Vì sao tác giả gọi thói quen kỷ luật tự giác là yêu cho roi cho vọt

“Mọi thứ trong cuộc sống đều rung động.” - Albert Einstein. “Nếu bạn muốn hiểu những bí mật của vũ trụ hãy nghĩ đến năng lượng, tần số và rung động” - Nikola Tesla. Mọi thứ trong Vũ Trụ này đều có năng lượng rung và chuyển động - mọi thứ mà bạn nhìn thấy...

“Roi vọt” liệu có phải là “yêu thương”?

Thứ Ba, 01/03/2022, 16:03 (GMT+7)

Cha mẹ luôn dành tình yêu thương cho con cái, đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, với nhiều bậc cha mẹ, tình thương lại luôn gắn với sự “nghiêm khắc”, thậm chí là “hà khắc”. “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” - “Đòn roi” liệu có mang lại sự yêu thương, hay chỉ đem đến những cảm xúc tiêu cực và những hậu quả lâu dài đối với con?

Ngày nay, không ít các bậc cha mẹ vẫn dạy con theo nguyên tắc “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” với quan niệm nếu cha mẹ không “nghiêm khắc”, con cái sẽ khó “nên người”. “Nghiêm khắc” ở đây thường được hiểu là dùng “đòn roi” để con cái nghe theo và không dám làm khác ý cha mẹ. Không ít các bậc cha mẹ “khoe” rằng, con ở nhà rất “sợ” mình và coi đây là biểu hiện của sự thành công trong việc dạy con. Không chỉ cha mẹ mà cả những người lớn khác trong gia đình như ông bà, chú bác…cũng có thể dùng đòn roi để “dạy” trẻ. Có vẻ như, “đòn roi” là phương pháp được thừa nhận khá rộng rãi trong “giáo án dạy trẻ” của người Việt Nam.

Nhiều phụ huynh tuy không dùng đòn roi, nhưng lại áp dụng các biện pháp trừng phạt “nghiêm khắc” như: nhốt trong phòng tối, nhà vệ sinh, bắt quỳ gối, dùng dây xích chân tay…; dùng những lời nói mắng chửi, sỉ vả, mạt sát, đay nghiến nặng nề…với suy nghĩ những gì họ đang làm đối với con đều xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn con nên người, đồng thời không ý thức được rằng tất cả những hành động làm tổn thương đến thể chất, tinh thần hoặc tâm lý của con cái đều được coi là những hình thức “bạo hành”.

“Ngọt bùi”, “yêu thương” hay “mong muốn con nên người” chỉ là những bao biện cho các hành động bạo hành đối với con. Trên thực tế, việc dạy con bằng bạo lực dưới bất cứ hình thức nào đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài đối với con cái:

  • Trẻ bị bạo hành sẽ chịu những tổn thương về thân thể và tinh thần. Nhiều đứa trẻ bị sang chấn tâm lý cả đời nếu tình trạng bạo hành năng nề kéo dài.
  • Trẻ em là nạn nhân của bạo hành gia đình dễ trở thành nạn nhân của bạo hành và lạm dụng vì vốn đã được dạy phải “nghe lời người lớn”.
  • Phần lớn trẻ em bị cha mẹ bạo hành sẽ có khái niệm sai lệch về trách nhiệm dạy dỗ con cái sau này vì quan điểm “roi vọt chính là yêu thương”.
  • Bạo hành khiến cho con cái trở nên chai lì trước đòn roi và luôn căm hận chống đối cha mẹ.
  • Những đứa trẻ bị bạo hành sẽ càng lúc càng có kinh nghiệm trong việc nói dối và đóng vai “con ngoan trò giỏi” để qua mặt bố mẹ. Và khi hậu quả tồi tệ xảy ra, cha mẹ chúng luôn là người biết sau cùng.
  • Việc trừng phạt con thật nặng mà không giải thích rõ ràng sẽ biến con cái chúng ta trở thành những người sợ hình phạt nhưng coi thường pháp luật. Không phạm pháp hoặc lách luật không phải vì hiểu được tính nghiêm trọng của hành vi của mình làm mà vì sợ án phạt.
  • Hầu hết hững thành phần tội phạm nguy hiểm trong xã hội đều từng là những đứa trẻ bị bạo hành và ngược đãi trong gia đình.

