Học luật thương mại quốc tế ở đâu

Em là học sinh lớp 12 ở TP HCM, đang định hướng học ngành Luật thương mại quốc tế nhưng vẫn còn phân vân trong khâu chọn trường.

Sau khi tìm hiểu, em biết được hai trường Đại học Luật TP HCM và Đại học Kinh tế - Luật có giảng dạy ngành này và chất lượng được đánh giá cao. Tuy nhiên, em không biết trường nào trong hai trường này mạnh về ngành Luật thương mại quốc tế hơn.

Ngoài hai trường này, không biết TP HCM còn trường đại học nào đào tạo ngành này có chất lượng ổn không ạ? Nhờ mọi người giới thiệu để em có thêm thông tin tham khảo và sự lựa chọn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học.

Em xin cảm ơn mọi người!

Mỹ Ngọc

Đại học Mở Hà Nội cũng là ngôi trường có danh tiếng trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho Đảng, chính phủ nhà nước nguồn nhân lực trẻ, tài năng. Học tập và rèn luyện tại Đại học Mở Hà Nội sẽ cung cấp cho sinh viên nhiều hành trang quý báu liên quan đến ngành học của mình: các kỹ năng soạn thảo văn bản, hợp đồng, ký kết hợp đồng, tra cứu thông tin, viết báo cáo phân tích, kỹ năng giao tiếp, tư vấn, cố vấn, đàm phán giữa hai bên làm ăn với nhau và đặc biệt là khả năng giao tiếp bằng tiếng anh sẽ được bồi dưỡng mỗi ngày tại Đại học Mở Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Mở Hà Nội, sinh viên thuộc ngành Luật quốc tế có thể đảm nhiều vị trí khác nhau trong các văn phòng luật sư, cơ quan chính phủ, công ty luật, đại sứ quán Việt Nam. Có thể kể đến như: chuyên viên tư vấn pháp lý, biên tập viên luật pháp quốc tế, tham mưu cho văn phòng luật sư, chuyên viên giải quyết các tranh chấp thương mại, chuyên viên ký kết hợp đồng thương mại hoặc làm công tác giảng dạy, nghiên cứu luật pháp tại viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng.

THÔNG TIN CHI TIẾT:

  • Địa chỉ: Nhà B101, đường Nguyễn Hiền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3868 2321
  • Website: https://hou.edu.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/HOUNews/
  • Email:

Đại học Mở Hà Nội

Đại học Mở Hà Nội

Ngành luật là một lĩnh vực rộng lớn với rất nhiều chuyên ngành khác nhau, từ luật hình sự, dân sự đến luật kinh tế. Mỗi sinh viên khi theo học sẽ tùy vào năng lực, mong muốn mà chuyên ngành phù hợp nhất và hiện nay, luật thương mại quốc tế đang là một trong những "nhánh" hot nhất, được nhiều người lựa chọn nhất.

Việc lựa chọn một chuyên ngành học không chỉ đơn giản là dựa trên việc bạn yêu thích gì, thấy hứng thú với lĩnh vực nào mà nó còn quyết định tương lai, sự nghiệp của bạn. Đặc biệt là với những lĩnh vực có phần kén người học, cần sự tập trung, chăm chỉ và tư duy tốt như ngành luật thì khi chọn chuyên ngành lại càng phải cân nhắc. Luật thương mại quốc tế được nhiều học sinh quan tâm và xem đó là mục tiêu theo đuổi, vậy bạn đã thực sự hiểu ngành này ra trường sẽ làm gì chưa? Hãy cũng tìm hiểu về chương trình học và các cơ hội việc làm của cử nhân luật thương mại quốc tế nhé.

MỤC LỤC:
I. Tổng quan về luật thương mại quốc tế
II. Học luật thương mại quốc tế ra trường làm gì?
III. Những trường đào tạo luật thương mại quốc tế tốt nhất hiện nay

Bạn có thể ứng tuyển vào đâu sau khi tốt nghiệp luật thương mại quốc tế?

