt việc xử lý vi phạm này thì cần phải có thêm một đội ngũ nhân lực đáng kể trong khi hiện nay đội ngũ nhân lực hiện tại đã phải kiêm nhiệm khá nhiều công việc chuyên môn. Là một trong những cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai luật phòng chống tác hại của thuốc lá đến cơ sở, Sở Y tế tỉnh ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều trăn trở trong việc đưa luật đi vào cuộc sống.

Vậy những người đang hút thuốc hiện nay sẽ được hút thuốc tại những địa điểm nào? Theo luật quy định địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: Khu vực cách ly của sân bay; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. Tuy nhiên, nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Trong số 4 nguyên nhân gây tử vong cao thì thuốc lá đứng hàng thứ hai sau HIV và tiếp theo thuốc lá là rượu và tai nạn giao thông. Người nghiện thuốc lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút thuốc lá. Khói thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 25 - 30%, mắc bệnh phổi lên 25% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82%.  Một người hút thuốc lá trong một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 số tiền chi cho lương thực, gấp 1,5 lần so với chi cho giáo dục, gấp 5 lần chi phí y tế tính theo bình quân đầu người. Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây ra những ảnh hưởng có hại khác đến vệ sinh môi trường, làm gia tăng hoạt động buôn lậu, gây ra nguy cơ cháy nổ./.

Nằm ở vùng sâu, vùng xa của huyện Hướng Hóa, tuy đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhận thức của người dân thôn A Xau, xã Lìa về THTL được cải thiện đáng kể, đặc biệt là tình trạng hút thuốc lá trong giới trẻ có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Trò chuyện với chúng tôi, anh Hồ Văn Ton cho biết: “Thanh niên trong bản hiện nay rất ít người hút thuốc lá. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các chương trình tuyên truyền của ngành y tế, chúng tôi hiểu rõ hơn về THTL, từ đó quyết tâm không hút thuốc. Tuy nhiên, thực tế trong thôn vẫn còn một số người cao tuổi có thời gian gắn bó lâu dài với thuốc lá, hút thuốc đã trở thành một thói quen khó từ bỏ. Là lực lượng thanh niên tại địa phương, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về THTL, từ đó sớm từ bỏ thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng”.

Luật phòng, chống tác hại thuốc lá mới nhất

Để triển khai hiệu quả Luật PCTHTL, thời gian quan, ngành y tế đã tích cực thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường chỉ đạo về PCTHTL. Theo đó, các cơ quan, đơn vị đã chủ động tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật PCTHTL thông qua các buổi họp giao ban, sinh hoạt đơn vị, tăng cường phổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá điếu và các sản phẩm mới (như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha). Tuyên truyền về các địa điểm cấm hút thuốc lá như: Nơi làm việc, trường học, cơ sở y tế, khách sạn và các địa điểm công cộng trong nhà...

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương, người đứng đầu các địa điểm cấm hút thuốc lá trong việc tổ chức thực hiện quy định cấm hút thuốc. Truyền thông giúp nâng cao nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của người hút thuốc như: Không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm, không hút thuốc trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi; giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẫu thuốc lá đúng nơi quy định. Quyền của mọi người là được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá, quyền yêu cầu người hút thuốc lá không hút tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. Cùng với đó, ngành cũng tập trung tuyên truyền các nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong PCTHTL.

Thực hiện nghiêm việc treo biển cấm hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá. Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sử dụng thuốc lá trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Thực hiện nghiêm quy định cấm quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá… Thực hiện gắn các hoạt động PCTHTL với cuộc vận động công chức, viên chức (CCVC), người lao động (NLĐ), nhất là đoàn viên thanh niên các đơn vị không hút thuốc lá trong giờ hành chính, cuộc họp, cưới hỏi, tang lễ, vui chơi, gia đình, bạn bè nhằm xây dựng môi trường văn hóa công sở không có người hút thuốc lá.

 Phát động cơ quan, đơn vị không khói thuốc lá, chú trọng phương pháp nêu gương như: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị gương mẫu thực hiện và vận động CCVC, NLĐ phải thực hiện các quy định của Luật PCTHTL và thường xuyên nhắc nhở, chỉ đạo bằng các văn bản. Thực hiện niêm yết bảng “Cấm hút thuốc” tại các vị trí dễ quan sát, lối ra vào, trong các phòng làm việc, hành lang, không để gạt tàn thuốc tại các khu vực có quy định cấm hút thuốc lá. Đưa nội dung PCTHTL, việc cấm hút thuốc tại nơi công sở vào quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị, căn cứ làm tiêu chí đánh giá thi đua của cán bộ, CCVC, NLĐ cuối năm.

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định nhưng trên thực tế, việc thực thi Luật PCTHTL trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do thuốc lá có khả năng gây nghiện, giá bán rẻ, người dân rất dễ trực tiếp mua bán. Cùng với đó, ý thức tuân thủ quy định của pháp luật về PCTHTL trong một bộ phận CCVC, NLĐ và người dân chưa cao nên tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại một số nơi làm việc và nơi công cộng còn diễn ra. Tại nhiều điểm bán thuốc lá, vẫn còn tình trạng trưng bày, khuyến mại không theo quy định.

Mặt khác, chế tài trong Luật PCTHTL chưa được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, khó thực hiện, chủ yếu cũng chỉ là vận động tuyên truyền. Lực lượng chuyên trách còn thiếu, không thể bao phủ hết tất cả những địa điểm, vị trí cần phải kiểm tra, giám sát như luật quy định. Công tác triển khai thực hiện Luật PCTHTL tại một số đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh còn chậm, chưa hiệu quả. Công tác kiểm tra thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc chưa được thực hiện tốt. Do đó, hiện tượng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng vẫn còn diễn ra nhiều nơi.

Việc triển khai công tác truyền thông về PCTHTL gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có sự sát sao trong hoạt động PCTHTL. Chế tài xử lý vi phạm được quy định ở nhiều nghị định xử phạt vi phạm hành chính nên việc xử lý còn gặp khó khăn. Lực lượng thanh tra mỏng, hành vi hút thuốc xảy ra nhanh, công tác xử lý vi phạm hành chính ở một số cơ quan quản lý nhà nước còn chưa hiệu quả đối với những hành vi hút thuốc nơi công cộng, nơi cấm hút thuốc. Các hoạt động cai nghiện thuốc lá chủ yếu mới được triển khai ở bệnh viện tuyến Trung ương, tại tỉnh Quảng Trị chưa có đơn vị y tế thực hiện triển khai các hoạt động cai nghiện thuốc lá. Việc kiểm soát quảng cáo sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là sản phẩm thuốc lá mới trên mạng xã hội... chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng.

Để Luật PCTHTL thực sự có hiệu quả, ngành y tế kiến nghị, đề xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa, trách nhiệm của các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ thông tin cho báo chí, truyền hình nhằm khuyến cáo người dân từ bỏ thói quen hút thuốc để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người thân và những hệ lụy xã hội. Cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, đặc biệt là tại trường học, cơ sở y tế và địa điểm công cộng, ưu tiên ngăn ngừa sử dụng thuốc lá trong giới trẻ.

                                                                                       Thanh Hải