Hình thức của văn bản là gì

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ dùng trong giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức nói hoặc viết.

- Các đặc điểm của văn bản:

+ Có tính thống nhất về chủ đề.

+ Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc, trình tự.

+ Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

- Các loại văn bản: Gồm 6 loại, dựa trên mục đích giao tiếp và phạm vi sử dụng.

+ Văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (nhật kí, thư từ).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện...).

+ Văn bản theo phong cách ngôn ngữ khoa học (SGK, bài luận, báo cáo khoa học...).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, luật...).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (lời kêu gọi, bài bình luận, tuyên ngôn...).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn...).

- Đọc các văn bản 1, 2, 3 (SGK) và trả lời các câu hỏi:

1. Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

- Văn bản 1:

+ Đề cập đến một kinh nghiệm sống.

 + Dung lượng ngắn, súc tích.

- Văn bản 2:

+ Đề cập đền số phận của người phụ nữ thời phong kiến.

+ Dung lượng gồm 4 câu ngắn gọn.

- Văn bản 3:

+ Đề cập đến vấn đề chính trị, nhằm kêu gọi đồng bào toàn quốc đứng lên chống Pháp.

+ Dung lượng gồm nhiều đọan, dài hơn văn bản 1 và 2.

2. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?

- Văn bản 1: Nội dung đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của môi trường đến phẩm chất con người; khuyên nhủ nhau giữ gìn phẩm chất và xây dựng môi trường sống lành mạnh.

- Văn bản 2: Nội dung đề cập tới thân phận hẩm hiu của người phụ nữ dưới thời phong kiến.

- Văn bản 3: Nội dung kêu gọi nhân dân chống Pháp.

3. Ở văn bản 2 và 3, nội dung được triển khai thế nào? Ở văn bản 3 được tổ chức kết cấu như thế nào?

- Văn bản 2: Hai dòng đầu và hai dòng sau có kết cấu tương đương, có ý nghĩa giá trị và hình thức gần giống nhau, đứng cạnh nhau, lặp lại mô hình cú pháp và cụm từ “Thân em”.

- Văn bản 3: Có kết cấu ba phần.

+ Mở đầu: Từ đầu đến “...làm nô lệ” (tóm tắt tình hình thực tế và lí do phải đứng dậy kháng chiến).

+ Nội dung chính: Tiếp đến “... nhất định về dân tộc ta” (lời kêu gọi các tầng lớp nhân dân và chiến sĩ, tự vệ, dân quân).

+ Lời kết: Khẳng định niềm tin tất thắng.

4. Dấu hiệu mở đầu và kết thúc của văn bản 3.

- Dấu hiệu mở đầu là câu hô gọi “Hỡi đồng bào toàn quốc!”.

- Dấu hiệu kết thúc: là hai câu khẩu hiện thể hiện niềm tin và lòng quyết tâm.

5. Mục đích của các văn bản:

- Văn bản 1: Mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống.

- Văn bản 2: Nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ để gợi sự hiểu biết và lòng cảm thông của mọi người đối với họ.

- Văn bản 3: Mục đích kêu gọi toàn dân đứng lên chống Pháp.

II. Các loại văn bản

1. Vấn đề và lĩnh vực của văn bản.

- Văn bản 1 và 2 thuộc lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật. Văn bản 3 thuộc lĩnh vực giao tiếp chính trị.

+ Từ ngữ của văn bản 1 và 2 là các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh. Văn bản 3 sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị.

- Cách thức thể hiện văn bản 1 và 2 trình bày vấn đề thông qua những hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng. Văn bản 3 dùng lí lẽ và lập luận chặt chẽ khẳng định việc chống Pháp là yêu cầu bức thiết.

2. So sánh văn bản 2, 3 với một bài học thuộc môn khoa học khác (Toán, Lí, Hóa…) và một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh. Sau đó rút ra nhận xét trên các phương diện sau:

- Phạm vi sử dụng: Văn bản 2 là văn bản nghệ thuật, được dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật. Văn bản 3 dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị. Văn bản trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học. Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.

- Mục đích giao tiếp: Văn bản 2 nhằm bộc lộ cảm xúc; văn bản 3 nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến. Văn bản trong SGK nhằm truyền đạt kiến thức khoa học. Đơn xin nghỉ học nhằm trình bày nguyện vọng, giấy khai sinh nhằm trình bày thông tin của một cá nhân.

- Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản: Văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học. Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

- Kết cấu trình bày ở mỗi loại văn bản: Văn bản 2 có kết cấu là một bài ca dao, thể thơ lục bát. Văn bản 3 có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc. Văn bản trong SGK có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc. Đơn và giấy khai sinh có kết cấu theo mẫu cụ thể, mang tính quy ước. 

Home/Giáo dục/Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Giáo dụcNội dung và hình thức của văn bản văn học

THPT Sóc Trăng Send an email 24/11/2021

Qua bài soạn Nội dung và hình thức của văn bản văn học, các em sẽ được tìm hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm thuộc nội dung và hình thức để tìm hiểu văn bản văn học.