I. Tổng quan về luật thương mại quốc tế

Luật thương mại quốc tế là chuyên ngành của luật kinh tế, tập trung vào việc đào tạo những cử nhân luật có nền tảng kiến thức vững chắc về các quy định, luật pháp liên quan đến giao dịch, hợp tác mua bán hàng hóa với các đối tác, khách hàng quốc tế.
Chương trình đào tạo của ngành luật thương mại quốc tế sẽ bao gồm các môn học cung cấp kiến thức và thực tiễn pháp lý như lý luận nhà nước, pháp luật, đồng thời ghi nhớ, hiểu và áp dụng các pháp luật Việt Nam và quốc tế về thương mại hàng hóa, tố tụng hình sự/dân sự, luật đầu tư quốc tế, v.v. Ngoài ra, sinh viên luật thương mại quốc tế cũng được ưu tiên đào tạo về ngoại ngữ và kinh tế, kinh doanh, rèn luyện khả năng trình bày bằng văn bản và lời nói một cách chính xác, mạch lạc và kỹ năng giải quyết vấn đề, bình tĩnh trước mọi tình huống.

Đọc thêm: Tương lai ngành Luật trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

II. Học luật thương mại quốc tế ra trường làm gì?

Hội nhập kinh tế quốc tế đã được thúc đẩy và phát triển rất nhanh kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Số lượng các doanh nghiệp trong nước muốn hợp tác làm ăn với đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường bán sản phẩm và dịch vụ, v.v. tăng lên nhanh chóng. Do đó, nhu cầu với những chuyên gia có bằng cấp, kiến thức và khả năng xử lý các công việc liên quan đến luật thương mại quốc tế cũng gia tăng.
Học luật thương mại quốc tế ra trường, bạn sẽ có các cơ hội việc làm:

  • Chuyên viên pháp lý/chuyên viên pháp chế làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp phát triển ở thị trường nước ngoài.
  • Tư vấn luật và cung cấp dịch vụ pháp lý ở các văn phòng luật, công ty luật tư nhân hoặc cơ quan nhà nước, giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại quốc tế.
  • Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế.
  • Giảng dạy luật thương mại quốc tế, luật kinh tế tại các trường đào tạo ngành luật.

Ngoài ra, nhiều cử nhân luật thương mại quốc tế có thể lựa chọn hướng làm kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc làm chuyên viên pháp lý ở các công ty hợp tác, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài rồi thăng tiến lên các vị trí thiên về quản lý, kinh doanh nhiều hơn. Với kiến thức nền về luật thương mại quốc tế và đầu tư, cơ hội thành công trong các vai trò này cũng rất lớn.

Đọc thêm: Lương của luật sư bao nhiêu tiền 1 tháng?

Tìm hiểu các trường đào tạo luật thương mại quốc tế uy tín, chất lượng

III. Những trường đào tạo luật thương mại quốc tế tốt nhất hiện nay

Khi làm trong các vai trò chuyên về pháp lý, tư vấn luật thì cử nhân luật thương mại quốc tế sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến tư vấn đầu tư tại thị trường nước ngoài, cung cấp thông tin chính xác về luật pháp của quốc gia đó và những lưu ý khác để mở rộng thị trường, đại diện cho doanh nghiệp hoặc các thể nhân xử lý các vụ kiện cáo, tranh chấp pháp lý, v.v.
Bằng cử nhân trở lên là yêu cầu bắt buộc với những ai theo nghề này. Học tại những môi trường tốt cũng sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức và dễ xin việc hơn sau này. Những trường đào tạo luật thương mại quốc tế tốt nhất hiện nay là:

  • Đại học Ngoại Thương.
  • Đại học Luật Hà Nội.
  • Đại học Khoa học Thái Nguyên.
  • Khoa Luật - ĐHQGHN.
  • Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM.
  • Đại học Luật TP.HCM.