Một phụ huynh thương yêu con sẽ không bao giờ dùng bạo lực để dạy dỗ con cái. “Roi vọt” đồng nghĩa với “bạo lực”, với “đau đớn”. “Roi vọt” chưa bao giờ là biểu hiện của “tình yêu thương”.

Henry David Thoreau đã từng nói: “Tôi đã học được rằng nếu một người tự tin tiến bước theo hướng của giấc mơ và nỗ lực sống cuộc đời mình đã mường tượng thì anh ta sẽ bất ngờ gặp được thành công trong những lúc bình thường.” Thật vậy, Brian Tracy đã chỉ ra rằng, phát triển lòng tự tin vững vàng có thể biến bạn thành một nguồn sức mạnh tự nhiên không gì ngăn cản nổi và có khả năng đạt được mọi điều bạn hướng đến.

Vậy câu hỏi là, làm thế nào chúng ta có thể học được cách nâng cao sự tự tin của mình? Làm thế nào để ta có thể tận dụng, phát triển và xây dựng sự tự tin một cách mạnh mẽ nhất? Câu trả lời nằm trong cuốn sách Kỷ luật tự giác – Thói quen của người thành công của tác giả Brian Tracy.

Brian Tracy là một tác giả, chuyên gia đào tạo và phát triển cá nhân người Mỹ gốc Canada. Ông là tác giả của hơn 70 cuốn sách nổi tiếng được dịch sang hàng chục ngôn ngữ khác nhau. Một trong số đó chính là Kỷ luật tự giác – Thói quen của người thành công. Qua 7 chương của cuốn sách, tác giả của những đầu sách kỹ năng nổi tiếng này đã trải ra một lộ trình với những bước đi hết sức cụ thể, dẫn dắt chúng ta vươn tới thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

 Ngay ở phần giới thiệu, Brian đã nói nỗi sợ là điều níu chân chúng ta mạnh mẽ hơn bất cứ thứ gì. Để thành công, bạn phải vượt qua được những thách thức và cơ hội với thái độ không sợ hãi và hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của bản thân. Ông khẳng định rằng, bạn sẽ hạnh phúc khi bạn tự tin. Và sự tự tin có thể được rèn luyện như một cuộc huấn luyện “chạy” marathon tinh thần. Ngay bây giờ đây, bạn sẽ bước vào cuộc huấn luyện của chính mình. 

Chương 1: Nền tảng của sự tự tin.

Ở chương này, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng trong việc có các giá trị rõ ràng của mình và sắp xếp cuộc sống nhất quán với các giá trị ấy đối với sự tự tin của bản thân. Brian cho rằng “Nếu muốn có được sự tự tin ở bên ngoài thì bạn phải rèn luyện sự chính trực, toàn vẹn ở bên trong.” Bạn sẽ học được cách xác định rõ những giá trị quan trọng nhất chi phối cuộc sống của bạn bằng các bài tập đơn giản và hữu hiệu. Từ đó, bạn sẽ dần được tìm hiểu về cách kiên định tuyệt đối với những giá trị bạn đã lựa chọn. Bằng những phương pháp đó, bạn sẽ cảm thấy tích cực, hạnh phúc và tuyệt vời hơn về bản thân mình.

Sự tự tin kiên định khởi nguồn từ cam kết không thể lay chuyển của bạn về các giá trị của bản thân. Khi thẳm sâu bên trong, bạn biết rằng mình sẽ không bao giờ xâm phạm các nguyên tắc tối cao của bản thân, bạn sẽ được trải nghiệm sâu sắc cảm giác về sức mạnh của riêng mình mà nhờ đó, bạn có thể giải quyết một cách cởi mở, chân thành và hoàn toàn tự tin ở hầu như mọi hoàn cảnh trong đời.

Vì sao tác giả gọi thói quen kỷ luật tự giác là yêu cho roi cho vọt

Chương 2: Mục đích và sức mạnh cá nhân.