Nội dung

Related Articles

  • Hình thức của văn bản là gì

    Phân tích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

    12/02/2022

  • Phân tích đoạn 2 bài Chí khí anh hùng (3 mẫu)

    12/02/2022

  • Hình thức của văn bản là gì

    Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

    12/02/2022

  • 20+ Bài Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

    12/02/2022

  • 1 A- Kiến thức cơ bản cần nắm vững
  • 2 B- Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học

A- Kiến thức cơ bản cần nắm vững

I. Các khái niệm của nội dung và hình thức của văn bản văn học

1. Khái niệm về nội dung

Bạn đang xem: Nội dung và hình thức của văn bản văn học

– Đề tài: Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản

– Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Nó là vấn đề được nhà văn quan tâm và thể hiện chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống

– Tư tưởng: là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc

– Cảm hứng nghệ thuật: Là nội dung chủ đạo của văn bản. Nó là trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm, hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc sẽ cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.

2. Khái niệm về hình thức

– Ngôn từ: Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học, là cơ sở vật chất của văn bản văn học, nhờ có chúng ta mới lần lượt tìm hiểu được từng tầng nghĩa của văn bản văn học.

– Kết cấu: là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa

– Thể loại: là những quy tắc tổ chức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: thơ, tiểu thuyết, kịch, trường ca,…

II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học

– Văn bản văn học cần phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức – thống nhất giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ.

+ Ý nghĩa thứ nhất: trong quá trình phân tích, ta không chỉ chú trọng nội dung mà bỏ rơi hình thức. Phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hình thức.

+ Ý nghĩa thứ hai: Trong đời sống văn chương có những văn bản đạt nội dung coi nhẹ hình thức và ngược lại. Chúng ta cần nhận biết điều này khi tìm hiểu và phân tích văn bản.

B- Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Câu 1: Đề tài của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

– Một số VD về đề tài:

+ Đề tài của truyện Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu, giữa thiện và ác.

+ Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

+ Đề tài của Tắt đèn là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, trong những ngày sưu thuế…

Câu 2: Chủ đề là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

– Ví dụ:

+ Chủ đề của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy. Vấn đề tình yêu, nhân phẩm, công lí… cũng được Nguyễn Du đặt ra để lí giải.

+ Chủ đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền lãnh thổ…..

Câu 3: Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học.

Trả lời:

– Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng của văn bản văn học: Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, nó thể hiện những trạng thái cảm xúc, tâm hôn của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm vào bên trong tác phẩm.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.

Trả lời:

– Một văn bản văn học tốt về nội dung, đẹp về hình thức sẽ đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp…

– Sự hoà hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các tác phẩm văn học ưu tú.

Luyện tập

Câu 1: So sánh đề tài của hai văn bản văn học ”Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan.

Trả lời:

– Sự giống nhau: Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và sự vùng lên phản kháng tự phát của họ. Đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng có ý nghĩa rất lớn trong việc thức tỉnh người nông dân và ý thức đấu tranh của họ, giục giã họ quyết tâm thay đổi hoàn cảnh sống khi hiểu ra thực trạng bi thảm cuộc sống của mình.

– Khác nhau:

+ Tắt đèn: miêu tả cuộc sống người nông dân trong những ngày sưu thuế nặng nề, nông dân bị áp bức, bóc lột quá mức phải vùng lên phản kháng.

+ Bước đường cùng: miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ ở nông thôn. Bị cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lối thoát, họ phải vùng lên chống lại.

Câu 2: Phân tích tư tưởng bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm (SGK trang 130).

Trả lời:

Để diễn tả công lao khó nhọc của mẹ trong việc trồng cây, tác giả đã lấy hình ảnh quả bí, quả bầu để hình tượng hóa nỗi gian nan: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.

Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người:

Và chúng tôi một thứ quả trên đời,

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái.

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi,

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Mẹ nuôi con công lao khó nhọc, đứa con cũng giống như một thứ quả đặc biệt của mẹ. Mẹ hái quả ở đây không phải là đứa con phải trả hiếu cho mẹ mà là mẹ mong chờ con mình nên người, sống có ích.

Tác giả lo sợ mẹ già rồi (bà tay mẹ mỏi) mà mình vẫn còn khờ dại, vẫn chưa làm được gì (thứ quả non xanh).

Đã là con thì phải luôn biết ơn người mẹ đã sinh thành, dưỡng dục ta nên người. Làm một người tốt để cha mẹ vui lòng, đó là sự trả ơn đối với cha mẹ. Đó cũng chính là tư tưởng của bài thơ Mẹ và quả.

-/-

—TỔNG KẾT—

  • Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung,…
  • Các khái niệm thường được coi thuộc về mặt nội dung là đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật. Các khái niệm thường được coi thuộc về mặt hình thức là ngôn từ, kết cấu và thể loại. Sự hài hoà giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú.


Hướng dẫn soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học, gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập luyện tập trang 127 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 2.

Đặc điểm hình thức của văn bản là gì?

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ dùng trong giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức nói hoặc viết. - Các đặc điểm của văn bản: + Có tính thống nhất về chủ đề. + Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc, trình tự.

Các văn bản luật có bao nhiêu hình thức?

Văn bản pháp luật gồm 03 nhóm như sau: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luậtvăn bản hành chính.

Tên gọi của văn bản là gì?

Tên văn bản gồm tên loại và tên gọi của văn bản. Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản theo quy định của Luật. Tên gọi của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.