Bên cạnh đó, các trường như Đại học Công nghệ TP.HCM, Học viện Ngoại giao, v.v. có đào tạo các chuyên ngành Luật kinh tế, Luật kinh doanh quốc tế nên nếu đang phân vân thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm để có thêm lựa chọn.
Luật thương mại quốc tế là một ngành năng động, nhiều cơ hội, ra trường dễ xin việc mà mức lương cao nên được nhiều bạn trẻ chọn làm mục tiêu nghề nghiệp. Nếu có thể thi được vào những môi trường tốt, chăm chỉ, nỗ lực và kiên định thì ngành luật thương mại quốc tế sẽ là một lựa chọn lý tưởng, đáng để bạn theo đuổi.

1. Luật thương mại quốc tế là gì?

Luật thương mại quốc tế là một chuyên ngành của luật kinh tế, nó cung cấp những kiến thức cơ bản về việc điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa, giao dịch thương mại và bảo hiểm quốc tế.

Luật thương mại quốc tế là một hệ thống điều chỉnh các đối tượng kinh tế trong 2 trường hợp:

  • Các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các quốc gia
  • Các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các chủ thể ở 2 quốc gia khác nhau

Trong nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ hiện nay, rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia kí kết hợp đồng với nước ngoài và ngày càng được Nhà nước tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì lẽ đó, Luật thương mại quốc tế trở nên vô cùng quan trọng, giống như một kim chỉ nam cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh mà không bị cản trở bởi các rào cản pháp lý hay sự khác biệt về luật định giữa các quốc gia.

2. Luật thương mại quốc tế học về cái gì?

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Phan Thiết, sinh viên chuyên ngành Luật thương mại quốc tế sẽ được trang bị đầy đủ khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các nhóm môn học về ngoại ngữ, toán, tin học, môn tư tưởng và các môn học nền tảng về luật.

Tiếp theo sau đó, các em sẽ được đào tạo bài bản khối kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu phục vụ trực tiếp cho nghề nghiệp thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường qua các môn học về pháp luật của hệ thống thương mại thế giới WTO; thiết chế thương mại khu vực; hiệp định hợp tác thương mại, pháp luật thương mại của các đối tác quan trọng của Việt Nam như: EU, Nhật Bản, Hoa kỳ…; pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.

Ngoài những kiến thức trên, sinh viên chuyên ngành Luật thương mại quốc tế sẽ được trau dồi rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, rèn luyện sự tự tin và khả năng hội nhập quốc tế.

3. Cơ hội việc làm của ngành Luật thương mại quốc tế

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế được chứng minh từng ngày từng giờ, đặc biệt đối với nền kinh tế quốc tế, các yếu tố xuất nhập khẩu đều được mọi quốc gia đẩy mạnh nhằm mục tiêu phát triển đất nước. Điều đó góp phần giúp hệ thống pháp luật thương mại quốc tế được phát triển song hành, đem đến rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi ra trường.

Một số công việc tiêu biểu như:

  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý làm việc tại các phòng luật, công ty luật tư nhân hoặc làm việc cho các cơ quan nhà nước, chuyên giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại…
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật làm việc ở các công ty luật, văn phòng luật sự chuyên thực hiện công việc tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với quốc tế…
  • Biên tập viên cho các vấn đề liên quan pháp luật, chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế…
  • Làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế;
  • Giảng viên giảng dạy luật thương mại tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục…

4. Các phương thức xét tuyển chuyên ngành Luật thương mại quốc tế

1) Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

2) Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:

– Điểm trung bình của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0

– Điểm trung bình của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

Điểm trung bình của cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0

Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

– Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

Link đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen

3) Dựa trên kết quả kỳ thì đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

XÉT TỔ HƠP MÔN

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý C00
Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử D14
Ngữ văn, Tiếng Anh, Giáo dục công dân D66
Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân D84