Khi bạn đã xác định được các giá trị của bản thân mình, hãy chuyển sang “chặng đua” tiếp theo tại chương 2 này. Đến với chương 2, tác giả đã nói về tầm quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu cho mọi khía cạnh của cuộc sống và đảm bảo rằng mục tiêu ấy phù hợp với giá trị của bạn. Ông đã đưa ra các quy luật mà bạn cần nắm được trong quá trình phát triển mục đích, sức mạnh cá nhân và lòng tự tin. Đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của các mục tiêu được đề ra thông qua những dẫn chứng cụ thể. Và ông cũng đã làm lộ tẩy suy nghĩ và thói quen trì hoãn của mỗi chúng ta trong việc thiết lập mục tiêu của bản thân. Từ đó đưa ra những lời khuyên và bài tập trí tuệ giúp bạn có thể ứng dụng để tạo lập mục tiêu cho chính mình. 

Cá nhân vĩ đại của nhân loại là những người biết tập trung cao độ, với những nhát búa tạ chỉ nện vào một nơi đến khi đạt được mục đích cuối cùng. Các cá nhân thành công này là những người chỉ có một ý tưởng bao trùm, một mục tiêu không hề dao động, độc lập và kiên quyết.

Chương 3: Có năng lực, có tự chủ.

Tiếp tục cuộc huấn luyện chính là tầm quan trọng của việc dồn toàn tâm toàn ý để đạt được khả năng làm chủ trong lĩnh vực đã chọn, nhất quán với mục tiêu và giá trị của bản thân. Một ví dụ thú vị được đưa ra để so sánh về giới hạn của mỗi chúng ta với giới hạn của máy bay. “Khác biệt lớn nhất giữa bạn và một chiếc máy bay là bản thân bạn không hề có giới hạn.”  Tác giả đã thôi thúc ta nghe theo tiếng gọi trái tim, tìm nơi ta thật sự thuộc về và làm những điều ta thực sự muốn. Chỉ khi ấy, bản thân mỗi con người mới có thể dồn hết tâm sức để gặt hái được thành công. Bí mật ở đây, là phương pháp giúp chúng ta nhận ra mình thuộc về nơi này.

Cuộc đời bạn quá quý giá để làm những gì bạn không thích. Mỗi giây mỗi phút trôi qua nên dành cho những gì bạn yêu thích và quan tâm những việc khiến bạn hạnh phúc.

Chương 4: Cuộc chơi nội tại của tự tin.

Chặng 4 của cuộc huấn luyện chúng ta sẽ đến với bài học về cách hình thành niềm tin và sự tự tin tuyệt đối để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, bạn cũng sẽ học được cách biến cảm xúc tự tin này thành một phản xạ tự nhiên và áp dụng nó hằng ngày. Sức mạnh của niềm tin được tác giả dần dần hé mở qua câu chuyện và lối phân tích hóm hỉnh của mình. Và ông cho rằng, cảm xúc là thứ tác động rất lớn đến niềm tin và sự tự tin của mỗi cá nhân. Do đó, những bài học - về cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực và thay thế chúng bởi những cảm xúc tích cực - được Brian đưa ra là cần thiết đối với mỗi người nếu bạn khao khát có một cuộc sống tốt đẹp.

Mục tiêu của bạn là trở nên vui vẻ, tự tin và lạc quan. Cách thức để đạt được điều này chính là biến những phản xạ tích cực trở thành tự động đến mức bạn luôn cảm thấy hạnh phúc, tự tin và lạc quan. Cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa.

Vì sao tác giả gọi thói quen kỷ luật tự giác là yêu cho roi cho vọt

Chương 5: Tận dụng ưu điểm của bạn.

“Mỗi người đều có một hoặc nhiều “khía cạnh xuất sắc”, nếu được khai thác đúng cách sẽ cho phép họ trở thành, sở hữu và thực hiện gần như tất cả những gì học mong muốn.” Điểm mấu chốt chính là phải tự nhìn nhận ra điểm mạnh và yếu của bản thân. Thông qua các bài tập mà Brian đã nêu ra, bạn có thể hiểu rõ con người của chính bạn. Ai cũng có những điểm mạnh và yếu riêng, đôi khi số lượng điểm yếu còn nhiều hơn cả điểm mạnh. Nhưng nếu bạn cứ chìm đắm trong những yếu kém của mình, đem ra so sánh và than vãn thì bạn sẽ đánh mất tầm nhìn của mình. Việc bạn cần làm chính là tập trung vào điểm mạnh và phát huy chúng một cách tối đa nhất.

Điều quan trọng nhất cần nhớ liên quan đến ưu và nhược điểm của bạn chính là ai cũng có cả hai điều này... Hãy dành thời gian phân tích bản thân thật cẩn thận...Khi bạn giảm thiểu hoặc kìm hãm nhược điểm, đồng thời xác định và tối ưu hóa thế mạnh của mình, bạn sẽ trở thành người xuất sắc trong mọi việc bạn làm.

Chương 6: Chiến thắng trong nghịch cảnh.

Napoleon Hill đã nói: “Trước khi đạt được bất kỳ thành công nào trong đời, con người chắc chắn sẽ tạm thời bị hạ gục và, có lẽ, cả thất bại.” Vấn đề thiết yếu chính là phải bền gan, quyết chí vượt qua được những nghịch cảnh đó. Kết quả của cuộc so tài sức bền này chính là lòng tự tin của bạn sẽ dâng cao chưa từng có, phẩm chất con người bạn cũng bộc lộ rõ ràng hơn, bạn sẽ học hỏi, phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn.

Trên thực tế, sự bền bỉ là thước đo niềm tin của bạn vào bản thân mình và khả năng thành công của bạn. Nếu bạn hoàn toàn tin tưởng mà không hề thắc mắc, rằng nếu bạn đủ kiên trì nhẫn nại, bạn sẽ chiến thắng rực rỡ, thì chẳng gì có thể ngăn nổi bước chân bạn nữa. Khi bạn tạo dựng trong mình khẳng định tuyệt đối này, về cơ bản, tất cả sẽ trở nên khả thi với bạn. Lòng tự tin của bạn khi ấy sẽ dâng cao chưa từng có.

Chương 7: Tự tin trong hành động.

Trong chương cuối của cuốn sách, tác giả đã tâm sự với chúng ta về những khó khăn của ông trong những năm đầu đời. Đồng thời kể ra các bước ngoặt lớn trong nhận thức của chính ông. Theo Brian, khi bạn lập nhiều mục tiêu hơn, thử nghiệm nhiều điều mới hơn thì thành công của bạn sẽ tăng vùn vụt. Ông đã đưa ra minh chứng của chính bản thân mình và đúc kết được những bài học sâu sắc và ý nghĩa. Những bài học ấy sẽ giúp chúng ta tự tin hơn trong mỗi lần hành động của bản thân. Và khi hành động tự tin, bạn sẽ có được sự tự tin.

“Bằng việc nhấc chân ra khỏi “bàn đạp phanh” của tiềm thức, đặt vào “chân ga” của ý thức, tôi có thể bắt đầu di chuyển nhanh chóng về phía tương lai. Chìa khóa, bugi đánh lửa, là sự phát triển và duy trì, một cách chủ động và có chủ đích, lòng tự tin cao độ và cả sự tự trọng đi kèm.”

Vì sao tác giả gọi thói quen kỷ luật tự giác là yêu cho roi cho vọt

Thay lời kết.

Sau khi đọc xong cuốn sách, tôi nhận được những bài học có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày. Kết thúc mỗi chương của cuốn sách đều có những bài tập thực hành cụ thể dành cho bạn. Cuốn sách còn đưa ra nhiều quy luật thú vị, ví như quy luật nhân quả, quy luật thay thế, quy luật hấp dẫn …

Đã đến lúc tôi và các bạn cần nuôi dưỡng lòng tự tin của chính mình rồi. Mỗi chúng ta đều mong muốn thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống. Cuốn sách này ẩn chứa những phương pháp bạn cần học tập để đạt được những điều ấy. Khi bạn đã hiểu hết những thông điệp mà Brian Tracy muốn truyền tải, có thể bạn còn đạt được những điều bạn chưa từng nghĩ tới.

Review bởi Ngân Hà - Bookademy

______________

 Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy 

 Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv