Hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

Chiến thắng lịch sử vẻ vang Điện Biên Phủ diễn ra trong hoàn cảnh nào? Diễn biến và kết quả ra sao? Và có ý nghĩa gì? Cùng Bankstore tìm hiểu ngay nhé.

Tóm tắt nhanh Chiến dịch lịch sử vẻ vang Điện Biên Phủ 1954 trong vòng 11 phút.


THND |

Tham gia Group THND để update tin mới: https://bit.ly/2BZnRtM

Xem #TinTuc hấp dẫn, Tổng Hợp #Video Tiên tiến nhất về #thoitiet , #bongda Việt Nam – Quốc Tế tiên tiến nhất đang diễn ra trong thời gian qua. Kênh Tin Báo Nhân Dân sẽ update tới những bạn các thông tin đầy đủ nhất tại đây. Mời bạn đón xem nhé !

Đăng Ký Xem Video #tinmoi Miễn Phí: http://goo.gl/dVkSzA

Xem Top Tin Nóng tại đây: https://goo.gl/krwJ6X

Theo dõi Twitter của Truyền Hình Nhân Dân: https://goo.gl/HvobWd

1. Bản #tinthoisu — https://goo.gl/P6kNXd

2. Tin Dự báo thời tiết — https://goo.gl/YNpoJx

3. Tổng Hợp #tintrongnuoc — https://goo.gl/zpGT5y

4. Seri Điều Tra Phá Án Lần theo dấu vết — https://goo.gl/iHDMiJ

5. Phóng Sự Điều Tra Chống Buôn Lậu — https://goo.gl/TW5Hrj

6. Phim VN Cũ mà Hay — https://goo.gl/RqvzJX

7. Sức Khỏe Cuộc Sống — https://goo.gl/yDGMVZ

Hoàn cảnh lịch sử vẻ vang của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong nước

Vào năm 1947 ta làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Điều này giúp ta thay đổi vị thế trên chiến trường từ thế thụ động, yếu chuyển sang thế dữ thế chủ động. Pháp buộc phải chiến đấu lâu dài với ta.

Thế giới

Tại Đông Âu, các nước theo XHCN dần ổn định. Nhà nước CHND Trung Hoa – ngay sát Việt Nam được thành lập năm 1949. Đặc biệt quan trọng thời điểm 1950 -1951 vấn đề ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thừa nhận, những giúp đỡ về quân sự chiến lược được tiến hành.

Pháp dần phụ thuộc vào Mỹ do những hậu quả về người và của hết sức nặng nề để lại sau thế chiến thứ hai. Chúng xây dựng Điện Biên Phủ thành một “pháo đài trang nghiêm không thể công phá”. Từ đây, Điện Biên Phủ trở thành trung tâm trong kế hoạch của Pháp được xây dựng kiên cố với 49 cứ điểm, 2 sân bay và 3 phân khu.

Hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

Phía ta

Những chiến dịch lớn ở Thượng Lào, Tây Bắc… của ta đã đánh đòn tâm lý nặng khiến quân Pháp dần co rúm, ta ngày càng dữ thế chủ động và chính quy hóa.

  • Phía tiền tuyến: lực lượng mạnh, sư đoàn, trung đoàn được xây dựng nhiều.
  • Phía hậu phương: nhân dân đồng lòng dốc sức và đủ sức cung cấp lương thực, quân trang cho tiền tuyến.

Do đó, tháng 12/1953: Đảng ta xác định Điện Biên Phủ là nơi quyết chiến giữa ta và Pháp với phương châm “đánh chắc, tiến chắc” với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

Diễn biến chiến thắng lịch sử vẻ vang Điện Biên Phủ

Tìm hiểu chiến thắng Điện Biên Phủ là tìm hiểu về quãng thời gian gần 2 tháng từ 13/3 – 7/5/1954. Gồm 3 đợt:

  • Đợt 1 (13/3 – 17/3): cứ điểm Him Lam bị quân ta tiêu diệt cùng với đó là diệt 2000 địch và phá hủy 26 máy bay địch.
  • Đợt 2 (30/3 – 26/4): cao điểm phía Đông khu trung tâm Mường Thanh bị quân ta đồng loạt tấn công, diễn ra ác liệt nhất ở đồi A1, C1. Trung tâm Mường Thanh – nơi tiếp tế bằng hàng không của địch bị ta kìm hãm, địch rơi vào tình thế khốn khó.
  • Đợt 3 (1/5 – 7/5): Quân ta đồng loạt tấn công vào khu Mường Thanh, Hồng Cúm. Chiều 7/5, ta tiến đánh sở chỉ huy địch. Đúng 17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát, toàn bộ địch đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi.

Hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng lịch sử vẻ vang Điện Biên Phủ

Kết quả

Chiến thắng Điện Biên Phủ có 16.200 tên địch bị tiêu diệt, 62 máy bay địch bị phá hủy và rất nhiều phương tiện cuộc chiến tranh địch bị ta thu giữ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, kế hoạch Na Va của Pháp bị đập tan. Bàn đàm phán giữa Pháp – Mỹ – Việt Nam diễn ra sau đó buộc Pháp rút quân khỏi nước ta.

Xem Thêm  Công xã Paris 1871: TẤT TẦN TẬT Thông tin cơ bản liên quan

Ý nghĩa lịch sử vẻ vang

Suốt 4000 năm lịch sử vẻ vang chiến đấu bảo vệ độc lập Tổ quốc, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không là chiến thắng lừng lẫy nhất, là đòn phủ đầu mạnh nhất khiến Pháp, Mỹ gục ngã. Từ đây, 100 năm nước ta làm nô lệ dưới ách thực dân Pháp hoàn toàn ngã ngũ. Một lần nữa, tinh thần đoàn kết, yêu nước, quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta được khẳng định. Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần vào sự thắng lợi của hiệp định Giơnevơ.

Sự kiện lịch sử vẻ vang chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn động lực, cỗ vũ to lớn cho việc đấu tranh giải phóng dân tộc bản địa của khá nhiều nước trên thế giới. Góp phần làm tan rã chủ trương thuộc địa của khá nhiều nước thực dân.

Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu mốc vàng son, là niềm tự hào của toàn dân tộc bản địa Việt Nam. Đó cũng là nơi bao máu, mồ hôi và nước mắt các anh hùng Việt Nam rơi xuống. Hiểu thêm về chiến thắng lịch sử vẻ vang Điện Biên Phủ là niềm yêu thương và tự hào về đất nước.

Xem thêm >>> Chiến thắng biên giới thu đông 1950: Toàn cảnh, Diễn biến và Ý nghĩa

Chiến thắng Điện Biên Phủ, mốc vàng trong lịch sử dân tộc

Thứ Hai 0:00 03/03/2014

ĐBP - Ngày 19/12/1946 với Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta anh dũng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 có ý nghĩa quan trọng trong năm đầu kháng chiến toàn quốc. Chiến thắng này là đòn quyết định làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của địch, bảo vệ an toàn căn cứ địa cách mạng và đầu não kháng chiến, mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến. Chiến thắng Biên giới năm 1950 đã tạo ra một bước chuyển cơ bản cho cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới, giai đoạn ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, chuyển hẳn sang liên tục tấn công và phản công địch. Quân ta càng đánh, càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Pháp càng ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng. Vùng giải phóng mở rộng, chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố.

Hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đứng, bên phải) trình bày với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh tư liệu

Để cứu vãn tình thế, bước vào Thu - Đông năm 1953, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Nava tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dưong. Kế hoạch Nava là kế hoạch chung, là nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhằm giành lại thế chủ động có tính quyết định về quân sự trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng. Để đạt được mục tiêu đó, Pháp và Mỹ đã lập kế hoạch đến năm 1954 quân chủ lực Pháp có 7 sư đoàn cơ động chiến lược với 27 binh đoàn làm nắm đấm thép.

Về phía ta, tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân với phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, chọn nơi địch sơ hở và nơi tương đối yếu mà đánh, chọn những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do, đẩy mạnh chiến tranh du kích, giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng. Quân và dân ta đã phối hợp với quân và dân Lào, Campuchia liên tiếp mở chiến dịch và giành thắng lợi ở Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Campuchia, Tây Nguyên và Thượng Lào, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng của địch, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó trên khắp chiến trường Đông Dương, đẩy chúng vào tình thế bị động chiến lược. Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ.

Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Tuy là kế hoạch nằm ngoài dự kiến ban đầu của Kế hoạch Nava của Pháp và Mỹ, nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Địch đã cho tập trung ở đây 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương; hệ thống hoả lực mặt đất khá mạnh với 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội pháo 155mm, 1 đại đội súng cối 120mm được bố trí ở Mường Thanh và Hồng Cúm; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm với gần 100 lần chiếc lên, xuống mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 tên địch, đảm bảo nguồn tiếp viện cho quân Pháp trong quá trình tác chiến. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ. Nava coi Điện Biên Phủ như “một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Điện Biên Phủ đã trở thành quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava.

Trước tình hình đó, ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị họp và nhận định, Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng chỗ yếu cơ bản của địch là bị cô lập. Về phía ta, Điện Biên Phủ là một trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay; diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở, đường cơ động cho pháo khó khăn, thời gian chuẩn bị cho chiến dịch gấp, nhưng có ý nghĩa quân sự, chính trị và ngoại giao rất quan trọng. Khó khăn lớn nhất cùa ta là vấn đề cung cấp hậu cần nhưng chúng ta có thể khắc phục được. Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng uỷ mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000. Chấp hành quyết định của Bộ Chính trị, mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch được tiến hành khẩn trương. Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.

Tài liệu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy